Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.

- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc

- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý:

- Chú bộ đội chia sẻ về:

+ Nhiệm vụ của bộ đội.

+ Công việc hằng ngày của bộ đội.

+ Nơi làm việc của bộ đội.

+ Trang phục của bộ đội.

+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:

+ Đặt câu hỏi trò chuyện.

+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội.

+ Hát cùng chú bộ đội.

- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.)

 

doc 34 trang trithuc 17/08/2022 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021
TUẦN 15
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI 
I. MỤC TIÊU: 
Sau hoạt động, HS có khả năng:	
- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực. 
- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý: 
- Chú bộ đội chia sẻ về:
+ Nhiệm vụ của bộ đội. 
+ Công việc hằng ngày của bộ đội. 
+ Nơi làm việc của bộ đội. 
+ Trang phục của bộ đội. 
+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
+ Đặt câu hỏi trò chuyện.
+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội. 
+ Hát cùng chú bộ đội. 
- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.)
__________________________________
TIẾNG VIỆT
 BÀI 66
 uôi uôm
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn vănđọc và các hình ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôi, uôm. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát chơi trò chơi Bơi thuyền – Ôn bài 65
2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh.
- GV đọc từng cụm từ Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
Trong câu có tiếng buồm, xuôi chứa vần uôi, uôm hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu chữ ghi uôi, uôm. HS nhắc lại.
Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần uôi.
 - Gv đánh vần mẫu u- ô-i- uôi.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm uôi trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần uôm tương tự như uôi.
- So sánh uôi và uôm? 
- HS đọc uôi – uôm.
b. Đọc tiếng
- Có uôi muốn có tiếng xuôi ta thêm gì? (thêm x vào trước uôi). 
- GV đưa xuôi vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. Cá nhân – nhóm – lớp.
+ Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần uôi, uôm hãy thêm âm và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. 
Gv đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Chia sẻ cách ghép nhanh? (Thêm âm vào trước vần và dấu thanh trên a).
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ. 
 GV nêu yêu cầu nói nội dung trong tranh. GV cho từ xuất hiện dưới tranh. VD con suối
- Trong từ con suối tiếng nào chứa vần mới? HS phân tích và đánh vần tiếng có vần mới. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sang; quả muỗm. HS phân tích – đánh vần - đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ.
 Lớp đọc đồng thanh.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
 Bài 66 
uôi uôm
xuôi
x
 uôi
 muối muỗi 
 nguội tuổi
 buồm muỗm
 nhuốm nhuộm
4. Viết bảng (7 – 10’)
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết vần
và từ ứng dụng chú ý đánh dấu thanh trên ô.
- GV yêu cầu Hs viết bảng.
TIẾT 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5. Viết vở (10 – 12’)
- GV hướng dẫn HS viết uôi, uôm.
- GV HD viết từ ứng dụng.
- Chú ý liên kết các nét trong uôi, uôm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
6. Đọc (8 - 10’)
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng. GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
 + Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh (8 – 10’)
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
Em có biết tên những phương tiện đó không? 
Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
 Buổi sớm mai, ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc. Đàn hải âu sải cánh bay liệng trên bầu trời. Xa xa là những cánh buồm căng gió. Phía bến cảng, những chiếc tàu nối đuôi nhau vào bờ.
8. Củng cố (3’ – 5’)
- GV lưu ý HS ôn lại các tiếng có vần uôi, uôm.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
TOÁN
BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các kiến thức.
 - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các vật thật và đồ dùng học tập.
2. Phát triển năng lực 
 - Bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian, liên hệ với thực tế, có hứng thú học tập qua việc thực hành đếm hình, xếp, ghép khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
Mô hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật (bằng bìa, nhựa,).
Sưu tầm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Các khối lập phương nhỏ để xếp, ghép hình.
