Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 6

ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

- Nêu đươc cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

* Năng lực phát triển bản thân: Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết điều chỉnh tâm lí của bản thân để có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, SGV Giáo dục công dân 7.

- Tranh ảnh gắn với chủ đề nhận biết các tình huống gây căng thẳng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, sách bài tập.

- Đọc trước Bài 6 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết 1: Em hãy cho biết trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá?

- Tiết 2: Căng thẳng tâm lí là gì? Nêu một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Tiết 3: Em hãy cho biết nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng?

 

docx 7 trang Khánh Đăng 26/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 14+15+16 Ngày soạn : 03/12/2022
Tiết 14+15+16 Ngày dạy : 05+08+12+15+19+22/12/2022
BÀI 6
ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
- Nêu đươc cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
* Năng lực phát triển bản thân: Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết điều chỉnh tâm lí của bản thân để có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV Giáo dục công dân 7.
- Tranh ảnh gắn với chủ đề nhận biết các tình huống gây căng thẳng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập.
- Đọc trước Bài 6 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Em hãy cho biết trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá?
- Tiết 2: Căng thẳng tâm lí là gì? Nêu một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- Tiết 3: Em hãy cho biết nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về các tình huống thường gây căng thẳng có thể xảy ra bất cứ lúc nào chuẩn bị vào bài học mới.
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng và hậu quả của những tình huống đó.
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống thường gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời: Khi nhóm cử em lên thuyết trình sản phầm thảo luận của nhóm, em đã bị căng thẳng. Khi đó em đã hít thở thật sâu và tự nhủ là không sao cả, mình sẽ làm được để vượt qua nỗi sợ, sự căng thẳng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ một lần em bị căng thẳng và đưa ra được các cách giải quyết.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến:
Trong cuộc đời học sinh, chắc chắn các em ai cũng đã gặp các tình huống gây căng thẳng mà học sinh đã trải qua. Vậy trước những tình huống nguy hiểm đó, ta cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ sự giúp đỡ của ai? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-4 SGK tr.31. 32, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
* Các tình huống gây căng thẳng
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1- 4 SGK tr.31. 32, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.
b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?
* Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh.
b) Ngoài ra, cơ thể thường có biểu hiện gì khi bị căng thẳng?
c) Em hãy xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-4 SGK tr.31. 32, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS nêu các tình huống thường gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
* Các tình huống gây căng thẳng:
a) Những tình huống gây căng thẳng:
- Bức tranh 1: Bạn học sinh căng thẳng vì bị các bạn khác chê cười, chế giễu, bàn tán những điều không tốt về mình.
- Bức tranh 2: Bạn học sinh căng thẳng vì có quá nhiều bài tập cần phải làm, làm mãi không xong.
- Bức tranh 3: Bạn học sinh căng thẳng khi bài kiểm tra bị điểm kém, bởi vì bạn rất lo sợ sẽ bị bố mắng.
- Bức tranh 4: Bạn học sinh căng thẳng vì bố mẹ của bạn cãi nhau rất to ở ngay trước mặt bạn, bạn sợ hãi vì không làm gì được.
b) Một số tình huống gây tâm lí căng thẳng cho học sinh:
- Hàng xóm cạnh nhà bạn T ngày nào cũng bật nhạc rất to đến khuya, ảnh hưởng đến việc học tập và nghỉ ngơi của T.
- Cô giáo đặt ra một câu hỏi và yêu cầu bạn A phát biểu câu trả lời, bạn A không biết câu trả lời là gì và lo sợ sẽ bị cô giáo mắng, các bạn cười chê.
- Bởi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mỗi khi đến trường bạn L đều bị một nhóm học sinh vây quanh bắt nạt và sai bạn L phải làm việc này việc kia cho họ.
* Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
a) Biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh:
- Bức tranh 1: Đau đầu.
- Bức tranh 2: Toát mồ hôi tay.
- Bức tranh 3: Khóc lóc.
- Bức tranh 4: Đau bụng dữ dội
- Bức tranh 5: Cáu giận và la hét.
- Bức tranh 6: Chán ăn.
- Bức tranh 7: Sợ hãi
b + c) Các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng:
- (1) Thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,..
- (2) Tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...
- (3) Hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...
