Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 4

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cây xấu hổ

 2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

 3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 8 trang trithuc 18/08/2022 6800
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 4

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 4
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 7 : CÂY XẤU HỔ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cây xấu hổ
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV cho học sinh một đoạn clip thực tế cây xấu hổ khi chạm vào lá sẽ như nào? 
- GV: Chúng mình vừa xem đoạn clip kết hợp với bài tập đọc đã học. Bạn xấu hổ lúc nào cũng có vẻ thiếu tự tin, hôm nay bạn ấy gặp một số bài tập khó. Chúng ta hãy đồng hành cùng cây xấu hổ, để giúp bạn ấy luôn tự tin hơn nhé
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ hoạt động tương ứng. 
- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu 
- GV cho học sinh hoạt động nhóm đôi.
- GV mời hs trả lời.
- Gv mời các nhóm khác bổ sung ý kiến, giải thích tại sao con lại chọn nối như vậy.
- Cô nối cây xấu hổ với từ xuýt xoa được không? Tại sao?
- Ai có thể lên diễn tả hành động xuýt xoa ?
- Gv chốt, nối trên bảng. Hs nối vào vở.
Bài 2: Đánh dấu V vào ô trống dưới từ chỉ âm thanh.
- Gv: yêu cầu một hs đọc đề
- Gv mời cả lớp làm việc cá nhân
- Gv mời một hs trả lời
- Gv chốt.
- Gv hỏi mở rộng: các con có thể tưởng tượng và cho cô biết âm thanh “ xôn xao” có thể là âm thanh của sự vật gì không?
- Vậy còn lạt xạt và ào ào.
-Gv động viên khen ngợi câu trả lời hay.
Bài 3: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào cột phù hợp.
+ Gv gọi 1 hs đọc yêu cầu.
+ Gv chia nhóm làm 4 lớp. 
+ Đại diện các nhóm lên bảng gắn kết quả.
+ Gv nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Nhắc lại cho cô thế nào là từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm? Ai có thể lấy ví dụ ngoài bài.
Bài 4. Đóng vai cây xấu hổ, viết tiếp để hoàn thiện câu.
- Gv mời học sinh đọc yêu cầu
- Gv gọi 1 -2 học sinh trả lời miệng
-Gv động viên, khen ngợi học sinh có câu trả lời hay.
Bài 5. Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con, viết 2 - 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ.
-Gv mời học sinh đọc yêu cầu
-Gv phát cho mỗi học sinh một thẻ để viết và yêu cầu mỗi học sinh sẽ viết ít nhất 2 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây.
- Gv cho hs trò chơi.
Trong thời gian 2 phút, bạn nào đọc được câu của mình cho ít nhất 5 bạn nghe thì sẽ giành chiến thắng và nhận được sao tích cực.
- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi HS giành chiến thắng
- Gv: Con thích nhất câu nào của bạn?
- Câu của con là gì?
- Gv chốt và chọn các câu hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh xem và quan sát
- 1 HS đọc
- HS hoạt động
- 1 – 2 hs trả lời
-HS các nhóm bổ sung, nhận xét.
- Hs trả lời
-1 hs lên diễn tả
- Hs đọc đề
- Hs làm trong 1 phút
- Hs trả lời, hs khác nhận xét
- Từ chỉ âm thanh: xôn xao, lạt xạt, ào ào
- Hs trả lời
- Hs đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận
- Hs đại diện nhóm báo cáo kết quả
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm
+ cành thanh mai
+ cây xấu hổ
+ con chim xanh
+ cây cỏ
+ gió
+ xanh biếc
+ lóng lánh
+ đẹp
- Hs trả lời
- Hs đọc yêu cầu
-Hs trả lời
Mình rất tiếc vì đã không mở mắt ra sớm hơn. Giá mà mở ra sớm thì mình cũng đã có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kiêu sa của chú chim đó rồi.
- Hs đọc yêu cầu
- Hs viết 3 phút.
- Hs tham gia chơi
-3- 4 học sinh trả lời
Cuộc gặp gỡ của đỗ con và cô xuân diễn ra trong một cơn mua xuân nhẹ nhàng.
Cuộc gặp gỡ của đỗ con và chị gió diễn ra trong một cơn gió xuân mát lạnh
Cuộc gặp gỡ của đỗ con và bác mặt trời diễn ra trong cái nắng ấm áp của mùa xuân
Cuối cùng đỗ con vươn vai một cái thật mạnh, chú trồi lên khỏi mặt đất, xòe 2 cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 4
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 8 : CẦU THỦ DỰ BỊ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cầu thủ dự bị
