Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Lê Thị Ánh Dương

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận biết sự khác nhau giữa thông tin dữ liệu.

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

- Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

NLc:– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

 

docx 8 trang Khánh Đăng 27/12/2023 700
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Lê Thị Ánh Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Lê Thị Ánh Dương

Kế hoạch bài dạy Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Lê Thị Ánh Dương
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THCS Thuận Phú
Tổ: Toán - Tin
Họ và tên giáo viên:
Lê Thị Ánh Dương
TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học	 lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết sự khác nhau giữa thông tin dữ liệu.
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
- Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
NLc:– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất: 
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, tivi, thiết bị ngoại vi.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu - Nghe gì? Thấy gì
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải.
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Nghe gì? Thấy gì?
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
- Có nguy cơ mất an toàn giao thông 
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn 
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.
Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu – Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yếu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường.
+ TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu.
Trả lời:
Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 2: 
16:00 0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của thông tin
a. Mục tiêu: Hiểu được sự quan trọng của thông tin trong cuộc sống.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ?
+ Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ?
+ Chia lớp thành 4 tổ để thực hiện hoạt động 2: Hỏi để có thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Ví dụ: Trong bài Con Rồng Cháu Tiên chúng ta biết được nguồn gốc của người Việt.
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
Ví dụ: Đài khí tượng thủy văn báo Hà Nội hôm nay trời rất nắng -> Bạn An đi học mang theo áo dài và mũ.
Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại theo địa điểm tùy chọn của từng nhóm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin.
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông .
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx