Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Võ Nhật Trường

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin

-Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin

2. Về năng lực:

- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc).

- Từng bước nhận biết được - một cách không tường minh - tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Về phẩm chất:

-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm

-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.

2. Học liệu:

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 3’)

 

doc 19 trang Khánh Đăng 27/12/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin và dữ liệu - Võ Nhật Trường
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ:Tin -LSĐL-TD
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG 
Bài 1. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin
-Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin 
2. Về năng lực: 
- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc). 
- Từng bước nhận biết được - một cách không tường minh - tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng. 
3. Về phẩm chất: 
-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 3’)
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
6A1
6A2
6A3
6A4
6a5
6a6
6a7
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
6A1
6A2
6A3
6A4
6a5
6a6
6a7
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Các hoạt động dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 5’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học:
+ Thông tin và dữ liệu
+ Tầm quan trọng của thông tin 
-Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu 
b) Nội dung: 
-Cho hs quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
-Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
-GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 37’)
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu (Dự kiến thời lượng 25’)
a) Mục tiêu: Hoạt động nhằm phát hiện ra những yếu tố quan sát được (thấy) và những kết luận có được từ những những quan sát đó (biết). Từ đó đó các em có thể hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
-Học sinh nhận thấy có sự khác nhau giữ thông tin và và dữ liệu
b) Nội dung: Tìm hiểu tên tệp và thư mục trong máy tính. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 1,2,3
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Em hãy đọc đoạn văn bản sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy gì và biết được gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua nhiều ngã tư đông đúc. Để đi qua các ngã tư này, Minh phải chú ý quan sát các đèn giao thông. Khi thấy đèn có màu xanh theo hướng di chuyển của mình và các xe bên chiều đèn đỏ dừng lại hẳn, Minh biết có thể qua đường an toàn và quyết định nhanh chóng qua đường trước khi đèn chuyển sang màu đỏ”.
Thấy gì?
Biết gì?
-Đường phố đông người nhiều xe
-Có nguy cơ mất an toàn giao thông -> Phải chú ý quan sát
-Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh
-Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
-Có thể qua đường an toàn -> Quyết định qua đường nhanh chóng
PHIẾU SỐ 2
Trong ví dụ trên (phiếu số 1), theo em đâu là dữ liệu, đâu là thông tin và đâu là vật mang tin?
Dữ liệu
Thông tin
Vật mang tin
Các qui định khi tham gia giao thông, luật an toàn giao thông
Kiến thức, suy nghĩ của Minh khi đang tham gia giao thông
-Phương tiện tham gia giao thông
-Đèn tín hiệu giao thông
PHIẾU SỐ 3
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin, dữ liệu, vật tin, mối liên hệ và nêu ví dụ?
-Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. 
-Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
-Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
-Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 1, 2, 3
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. 
-Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
-Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
-Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
Hoạt động 2: Tầm quan trọng của thông tin: (Dự kiến thời lượng 12’)
a) Mục tiêu: Học sinh nhận thấy vai trò của thông tin trong các hoạt động
b) Nội dung: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 4
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh 
PHIẾU SỐ 4
Em hãy nêu tầm quan trọng của thông tin?
-Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
-Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 4
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
-Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Dự kiến thời lượng 15’)
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về thông tin và dữ liệu để trả lời câu hỏi.
Nhận biết và phân biệt được thông tin và dữ liệu.
b) Nội dung: -Hs làm bài tập luyện tập, các phiếu số 5, 6, 7, 8, 9, 10
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 5
Em hãy điền các thông tin thích hợp vào bên dưới
Vật mang tin
Dữ liệu
Thông tin
Tấm bảng
-Đảo cò
-Xuồng máy
- 40.000đ
- 35 phút
Đi đảo cò bằng xuồng máy hết 40.000 đồng trong 35 phút
PHIẾU SỐ 6
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B
A
B
KQ
1.Thông tin
a. Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, ...
1+ B
2.Dữ liệu
b. Những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình
2+ A
3. Vật mang tin
c. Vật chứa dữ liệu
3+ C
PHIẾU SỐ 7
Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu:
16:00
0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
PHIẾU SỐ 8 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Thông tin có thể giúp cho con người:
a. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn.
b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
c. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới.
d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
D
Câu 2. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào?
a./ Ăn sáng trước khi đến trường. b./ Đi học mang theo áo mưa.
c./ Mặc đồng phục. d./ Hẹn bạn Trang cùng đi học.
B
Câu 3. Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin:
A./ Ống nhòm. B./ Máy đo huyết áp. 
C./ Kính lúp. D./ Chiếc nơ buộc tóc.
D
Câu 4. Phương án nào sau đây là thông tin?
A. Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số. 
B. Kiến thức về phân bố dân cư. 
C. Phiếu điều tra dân số. 
D. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.
B
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.
B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
D. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính.
C
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa. 
B. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền. 
C. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu. 
D. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.
A
Câu 7. Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: "Hôm nay, trời có mưa". Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
B. Bản tin dự báo thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là dữ liệu. 
C. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin. 
D. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dữ liệu.
A
Câu 8. Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy. B. Cuộn phim C. Thẻ nhớ D. Xô, chậu.
D
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
a./ Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người. 
b./ Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
c./ Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu. 
d./ Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
D
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
a./ Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết. 
b./ Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
c./ Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
d./ Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.
B
PHIẾU SỐ 9
Trong truyện "Cuộc điều tra màu đỏ", sau nhiều ngày theo dõi và thu thập các dấu vết của vụ án, thám tử Sherlock Holmes đã trình bày li lẽ, kết luận Jefferson Hope là thủ phạm gây ra hai cái chết. Hãy ghép mỗi mô t ... 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
a./ Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết. 
b./ Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
c./ Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
d./ Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.
PHIẾU SỐ 9
Trong truyện "Cuộc điều tra màu đỏ", sau nhiều ngày theo dõi và thu thập các dấu vết của vụ án, thám tử Sherlock Holmes đã trình bày li lẽ, kết luận Jefferson Hope là thủ phạm gây ra hai cái chết. Hãy ghép mỗi mô tả ở cột bên trái với một khái niệm phù hợp ở cột bên phải.
Mô tả:
Khái niệm:
Nối
1) Những dấu vết để lại tại hiện trường của vụ án
a) Dữ liệu
1 - 
2) Cuốn sổ ghi chép của Holmes về các sự kiện
b) Thông tin
2 - 
3) Những kết luận của Holmes
c) Vật mang tin
3 - 
PHIẾU SỐ 10
a)Các con số trong cột tháng 9 là thông tin hay dữ liệu?
b)Phát biểu: “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
c)Trả lời câu hỏi:”Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?” Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d)Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lụa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
PHIẾU SỐ 11
Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a.Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
.
.
.
.
.
.
b.Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
.
.
.
PHIẾU SỐ 12
Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
.
.
PHIẾU SỐ 13
Các bạn An, Minh, Khoa thực hiện khảo sát về việc sử dụng mạng Internet. Phiếu được phát ra cho 1020 học sinh trong trường, sau khi thu phiếu và tổng hợp lại có kết quả như sau:
Mục đích sử dụng
Số học sinh
Tìm tài liệu học tập
248
Chơi game
124
Giải tri: Nghe nhạc, xem phim, đọc truyện
340
Đọc tin tức
95
Liên lạc với người thân
130
Mục đích khác
83
a) Bảng kết quả trên là thông tin hay dữ liệu?
Bảng kết quả là dữ liệu.
b) Bạn Khoa sử dụng bảng kết quả để trả lời các câu hỏi:
- Các bạn sử dụng Internet nhiều nhất vào việc gì?
- Có nhiều bạn chơi game không?
- Kết quả như trong bảng nói lên điều gì về việc sử dụng Internet của các bạn học sinh?
..
..
c) Bạn Khoa sử dụng bảng kết quả vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
c) .
PHIẾU SỐ 14
Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống để thấy thông tin ảnh hưởng đến sự quyết định của mỗi con người.
.
.
.
.
.
.
PHIẾU SỐ 15
Em hãy lấy một số ví dụ về vật mang tin mà dựa vào đó con người tìm lại được thông tin hữu ích cho cuộc sống.
.
.
.
.
////////////////////////THE END.////////////////////
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Em hãy đọc đoạn văn bản sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy gì và biết được gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua nhiều ngã tư đông đúc. Để đi qua các ngã tư này, Minh phải chú ý quan sát các đèn giao thông. Khi thấy đèn có màu xanh theo hướng di chuyển của mình và các xe bên chiều đèn đỏ dừng lại hẳn, Minh biết có thể qua đường an toàn và quyết định nhanh chóng qua đường trước khi đèn chuyển sang màu đỏ”.
Thấy gì?
Biết gì?
-Đường phố đông người nhiều xe
-Có nguy cơ mất an toàn giao thông -> Phải chú ý quan sát
-Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh
-Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
-Có thể qua đường an toàn -> Quyết định qua đường nhanh chóng
PHIẾU SỐ 2
Trong ví dụ trên (phiếu số 1), theo em đâu là dữ liệu, đâu là thông tin và đâu là vật mang tin?
Dữ liệu
Thông tin
Vật mang tin
Các qui định khi tham gia giao thông, luật an toàn giao thông
Kiến thức, suy nghĩ của Minh khi đang tham gia giao thông
-Phương tiện tham gia giao thông
-Đèn tín hiệu giao thông
PHIẾU SỐ 3
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin, dữ liệu, vật tin, mối liên hệ và nêu ví dụ?
-Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. 
-Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
-Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
-Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
PHIẾU SỐ 4
Em hãy nêu tầm quan trọng của thông tin?
-Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
-Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
PHIẾU SỐ 5
Em hãy điền các thông tin thích hợp vào bên dưới
Vật mang tin
Dữ liệu
Thông tin
Tấm bảng
-Đảo cò
-Xuồng máy
