Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Lương Cao Sơn

Tiếng Việt

Đọc: TẬP LÀM VĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm bài Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kể của (bạn nhỏ nhân vật xung tôi) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể của bạn nhỏ trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình chăm sóc cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,. tương ứng với việc viết tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết.

- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.

- Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chi tiết đặc sắc. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyên. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết)

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu

- HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 46 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Lương Cao Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Lương Cao Sơn

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 6 - Năm học 2023-2024 - Lương Cao Sơn
TUẦN 6
Từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2023
Tiếng Việt
Đọc: TẬP LÀM VĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm bài Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kể của (bạn nhỏ nhân vật xung tôi) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhấn giọng các từ ngữ cần thiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể của bạn nhỏ trên đường đi đò dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình chăm sóc cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây,... tương ứng với việc viết tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết.
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chi tiết đặc sắc. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyên. (VD: Muốn viết bài văn miêu tả cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết) 
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Mở đầu
+ GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp bài “ Tiếng nói của cỏ cây”
- Em biết điều gì lạ trong thế giới cỏ cây?
- Nêu nội dung bài đọc?
* Hỏi: Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để miêu tả đúng đặc điểm của sự vật đó?
+ Gọi HS chia sẻ
+ Giới thiệu, ghi đề bài, cho HS nêu yêu cầu cần đạt.
- HS đọc nối tiếp theo yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi
- HS trao đổi nhóm 2 trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc các từ khó kết hợp ngắt câu dài
Luyện từ: gặp lại, bụi dạ lí, sương lã chã, ốc luộc, kết luận, múc nước,...
Ngắt câu dài: Sương như những hòn bi ve tí xíu/ tụt từ lá xanh xuống bông đỏ,/ đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa rừng cánh hoa...
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ: Xào xạc, lã chã.
+ Lần 3: Luyện đọc theo nhóm
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
- GV nhận xét phần đọc của HS
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1:Từ đầu ... dở dang bài văn
Đoạn 2: Từ Hôm sau.....thả sức đẹp
Đoạn 3: Còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn và phát âm các từ khó
- Hs nêu cách ngắt câu và đọc lại câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ dựa vào SGK.
- HS đọc theo nhóm 3
- Đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 thảo luận nhóm 2 và TLCH
1. Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?
+ Bạn nhỏ đã hoàn thành bài văn chưa? Vì sao?
+ Nêu ý chính của đoạn 1
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm TLCH
2. Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?
3. Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?
+ Nêu ý chính của đoạn 2
- GV giảng thêm: Trong bài văn của bạn nhỏ, các câu văn đều có hình ảnh so sánh cũng được coi là câu văn kết hợp sự quan sát và trí tưởng tượng/ liên tưởng của bạn nhỏ
4. Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em bài văn của bạn nhỏ nên viết thêm nững ý nào?
- GV gọi HS trả lời
+ Nêu ý chính của đoạn 3
Chốt: Khi tả cây ngoài việc tả cây, cành, lá, hương thơm,... cần tả thêm nụ hoa bởi vì bên cạnh bông hoa đã nở thường có nhiều nụ hoa.
- HS đọc thầm thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi 1
- HS trả lời câu hỏi 2
Ý1: Mục đích về quê của bạn nhỏ
- HS đọc và trả lời câu hỏi 2
- Dậy sớm, quan sát kĩ các bộ phận của cây, chăm sóc cây,...
- HS trả lời câu hỏi 3.
Ý 2: Cách tìm ý cho bài văn tả cây
- HS thảo luận nhóm 2 có thể viết thêm câu văn mà mình muốn thêm.
Y3: Cách viết kết bài cho bài văn tả cây hoa.
3. Luyện tập, thực hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em học được gì về cách viết văn miêu tả?
- Nhận xét tiết học.
- Tập quan sát cây cối và tìm ý cho bài văn.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được động từ chỉ hoạt động nói chung và động từ chỉ hoạt động di chuyển nói riêng.
- Tìm được động từ thích hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
- Đặt được câu có động từ chỉ hoạt động
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Động từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng động từ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài – ghi bài
- 2-3 HS trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện HS trình bày trước lớp
- GV cùng HS nhận xét.
GV chốt đáp án:
Vỗ - gáy – gáy – kêu – vọng
Hót – kêu – hót – tìm – xào xạc
- HS đọc
- HS trả lời (Tìm động từ trong ngoặc đơn thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây)
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trình bày trước lớp
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh để dựa vào đó suy đoán người hoặc vật trong tranh đang làm gì để tìm động từ phù hợp.
- Đại diện 3 nhóm trình bày động từ có trong tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chốt: Với mỗi tranh, có thể đưa ra nhiều từ ngữ khác nhau, miễn là từ đó phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh.
HS nêu yêu cầu (Nhìn tranh tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh)
- HS thảo luận nhóm 4 tìm các động từ có trong tranh
Tranh 1: đi, leo, trèo, chống dậy, vượt dốc,...
Tranh 2: Cắm trại, dựng lều,...
Tranh 3: Câu cá, giật cần câu
Tranh 4: Bay, lượn, dang, vỗ cánh,..
Tranh 5: Bơi, lặn, khám phá,...
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cho HS đặt câu vào vở: 2-3 câu có từ chỉ hoạt động di chuyển tìm được ở bài 2.
- Tổ chức cho HS đọc câu và nhận xét, chỉnh sửa câu.
- GV tuyên dương HS đặt câu hay, sáng tạo.
Chốt: Khi đặt câu lưu ý: Nội dung đủ như yêu cầu có từ chỉ hoạt động ở bài 2. Hình thức đầu câu viết hoa cuối câu có dấu chấm.
- HS đọc
- HS đặt câu vào vở
- HS thực hiện
VD: Vận động viên đang leo núi.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Động từ là gì? Tìm các động từ chỉ sự di chuyển?
- Đặt câu có sử dụng động từ di chuyển
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau: Viết bài văn thuật lại 1 sự việc
- HS trả lời
- HS đặt câu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Viết : VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Viết được bài văn thuật lại việc đã chứng kiến hoặc tham gia
- Có ý thức đổi mới phương pháp học tập, ham tìm tòi, khám phá, để học tập đạt kết quả tốt, có tinh thần học tập nghiêm túc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, máy chiếu
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở bài 10, trả lời câu hỏi:
- Dàn ý bài văn thuật lại sự việc có mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài.
- HS đọc lại dàn ý
- HS trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS viết bài vào vở
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- Yêu cầu HS tự soát lỗi theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- Gv nhận xét bài làm và chỉnh sửa
- Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
- HS viết bài cá nhân vào vở
- HS chỉnh sửa theo yêu cầu của GV
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- Viết vào vở hoặc sổ tay các từ ngữ chỉ việc em đã làm trong ngày. Đánh dấu các động từ.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiếng Việt
Đọc: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà phát minh 6 tuổi
- Biết đọc phân biệt liiwf của người dẫn truyện và lời nhân vật phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật được bộc lộ qua hành động, suy nghĩ, lời nói. 
- Hiểu được nội dung bài: Những trải nghiệm và khám phá sẽ mang lại niềm vui cho con người.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi 3 HS đọc bài Tập làm văn nối tiếp theo đoạn.
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Em học được điều gì qua cách viết văn của bạn nhỏ?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS đọc nối tiếp
- HS trả lời
- 2-3 HS trả lời
- HS ghi đề bài vào vở và nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc các từ khó kết hợp ngắt câu dài
Luyện từ: Ma – ri –a, trượt trong đĩa,...
Ngắt câu dài: Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa/ thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động,/... ngăn lại.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ: gia tộc, giải thưởng Nô - ben.
+ Lần 3: Luyện đọc theo nhóm
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
- GV nhận xét phần đọc của HS
- HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1:Từ đầu ... ròi khỏi phòng khách
Đoạn 2: Từ Cô bé.....gia tộc tôi
Đoạn 3: Còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn và phát âm các từ khó