Bộ đồ dùng học Toán 1.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Khởi động (2 – 3’)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
2. Khám phá (8 – 10’)
-Thông qua đồ vật thật (hộp quà, xúc xắc) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối lập phương (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
-Thông qua đồ vật thật (bể cá, loa thùng) và hình vẽ (SGK), GV cho HS quan sát giới thiệu biểu tưởng khối hộp chữ nhật (có mô hình minh họa, nhận dạng tổng thể).
3. Hoạt động: (13 - 15’)
*Bài 1: Những hình nào là khối lập phương
- Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình là khối lập , rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
 *Bài 2: Những hình nào là khối hộp chữ nhật -Yêu cầu HS quan sát các hình khối, từ đó nhận ra được hình nào là khối hộp chữ nhật, rồi nêu tên chữ ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
 *Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
a/ HD Hs làm BT
-Mỗi HS tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật trong hình vẽ nối với khối ở dưới mỗi hình thích hợp đó.
- GV mời HS nêu trước lớp 
- GV cùng HS nhận xét
b/Mỗi em có thể nêu tên đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật mà các em biết trong thực tế quanh ta
3.Củng cố, dặn dò (2- 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? 
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 67
uôc uôt
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôt, uôc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôt, uôc có trong bài học.
	2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nóitheo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh (1. Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà; 2. Mẹ đưa Hà đi chơi công viên; 3.Chuẩn bị đi dự sinh nhật bạn).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm uôt, uôc cấu tạo và cách viết các vần uôt, uôc hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Ôn và khởi động (3 – 5’)
- HS hát; HS ôn lại bài 66. HS đọc bài SHS.
2. Nhận biết (5 – 7’)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? GV và HS thống nhất câu trả lời. 
-GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc câu thuyết minh: Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- GV đọc từng cụm từ 
Trong câu có tiếng vuốt, buộc chứa vần uôc, uôt hôm nay chúng ta học. GV ghi lên bảng, giới thiệu và ghi uôc, uôt. HS nhắc lại.
 Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
3. Đọc HS luyện đọc âm (7 – 10’)
 a. Đọc vần
* GV giới thiệu vần uôc.
 - Gv đánh vần mẫu u- ô- cờ- uôc.
 HS đánh vần cá nhân - nhóm – lớp.
Tìm uôc trong bộ chữ?
* GV giới thiệu vần uôt tương tự như uôc.
- So sánh uôc và uôt? 
- HS đọc uôc - uôt.
b. Đọc tiếng
- Có uôc muốn có tiếng buộc ta thêm gì? (thêm b vào trước uôc và dấu nặng dưới ô) 
- GV đưa buộc vào mô hình. HS phân tích – đánh vần. 
- HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp.
* GV đưa các tiếng mẫu.
- HS đánh vần mỗi HS đánh vần 1 tiếng. 
Cá nhân – nhóm – lớp. Đọc trơn đồng thanh. 
 *Ghép chữ cái tạo tiếng
+ Có vần uôc, uôt hãy thêm âm và dấu thanh để tạo các tiếng mới và đọc các tiếng đó. HS đưa bài đọc trước lớp.
+ Lớ ... i ích của những công việc này. Qua đó, yêu cầu HS nói được cảm xúc về một số công việc cụ thể.
Yêu cầu cần đạt: HS biết thêm một số công việc khác cũng như lợi ích của các công việc đó, biết trân trọng người lao động và thành quả lao động của họ, từ đó có ý thức thanh gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi của mình.
Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức thêm hoạt động cho HS qua trò chơi "Đố bạn nghề gì?” 
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học và tạo không khí vui vẻ trong học tập. 
- Chuẩn bị: 3-4 tấm bia; trên mỗi tấm bìa có ghi công việc cụ thẻ khám bệnh, nuôi trồng thuỷ sản, lao công. 
 + GV và các bạn khác theo dõi, động viên. 
Yêu cầu cần đạt: HS hào hứng tham gia và khắc sâu kiến thức bài học.
1. Nội dung các hình
- Những hình ảnh tiếp nối với nhau: Bác nông dân đang cấy lúa, những hạt gạo trắng ngần, một bạn đang ăn cơm. Người thợ xây dựng đang xây ngôi nhà, ngôi nhà khang trang sạch đẹp, gia đình Hoa sum họp trong ngôi nhà đó. Cô giáo nắn nót từng nét bút cho HS, HS khoe bài kiểm tra với mẹ, HS rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp.
- Một số công việc khác: Người khiếm thị đan lát, chú thợ mộc đang đục gỗ, bác nông dân chăn nuôi bò sữa.
- Hình ảnh các bạn HS tự giác tham gia công việc phù hợp như nhặt rác ở bờ biển hoặc biết ngăn cản các hành động chưa đúng để bảo vệ cảnh quan xung quanh.