- 40.000đ
- 35 phút
Đi đảo cò bằng xuồng máy hết 40.000 đồng trong 35 phút
PHIẾU SỐ 6
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B
A
B
KQ
1.Thông tin
a. Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, ...
1+ B
2.Dữ liệu
b. Những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình
2+ A
3. Vật mang tin
c. Vật chứa dữ liệu
3+ C
PHIẾU SỐ 7
Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu:
16:00
0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
PHIẾU SỐ 8 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Thông tin có thể giúp cho con người:
a. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn.
b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
c. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới.
d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
D
Câu 2. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào?
a./ Ăn sáng trước khi đến trường. b./ Đi học mang theo áo mưa.
c./ Mặc đồng phục. d./ Hẹn bạn Trang cùng đi học.
B
Câu 3. Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin:
A./ Ống nhòm. B./ Máy đo huyết áp. 
C./ Kính lúp. D./ Chiếc nơ buộc tóc.
D
Câu 4. Phương án nào sau đây là thông tin?
A. Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số. 
B. Kiến thức về phân bố dân cư. 
C. Phiếu điều tra dân số. 
D. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.
B
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.
B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
D. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính.
C
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa. 
B. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền. 
C. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu. 
D. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.
A
Câu 7. Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: "Hôm nay, trời có mưa". Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
B. Bản tin dự báo thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là dữ liệu. 
C. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin. 
D. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dữ liệu.
A
Câu 8. Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy. B. Cuộn phim C. Thẻ nhớ D. Xô, chậu.
D
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
a./ Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người. 
b./ Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
c./ Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu. 
d./ Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
D
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
a./ Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết. 
b./ Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
c./ Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
d./ Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.
B
PHIẾU SỐ 9
Trong truyện "Cuộc điều tra màu đỏ", sau nhiều ngày theo dõi và thu thập các dấu vết của vụ án, thám tử Sherlock Holmes đã trình bày li lẽ, kết luận Jefferson Hope là thủ phạm gây ra hai cái chết. Hãy ghép mỗi mô tả ở cột bên trái với một khái niệm phù hợp ở cột bên phải.
Mô tả:
Khái niệm:
Nối
1) Những dấu vết để lại tại hiện trường của vụ án
a) Dữ liệu
1 - a
2) Cuốn sổ ghi chép của Holmes về các sự kiện
b) Thông tin
2 - c
3) Những kết luận của Holmes
c) Vật mang tin
3 - b
PHIẾU SỐ 10
a)Các con số trong cột tháng 9 là thông tin hay dữ liệu?
Các con số trong bảng là dữ liệu
b)Phát biểu: “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
Phát biểu trên là thông tin
c)Trả lời câu hỏi:”Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?” Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
Huế ít mưa nhất vào tháng 3. Câu trả lời này là thông tin
d)Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lụa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
Câu trả lời ở câu c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch
PHIẾU SỐ 11
Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a.Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt cho phục. Trước mỗi buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp học sinh chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ra ngoài em vẫn có trang phục phù hợp.
b.Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
PHIẾU SỐ 12
Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
ví dụ về vật mang tin trong học tập: sách, vở, bảng, ... là những vật mang tin
PHIẾU SỐ 13
Các bạn An, Minh, Khoa thực hiện khảo sát về việc sử dụng mạng Internet. Phiếu được phát ra cho 1020 học sinh trong trường, sau khi thu phiếu và tổng hợp lại có kết quả như sau:
Mục đích sử dụng
Số học sinh
Tìm tài liệu học tập
248
Chơi game
124
Giải tri: Nghe nhạc, xem phim, đọc truyện
340
Đọc tin tức
95
Liên lạc với người thân
130
Mục đích khác
83
a) Bảng kết quả trên là thông tin hay dữ liệu?
Bảng kết quả là dữ liệu.
b) Bạn Khoa sử dụng bảng kết quả để trả lời các câu hỏi:
- Các bạn sử dụng Internet nhiều nhất vào việc gì?
- Có nhiều bạn chơi game không?
- Kết quả như trong bảng nói lên điều gì về việc sử dụng Internet của các bạn học sinh?
Câu trả lời của bạn Khoa là thông tin.
c) Bạn Khoa sử dụng bảng kết quả vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
c) Tờ giấy của bạn Khoa là vật mang tin
PHIẾU SỐ 14
Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống để thấy thông tin ảnh hưởng đến sự quyết định của mỗi con người.
Ví dụ: Nghe thông tin dự báo thời tiết là hôm nay trời sẽ mưa, em mang theo áo mưa.
Biết thông tin: Khi sử dụng máy tính, việc nhìn liên tục vào màn hình trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ làm mắt em phải điều tiết nhiều, sẽ dẫn đến giảm thị lực. Vì vậy em cần sử dụng máy tính ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế và nghỉ ngơi hợp lí.
PHIẾU SỐ 15
Em hãy lấy một số ví dụ về vật mang tin mà dựa vào đó con người tìm lại được thông tin hữu ích cho cuộc sống.
Ví dụ: nhờ vào các phiến đá khắc hình, kí hiệu của người cổ đại, con người biết được cuộc sống của người cổ đại trước đây, nhờ vào các hình khắc trên trống đồng Đông Sơn ta biết được cuộc sống văn hoá của người Việt cổ,...

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.doc