- Hs nêu cách ngắt câu và đọc lại câu dài
- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ dựa vào SGK.
- HS đọc theo nhóm 3
- Đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn và TLCH
1. Điều lạ mà cô bé Ma – ri –a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?
+ Nêu ý chính của đoạn 1
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 thảo luận nhóm 2 và TLCH
2. Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma – ri - a?
- Đại diện nhóm phát biểu trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
3. Câu trả lời của Ma –ri –a sau khi làm thí nghiệm là gì?
4. Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?
+ GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng của mình
5. Khi lớn lên Ma – ri – a đã thành công như thế nào?
+ Nêu ý chính của đoạn 2,3
- GV giảng thêm: Trong cuộc sống chúng ta nên quan sát các sự vật, hiện tượng. Những khám phá, phát minh sẽ mang lại niềm vui, sự hữu ích trong cuộc sống.
+ Nêu nội dung toàn bài: 
- GV gọi HS nhắc lại nội dung
- HS đọc thầm 
- HS trả lời câu hỏi 1
Ý1: Ma –ri – a quan sát thấy điều lạ giữa tách trà và đĩa khi có nước và không có nước.
- HS đọc và thảo luận trả lời câu hỏi 2
- Địa điểm: bếp. Dụng cụ: bộ đồ trà. Mục đích: giải thích hiện tượng khi nước trà rớt ra đĩa thì ... .
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 
Bài 5: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾT 3)	
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được lời khuyên phù hợp để đảm bảo sức khỏe và phòng chống thiên tai.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, cao nguyên Mộc Châu) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ hoặc biểu đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh và mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,) của vùng.
- Đưa ra được ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đưa ra được biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
Phẩm chất
-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
-Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2.Thiết bị dạy học
a.Đối với giáo viên
-Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
 -Lược đồ hình 1 trong SHS tr.27 phóng to.
-Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn, vùng trung du và một số cao nguyên nổi tiếng như Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Mộc Châu (tỉnh Sơn La), (nếu có).
-Tranh ảnh một số ruộng bậc thang; Mù Cang Chải, Yên Bái (nếu có).
-Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập (nếu có).
b.Đối với học sinh
-SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
-Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú.
B. KHÁM PHÁ:
- Đưa ra được những hiểu biết về đỉnh núi cao nhất của nước ta.
1. Dân cư
Câu hỏi trang 24;25 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 1, 2và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời:
2. Cách thức khai thác tự nhiên
- Quan sát các hình 3 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Làm ruộng bậc thang;
+ Xây dựng các công trình thuỷ điện;
+ Khai thác khoáng sản.
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nhà máy thuỷ điện lớn?
- Giải thích: Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình cao, bị cắt xẻ mạnh cùng với nhiều sông lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,), đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện.
Luyện tập 
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, 
 - HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc theo cặp.
- Các cặp trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thảo luận trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài 6: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA SÁCH, BÚT
(3 tiết).
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau tuần học này, HS sẽ:
Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng: 
Cùng chơi Vòng quay tự hào. 
Sáng tạo tác phẩm Niềm tự hào của tôi.
3. Phẩm chất
 Tự tin, trách nhiệm: tự tin thể hiện niềm tự hào của bản thân, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
Giấy, bút, bút màu,...
Dụng cụ để thể hiện niềm tự hào của bản thân trên lớp. 
b. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Cuộc phiêu lưu của sách, bút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu nội dung tổng kết cuộc thi Viết thư cho tương lai gồm nội dung chính sau: 
+ Tổng kết số lượng HS tham gia cuộc thi, nhận xét chất lượng bức thư và khen ngợi các tập thể xuất sắc đã có nhiều bức thư tham gia đạt chất lượng tốt.
+ GV mời đại diện 2 – 4 HS chia sẻ bức thư trước toàn trường.
+ GV mời một số HS bày tỏ cảm xúc sau khi tham gia cuộc thi. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc bài trước toàn trường. HS khác lắng nghe. 
- HS bày tỏ cảm xúc của bản thân. 
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: 
Kĩ năng đặc câu hỏi để tìm hiểu thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV mở cho học sinh nghe một video về việc tốt của bạn nhỏ: 
Cậu bé "người tốt, việc tốt" nhỏ tuổi - YouTube
- GV đặt câu hỏi: Video đã gửi tới các em thông điệp gì? 
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Video đã cho thấy mỗi bạn nhỏ chúng ta ai cũng có tài năng hay điều mà các em đáng tự hào về bản thân. 
- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Niềm tự hào của em.
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Cùng chơi Vòng quay tự hào
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị giấy, bìa cứng, bút, bút màu, hồ dán, kéo,...
- GV chuẩn bị vòng quay có tên HS được thiết kế trên máy tính hoặc vòng quay trên giấy bìa có ghi tên HS trong lớp, mũi tên có thể xoay chuyển được. 
- GV giới thiệu trò chơi Vòng quay tự hào và phổ biến cách chơi
+ Trên bảng là một vòng tròn quay có tên các bạn trong lớp và mũi tên bên cạnh.’
+ HS quay mũi tên vòng tròn, khi mũi tên dừng ở tên bạn nào, bạn đó sẽ đứng lên chia sẻ một việc làm đáng tự hào của bản thân.
+ Sau khi bạn đi chia sẻ xong, vòng quay sẽ tiếp tục quay để lần lượt tìm ra các bạn tiếp theo đứng lên chia sẻ.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Vòng quay tự hào. 
- GV mời 1 số HS chia sẻ cảm nghĩ về những việc làm đáng tự hào của các bạn trong lớp và cảm xúc sau khi tham gia trò chơi. 
- GV tổng kết hoạt động và đưa kết luận: Hằng ngày mỗi chúng ta đều cố gắng thực hiện các việc làm tốt khác nhau. Chia sẻ việc làm đáng tự hào của bản thân sẽ giúp chúng ta có nhiều niềm vui và thêm động lực để làm nhiều việc tốt khác. 
Hoạt động 4: Sáng tạo tác phẩm niềm tự hào của tôi. 
- GV hướng dẫn HS sáng tạo tác phẩm Niềm tự hào của tôi theo gợi ý sau: 
+ Suy nghĩ về ý tưởng thể hiện tác phẩm có nội dung giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân. 
+ Lựa chọn hình thức phù hợp: viết, vẽ cắt, dán,...
+ HS lựa chọn ý tưởng và tiến hành sáng tạo tác phẩm Niềm tự hào của tôi. 
- GV tổ chức cho HS giới thiệu tác phẩm của mình trước lớp. 
- GV mời một số HS bày tỏ cảm nghĩ về tác phẩm sáng tạo mình ấn tượng nhất. 
- GV mời một số HS chia sẻ dự kiến phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân trong thời gian tới. 
- GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Tác phẩm niềm tự hào của tôi là một bảng ghi nhận những việc làm tốt mà các em đã làm. Hãy tiếp tục phát huy những việc làm tốt trong cuộc sống hàng ngày để các em luôn cảm thấy tự hào về bản thân mình nhé! 
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối.
- GV hướng dẫn HS phát huy việc làm đáng tự hào của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. 
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS quan sát video về việc làm đáng tự hào của bạn nhỏ. 
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe và tiếp thu. 
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học. 
- HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS quan sát vòng quay. 
- HS lắng nghe. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe hướng dẫn.
- HS chia sẻ các tác phẩm trước lớp. 
- HS nêu cảm nghĩ về tác phẩm sáng tạo nhất. 
- HS chia sẻ dự kiến phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân trong thời gian tới. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.
- HS lắng nghe.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Rèn luyện tư duy khoa học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần
- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 5 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 6.
- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.
Hoạt động 2: Bức tường vinh danh. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày tác phẩm Niềm tự hào của tôi trên bức tường vinh danh của lớp.
- GV tổ chức HS đi xem tác phẩm của các bạn và tặng sao hoặc dán sticker cho tác phẩm mình yêu thích nhất. 
- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc khi xem các tác phẩm. 
- GV kết luận: Chúng ta đã thực hiện xong hoạt động sáng tạo tác phẩm Niềm tự hào của tôi. Thông qua hoạt động, các em hãy phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân nhé!
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
- GV hướng dẫn HS:
+ Giới thiệu tác phẩm Niềm tự hào của tôi với người thân.
+ Chia sẻ với người thân về kết quả bước đầu thực hiện phát huy việc làm đáng tự hào của bản thân. 
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- HS xem tác phẩm và bình chọn theo hướng dẫn.
- HS nêu cảm nhận.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_6.docx