- Hình tổng kết cuối bài: HS thể hiện tình cảm yêu quý với cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Trò chơi: 
- Cách chơi: 
 + Gọi một bạn lên bảng, đừng quay lưng xuống lớp, GV lấy một tấm bia có ghi tên công việc treo phía sau lưng bạn đó.
 + GV gọi 3 bạn khắc ở dưới lớp nối những thông tin liên quan về công việc ghi trên bia để bạn trên bảng trả lời. Nếu trả lời sai thì không được điểm. 
 Ví dụ: Tấm bìa có hình ảnh người nông dân đang trồng lúa; 3 bạn có thể đưa ra 3 thông tin: công việc thực hiện ở ngoài đồng; mang lại nguồn lương thực cho mọi người; sản phẩm là gạo nếp, gạo tẻ. 
3. Đánh giá
Định hướng phát triển năng lực phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về ý nghĩa của hình tổng kết cuối bài: tình cảm của HS đối với thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, từ đó hiểu được công việc nào cũng đáng quý. Tổ chức cho các em nói mơ ước về công việc của mình và giải thích vì sao lại tơ ước về công việc đó, từ đó phát triển năng lực khám phá, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
4. Hướng dẫn về nhà 
Tìm hiểu thêm từ bố mẹ, anh chị một số nghề nghiệp công việc khác ở địa phương và lợi ích của các công việc, nghề nghiệp đó.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 4. TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN
I.MỤC TIÊU
Với chủ đề này, HS:
Thực hiện được những việc làm để tự chăm sóc bản thân.
Tự chăm sóc được bản thân trong những tình huống thay đổi.
Lựa chọn và mặc được trang phục phù hợp với thời tiết và hoàn cảnh.
Rèn luyện được thói quen nề nếp.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Hình ảnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân (sử dụng tranh ở nhiệm vụ 1, 2 SGK Hoạt động trải nghiệm 1).
Bộ thẻ ngôi sao màu vàng, màu xanh và màu đỏ.
Nhạc dân vũ “Rửa tay”/ Video nhảy dân vũ “Rửa tay” (sử dụng đối với lớp học có máy chiếu).
Sử dụng tranh nhiệm vụ 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 và tranh do GV tự chuẩn bị thêm. (GV bổ sung quần áo theo từng vùng miền).
Giấy ăn.
Học sinh: 
SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 1.
Khăn mặt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
C: Phản hồi và hướng dẫn rèn luyện tiếp theo
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 10: Nhìn lại tôi
1. Yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 48 và mô tả nội dung các tranh.
2. GV đặt câu hỏi:
- Em đã làm được những việc nào trong ba việc trên?
- Ngoài ra, em còn thực hiện được những việc tự chăm sóc nào nữa?
3. GV đặt câu hỏi theo gợi ý từ tranh để HS có thể tự đánh giá:
- Bạn nào luôn súc miệng nước muối buổi tối?
- Bạn nào luôn rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn?
- Bạn nào luôn giữ hình ảnh của mình gọn gàng sạch sẽ?
GV yêu cầu HS giơ thẻ ngôi sao phù hợp với mức độ thực hiện của mình:
4. GV ghi nhận với thẻ màu xanh, nhắn nhủ với các bạn giơ thẻ màu vàng và hướng dẫn rèn luyện thêm với các bạn giơ thẻ màu đỏ.
- Tranh 1: Súc miệng nước muối
- Tranh 2: Tự mặc quần áo
- Tranh 3: Rửa tay
Màu xanh: luôn luôn thực hiện;
Màu vàng: thỉnh thoảng thực hiện;
Màu đỏ: chưa thực hiện.
Hoạt động 11: Thích gì, mong gì ở bạn
1. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận hai câu hỏi: 
- Em thấy bạn tiến bộ nhất ở điều gì trong tháng vừa qua?
- Em mong muốn bạn tiến bộ hơn ở điều gì?
2. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 – 4 HS. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
3. GV mời đại diện các nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong nhóm trong hai tháng vừa qua.
- Các nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn.
- GV yêu cầu mỗi HS viết lại ít nhất một điều mà bạn thích mình và một điều mình cần điều chỉnh để tốt hơn vào tờ giấy lưu vào hồ sơ đánh giá.
4. GV hỗ trợ HS cách hoàn thiện những điều mà bạn được mong chờ điều chỉnh và tiến bộ hơn.
Lưu ý: GV ghi nhanh những trường hợp HS đặc biệt để hướng dẫn thêm.
5. GV khen ngợi, động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của HS và tổng kết hoạt động.
Khi chia sẻ hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói lời cảm ơn sau khi bạn nhận xét xong.
Hoạt động 12: Khảo sát những điều HS làm được
 1. GV đặt câu hỏi về những điều HS đã làm được và yêu cầu HS tự đánh giá mức độ thực hiện
GV yêu cầu HS giơ thẻ ngôi sao phù hợp với mức độ thực hiện của mình:
GV có thể tham khảo bảng đánh giá theo mẫu sau
2. GV tổ chức khảo sát những điều HS đã làm được.
- GV lầm lượt nêu từng việc mà HS đã làm được cho HS suy nghĩ và giơ thẻ ngôi sao.
- GV quan sát và ghi nhanh những trường hợp đặc biệt để có phương án rèn luyện tiếp theo.
Lưu ý: GV có thể trao đổi với phụ huynh HS để biết rõ hơn về kĩ năng tự chăm sóc bản thân của HS.
3. GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi, khuyến khích HS tiếp tục rèn luyện.
- Màu xanh: thường xuyên thực hiện;
- Màu vàng: thỉnh thoảng phải nhắc nhở;
- Màu đỏ: luôn phải nhắc nhở.
STT
2
3
4
5
6
7
8
Hoạt động 13: Tiếp tục giữ hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng, đáng yêu.
1. GV yêu cầu HS dựa trên những gì được góp ý cần phải rèn luyện thêm, mỗi cá nhân chia sẻ với những bạn bên cạnh về những việc mình sẽ rèn luyện.
2. Yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
3. GV động viên, khuyến khích và tôn trọng kế hoạch của HS. 
4. GV phối hợp cùng phụ huynh theo dõi, điều chỉnh quá trình thực hiện và thể hiện trong cuộc sống của HS.
ĐẠO ĐỨC
 CHỦ ĐỀ 4: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 14: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP
I.MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp; những việc cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp.
Thực hiện đúng việc giữ vệ sinh trường, lớp.
Nhắc nhở bạn bè cùng giữ vệ sinh trường, lớp.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Không xả rác” – sáng tác: Đông Phương Tường), gắn với bài học “Giữ vệ sinh trường, lớp.”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Khởi động
Tổ chức hoạt đông tập thể - hát bài “Không xả rác”
- GV tổ chức cho HS hát bài “Không xả rác”.
- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về việc không xả rác bừa bãi để giữ vệ sinh môi trường)
 Kết luận: Các em đang học dưới mái trường xanh, sạch, đẹp, Để có môi trường đó, chúng ta đã cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường như bỏ rác vào thùng; quét dọn trường, lớp; lau bàn ghế,
2. Khám phá
Hoạt động 1: Khám phá những việc cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở mục Khám phá (SGK) và trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để giữ vệ sinh trường, lớp?
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao em cần giữ vệ sinh trường, lớp
- GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
- GV đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh trường lớp?
- HS quan sát tranh, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời tốt.
Kết luận: Những việc em cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp là: quét dọn trường, lớp; bỏ rác vào thùng; lau bảng, bàn ghế, cửa sổ; nhổ cỏ,
Kết luận: Giữ vệ sinh trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Gi ữ vệ sinh trường, lớp giúp em có môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, thoáng mát. Các em khỏe mạnh hơn trong môi trường sạch đẹp đó.
3. Luyện tập
Hoạt động 1: Em chọn việc làm đúng
- GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát 5 bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh 
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường, lớp luôn sạch sẽ.
- GV tùy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ qua thực tế bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Kết luận: 
- Việc làm nên làm là: Quét dọn trường, lớp (tranh 1); Nhặt rác bỏ vào thùng (tranh 4).
- Việc không nên làm là: Vứt rác bừa bãi ra lớp học (tranh 3); Vẩy mực lên tường lớp học (tranh 4).
Kết luận: Để có môi trường học tập sạch sẽ, trong lành em cần thực hiện nội quy giữ gìn vệ sinh trường, lớp bằng cách tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp, bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh,
4. Vận dụng
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra lời khuyên để giúp bạn sửa sai.
Tình huống 1: Một bạn nhỏ ném vỏ hộp sữa xuống sân trường.
Tình huống 2: Trong nhà vệ sinh, bạn nhỏ gạt cần nước trên bồn cầu: “Mất nước rồi, thôi kệ”. Cạnh đó là thùng nước to, có ca múc nước.
- GV cho HS các nhóm trình bày các lời khuyên, phân tích để lựa chọn lời khuyên tốt nhất.
- GV tùy điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), có thể tổ chức cho HS xử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm xử lí một tình huống.
Hoạt động 2: Em cùng bạn nhắc nhau cùng giữ vệ sinh trường, lớp
Tùy năng lực HS và thời gian của bài học, HS có thể đóng vai một trong những tình huống không nên làm ở hoạt động 1 phần Luyện tập với cách xử lí khuyên bạn không nên có hành động đó. HS cũng có thể xây dựng một tình huống ngay trong lớp học Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
Kết luận: Em cần biết giữ vệ sinh trường, lớp ở những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
“Cùng nhắc nhau bỏ rác vào thùng nếu thấy lớp có rác”. 
Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ vệ sinh trường, lớp.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thu.doc