Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhằm và tính viết) trong phạm vi 100000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ

– Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- KH BD, bài giảng Ppt, SGK.

2. Học sinh:

- SHS, VBT, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ (Tiết 2)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 4
BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhằm và tính viết) trong phạm vi 100000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ
– Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- KH BD, bài giảng Ppt, SGK..
2. Học sinh: 
- SHS, VBT, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát múa bài “Nhảy múa nào bạn ơi”
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát múa.
- HS lắng nghe
2. Thực hành và luyện tập
* Mục tiêu: 
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhằm và tính viết) trong phạm vi 100000 (không nhớ và có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp) tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán vào giải quyết vấn đề đơn giản.
* Cách tiến hành: 
Bài tập 4: 
- GV mời HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm là gì?
– GV cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV mời HS chia sẻ trước lớp bài làm
GV hệ thống các cách tìm thành phần chưa biết:
•	Số hạng = Tổng – Số hạng kia.
•	Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
•	Số trừ = Số bị trừ – Hiệu.
Bài tập 5: 
- GV mời HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm là gì?
– GV cho HS làm trắc nghiệm cá nhân
- Gv nhận xét tuyên dương.
Bài tập 6: 
- GV mời HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm là gì?
– GV cho HS thảo luận nhóm đôi xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
– GV cho HS tóm tắt bằng sơ đồ
- Gv mời HS làm bài tập ra nháp và Trình bày trước lớp
Bài tập 7: 
- GV mời HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm là gì?
– GV cho HS thảo luận nhóm đôi xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
– GV cho HS nếu các bước giải
•	Bước 1: Tìm chu vi sân bóng.
•	Bước 2: Tìm nửa chu vi sân bóng.
•	Bước 3: Tìm chiều dài đường đi của Tú.
- Gv mời HS làm bài tập ra nháp và Trình bày trước lớp
-GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu BT4 và xác định được việc cần làm: Số?
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS chia sẻ trước lớp
a) 371 +?... = 528
 528 – 371 = 157
Vậy số cần điền vào chỗ trống là 157.
b) .?.... + 714 = 6 250
 6 250 – 714 = 5 536
Vậy số cần điền vào chỗ trống là 5 536
c) ?.... – 281 = 64
 64 + 281 = 345
Vậy số cần điền vào chỗ trống là 345.
d) 925 - .?.... = 135
925 – 135 = 790
Vậy số cần điền vào ô trống là 790.
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu BT5 và xác định được việc cần làm: Chọn ý trả lời đúng
-HS chọn đáp án trắc nghiệm
a) Ta có 1 kg = 1 000g ; 1 kg 500 g = 1 500 g ; 1 kg 250 g = 1250 g
Ta có 700 < 1 000 < 1 250 < 1 500
Vậy túi nặng nhất là 1 kg 500 g, túi nhẹ nhất là 700 g.
Chọn A.
b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất số gam là 1 500 – 700 = 800 (g)
Chọn C.
c) Tổng khối lượng cả bốn túi là 1 000 + 700 + 1 500 + 1 250 = 4 450 (g)
Ta có 4 450 g = 4 kg 450 g
Chọn D.
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu BT6 và xác định được việc cần làm.
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS tóm tắt
Bài giải
Con hươu cao cổ cân nặng số ki-lô-gam là
2 500 - 1 100 = 1 400 (kg)
Con tê giác cân nặng số ki-lô-gam là
1 400 + 1 800 = 3 200 (kg)
Đáp số: 3 200 kg
- HS đọc yêu cầu BT7 và xác định được việc cần làm.
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS lắng nghe và nêu
Bài giải
Ta có đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá
Đường đi của An dài số mét là
75 + 100 = 175 (m)
Đường đi của Tú dài số mét là
175 – 50 = 125 (m)
 Đáp số: 125m
3. Hoạt động nối tiếp
*Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Cách tiến hành
- GV tổng kết bài học, nhận xét, tuyên dương
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.docx