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV cho học sinh hát một bài hát khởi động.
-Gv xin mời bạn Peter cùng tham gia vào thử thách đi tìm trái bóng vàng bằng cách vượt qua các chặng. Mỗi chặng học sinh sẽ phải hoàn thành một bài tập. Khi hoàn thành cả lớp sẽ nhận được quả bóng vàng và hộp quà bí mật.
2. HDHS làm bài tập
Câu 1. Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng)
- GV yêu cầu 1 hs đọc yêu cầu .
- GV mời hs trả lời.
- Gv chốt
Câu 2. Viết lại lời khen của các bạn dành cho gấu con trong bài đọc.
- Gv mời 1 hs đọc yêu cầu
- Gv cho hs làm việc cá nhân vào phiếu học tập.
- Gv mời 2-3 hs trả lời
- Gv có thể gợi ý những cách khen khác nhau:
+Cậu thật tuyệt vời
+Cậu làm tốt quá
+ Tớ rất thích cậu.
- Gv khen và động viên học sinh tích cực.
Câu 3:  Viết lại những tên riêng được viết đúng chính tả.
(Hồng, minh, Hùng, thùy, Phương, Giang)
- Gv mời 1 hs đọc yêu cầu
- Gv cho hs làm việc cá nhân vào phiếu học tập.
-Gv cho học sinh đổi chéo phiếu và chữa
-Gv nhận xét.
Câu 4. Viết tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái.
- Gv mời 1 hs đọc yêu cầu
- Gv mời hs đọc lại thứ tự bảng chữ cái.
- Gv cho hs làm việc cá nhân vào phiếu học tập.
-Gv chữa bài, hs tự chữa bài của mình
-Gv nhận xét.
Câu 5. Viết họ và tên của em và 2 bạn trong tổ.
-Gv đọc yêu cầu. nêu thử thách trong vòng 2 phút viết được ít nhất họ và tên 2 bạn, ai viết được nhiều hơn sẽ được thưởng thêm sao.
-Gv bật nhạc 2 phút
-Gv mời hs trả lời, kiểm tra kết quả, nhận xét
Câu 6: Viết tên các trò chơi dân gian dưới đây:
-Gv đọc yêu cầu, chiếu tranh cho hs quan sát.
- Gv yêu cầu hs viết nhanh tên trò chơi vào phiếu.
-Gv mời hs trả lời
-GV hỏi HS:
+ Con đã từng chơi trò này chưa?
+ Con thích trò chơi này ở chỗ nào?
+ Trong các trò chơi này, con thích trò nào nhất?
- Gv mời 1-2 hs lên chơi thử 1 trong 4 trò chơi ( nu na nu nống, oẳn tù tì,..)
Câu 7: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.
-Gv mời 1 hs đọc yêu cầu
-Gv yêu cầu hs làm cá nhân vào phiếu.
-Gv mời hs nố tiếp lên bảng nối
-Gv nhận xét
Câu 8: Viết câu nêu hoạt động từng tranh
- Gv nêu yêu cầu, mời hs quan sát tranh
- Gv gọi HS nêu hoạt động từng tranh
- GV gọi HS nhận xét
- Gv nhận xét.
Câu 9: Dựa vào gợi ý, viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.
-Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu
-Gv đưa ra gợi ý
G: - Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?
- Em tham gia cùng với ai, ở đâu?
- Hoạt động hoặc trò chơi đó diễn ra như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?
- Gv cho hs thời gian 3 phút viết
- Gv mời hs đọc bài của mình
- Gv nhận xét 
- Gv chốt, khen ngợi HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh xem và quan sát
- 1 HS đọc
- HS trả lời:
Cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình vì:
Vì gấu con đã đá bóng giỏi.
- Hs khác nhận xét.
- Hs đọc
- Hs làm 
-Hs trả lời
Lời khen của các bạn dành cho gấu con trong bài đọc.
Cậu giỏi quá
- Hs đọc
- Hs làm vào phiếu
1. Hồng 2. Hùng 3. Phương 4. Giang
- Hs đổi phiếu, xem bài của nhau
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc
- HS trả lời
- Hs làm cá nhân
1. Nguyễn Ngọc Anh
2. Hoàng Văn Cường
3. Phạm Hồng Đào
4. Lê Gia Huy
5. Nguyễn Mạnh Vũ
-Hs chữa bài
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe
- Hs thực hiện
- Hs làm bài
1. Bịt mắt bắt dê 3. Nu na nu nống
2. Oẳn tù tí 4. Dung dăng dung dẻ
- Nhiều HS trả lời.
- HS chơi 
- HS đọc
- HS làm bài
- HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
1. Đánh bóng bàn.
2. Đánh cầu lông.
3. Chơi bóng rổ
- HS nhận xét, chữa bài
- HS đọc
- Hs trả lời 
-Hs viết
Ở trường em thích nhất là chơi bộ môn đánh cầu lông với các bạn trong lớp của mình. Chúng em thường chơi vào giờ giải lao. Em rất thích bộ môn này. Bởi vì qua bộ môn đánh cầu lông em cảm thấy thích thú,  phấn khích, giúp e bớt căng thẳng hơn trong giờ học, giúp em và các bạn trong lớp thêm gần nhau hơn, đặc biết hơn cả đây còn là hoạt động thể thao nâng cáo sức khỏe.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx