Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

 

docx 126 trang trithuc 19/08/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
DANH SÁCH GIÁO VIÊN SOẠN KHBD GDCD 6- BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
                                              Bài
Số tiết
 Tên GV soạn
Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
2
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.
Bài 2. Yêu thương con người
3
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.
Bài 3. Siêng năng, kiên trì
3
Em Chu Thị Lý - 1989 - THCS Bằng Vân, Ngân Sơn, Bắc Kạn
Bài 4. Tôn trọng sự thật
2
Nguyễn Thị Quyên GV trường THCS Hòa Điền huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Bài 5. Tự lập
2
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.
Bài 6. Tự nhận thức bản thân
3
Lương Thị Thanh Hiếu-1980, 0983506175, trường TH và THCS Quan Bản, Lộc Bình, Lạng Sơn
Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm 
4
Nguyễn Thị Rỡ, Sn: 1982, trường THCS Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Bài 8. Tiết kiệm
3
Nguyễn Thị Hà Nguyên, Sn: 1988, trường THCS Yết Kiêu, Gia lộc, Hải Dương
Bài 9. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
Nguyễn Thị Mai sinh năm 1987 GV GDCD-KNS Trường Tiểu học và THCS Oxford Hà Nội.
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2
Đặng Thị Thu Hà- Sinh năm 1983, GV trường THCS thị trấn Đu, huyện Phú Lương,tỉnh Thái Nguyên
Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em
2
Đỗ Thị Quyên, sinh 1979, GV trường THCS An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng
Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em
2
Trần Xuân Trọng, sinh năm 1996, giáo viên GDCD trường Pascal, Hà Nội,
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
TỔ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
TÊN BÀI DẠY: 
 TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ 
Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết
GĐ nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”
Luật chơi:
Học sinh xem video bài bát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) và trả lời câu hỏi.
Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những truyền thống đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Truyền thống gia đình, dòng họ 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm: Phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ tìm hiểu: Khái niệm truyền thống gia đình dòng họ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 
Câu 1: Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân?
Câu 3: Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Truyền thống gia đình, dòng họ
* Khái niệm 
-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.
Nhiệm vụ 2: Các truyền thống tốt đẹp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: Chú ý phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục.
 Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. 
* Các truyền thống tốt đẹp
- Một số truyền thống gia đình, dòng họ: truyền thống tốt đẹp về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: 
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận 
* Vòng chuyên sâu (5 phút)
- Chia lớp ra làm 2 nhóm hoặc 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,  (nếu 2 nhóm) hoặc 1,2,3,4 (nếu 4 nhóm)...
-Giao nhiệm vụ:
Nhóm I, III: Gia đình bạn Dung có truyền thống tốt đẹp nào? Bạn đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó?
Nhóm II, IV: Gia đình bạn Nam có truyền thống tốt đẹp nào? Mọi người trong gia đình Nam đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó?
* Vòng mảnh ghép (5 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới, số 4 tạo thành nhóm 4 mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?
3. Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?
4. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Giáo viên: - Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 
a. Mục tiêu: 
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và ng ... sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức
? Em đọc những tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi tham quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là một kì nghỉ vui vẻ và bổ ích.
Tình huống 2: Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khóa để các em đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em hứng thú nhất.
Tình huống 3: Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về pháp luật giao thông đường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh. Cùng với những phần quà có ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để động viên con em mình tham gia.
Tình huống 4: Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Tòa án đã xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 
Câu hỏi: Trong những tình huống trên theo em tình huống nào thực hiện đúng quyền trẻ em, tình huống nào chưa thực hiện đúng quyền trẻ em?
* Phiếu bài tập: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em qua các tình huống.
+ Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một tình huống.
+ Học sinh tìm hiểu tình huống rồi viết ra giấy A1 để báo cáo theo nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. 
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi tiếp sức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
*Tình huống
*Nhận xét:
Tình huống 1: Bố mẹ, ông bà An đã làm đúng trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Tình huống 2: Trường học Lâm đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong thực hiện quyền trẻ em.
Tình huống 3: Chính quyền xã K thực hiện đúng trách nhiệm trong thực hiện quyền trẻ em.
Tình huống 4: Vợ chồng ông Nam vi phạm quyền trẻ em khi thường xuyên đánh đập bé Tùng. Vi phạm quyền bảo vệ của trẻ em.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
a. Mục tiêu: 
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, tìm hiểu tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức
Câu hỏi: Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em
* Phiếu bài tập: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập 
* Trò chơi tiếp sức
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành ba đội, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em, một đội tìm hiểu về trách nhiệm của xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. 
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi tiếp sức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Gia đình: Tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp, quản lí và bảo vệ trẻ en khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán...
- Nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh...
- Xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và diễn kịch ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và diễn kịch ...
? Bài tập 1: Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương em.
? Bài tập 2: Em tán thành hoặc không tán với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
? ? Bài tập 3: Bài tập tình huống: GV cho học sinh đóng vai diễn kịch. Các bạn khác theo dõi, nêu nhận xét.
Tình huống 1: Giờ ra chơi, Quân và các bạn ra sân trường đá cầu. Trong lúc đỡ cầu, Quân vô tình giẫm phải chân của Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ khó nghe và còn đe dọa Quân.
Tình huống 2: Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố của Lan rất buồn và không biết phải làm gì để bố đồng ý cho mình đi? Nếu em là Lan em sẽ làm gì để bố đồng ý?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động diễn kịch: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Bài tập 1: 
Bài tập 2:
Em tán thành với ý kiến b và d 
Em không tán thành với ý kiến a và c
Bài tập 3: 
TH1: Nếu là Hưng em sẽ nói bạn biết bạn làm như vậy là vi phạm quyền xúc phạm người khác.
TH2: Nếu là Lan em sẽ nói với bố mẹ em muốn đi để học hỏi thêm kinh nghiệm bên ngoài và muốn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, con cũng có quyền được vui chơi.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ...
+ Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau:
Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại
Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại
Việc trẻ en không nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại
Dám chỉ ra các hành vi thực hiện chưa đúng quyền trẻ em 
Dám bày tỏ ý kiến với mọi người
Không che giấu người phạm tội
Không tiếp xúc với người lạ
....................*******************************************...................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ket_noi_tri_th.docx