- (4) Cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng
a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: 
a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.
b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng
a) Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên:
Tình huống 1:
- Nguyên nhân khiến T căng thẳng là do khối lượng kiến thức cần phải ôn tập quá nhiều, hơn nữa ngoài việc học ở trường còn phải học thêm ở trung tâm, việc di chuyển mệt mỏi khiến T không có đủ thời gian để nghỉ ngơi.
- Tình trạng căng thẳng kéo dài đã khiến cho tinh thần và thể chất của T bị ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến việc không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Tình huống 2:
- Nguyên nhân khiến A căng thẳng là do bị người lạ đe dọa và quấy rầy bằng rất nhiều tin nhắn có nội dung khiếm nhã.
- Việc này đã khiến cho sức khỏe tinh thần của A bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lo sợ việc đến trường.
Tình huống 3:
- Nguyên nhân khiến N căng thẳng là do bị bạn học chặn đường bắt nạt và đánh, chỉ vì N làm đúng quy chế trong giờ thi không cho bạn chép bài. 
- Việc đó đã khiến cho tinh thần của N suy giảm nghiêm trọng, khiến cho N sợ hãi không dám đến trường.
Tình huống 4:
- Nguyên nhân khiến M căng thẳng là do M luôn phải cố ép bản thân đạt được những kỳ vọng mà bố mẹ mong muốn, dồn hết sức lực vào việc học tập mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi, cộng thêm ảnh hưởng từ những thay đổi sinh lí của cơ thể càng khiến M cảm thấy áp lực, căng thẳng.
- Việc này đã khiến cho M không làm chủ được hành vi của bản thân, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của M với người thân.
b) Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:
* Yếu tố từ bên trong:
- Sức khỏe sinh lí: Tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh tật...
- Sức khỏe tinh thần: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ
* Yếu tố từ bên ngoài:
- Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
- Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
- Xã hội: Áp lực học tập, mâu thuẫn xung đột với bạn bè, bệnh thành tích học tập,...
Hoạt động 3: Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng
a. Mục tiêu: HS đươc cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 
a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?
b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng
a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng:
- Trường hợp 1: Hải lo lắng, căng thẳng trước cuộc thi hùng biện và bạn nhận ra rằng nếu tiếp tục tình trạng này thì nhất định kết quả sẽ không tốt. Vì vậy, Hải đã hít thở sâu để giúp cơ thể bình tĩnh lại và tự khích lệ bản thân sẽ làm tốt. Nhờ vậy mà cuộc thi của Hải diễn ra thành công và đạt kết quả tốt.
- Trường hợp 2: Mai rất lo sợ và căng thẳng khi làm mất đồng hồ vì sợ bố mẹ trách mắng. Vì vậy Mai đã chạy thể dục vòng quanh khu nhà, để giúp đầu óc thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Nhờ vậy mà Mai không còn thấy sợ hãi nữa mà can đảm nói sự thật với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn.
- Trường hợp 3: Tuấn sợ bố mẹ sẽ thất vọng khi biết kết quả kiểm tra của mình không tốt như mong đợi nên rất buồn và tự trách bản thân. Nhưng Tuấn đã bình tĩnh lại, thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng lạc quan hơn, tin tưởng rằng bản thân sẽ làm tốt hơn trong những bài kiểm tra tiếp theo. Nhờ vậy mà bạn không còn căng thẳng nữa.
- Trường hợp 4: Hà lo lắng căng thẳng vì luôn bị những tin nhắn từ người lạ trên mạng quấy rối. Hà đã tìm đến sự giúp đỡ của mẹ. Mẹ Hà đã an ủi và trấn an Hà, giúp Hà ngăn chặn những tin nhắn đó. Vì vậy mà Hà sớm thoát khỏi trạng thái âu lo.
b) Những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng:
- Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện cơ thế và cảm xúc của bản thân; tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng, sau đó có cách ứng phó tích cực.
- Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực, vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân,... 
- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 2, 4 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 2.
a) Trong đời ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, vì vậy mình cần phải chấp nhận sai lầm này và cố gắng sửa chữa để không mắc lại nữa.
b) Những người yêu thương mình sẽ quan tâm đến mình thôi.
c) Mình sẽ thử chủ động tham gia vào các trò chơi cùng với các bạn, có lẽ là các bạn sẽ thích chơi với mình sớm thôi.
d) Có lẽ mình thất bại là vì mình vẫn chưa đủ cố gắng hoặc là việc này không phù hợp với bản thân. Mình sẽ tìm những việc phù hợp và cố gắng hơn nữa,
e) Có lẽ mình nên tích cực học tập hơn, nhất định mình sẽ vượt qua bài thi này với điểm số cao.
Bài tập 4.
a) Biểu hiện cho thấy N đang bị căng thẳng: lo âu, đau đầu, mất ngủ.
- Nguyên nhân là do khối lượng bài tập cần làm quá nhiều nên N không thể hoàn thành hết được.
- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của N.
- Theo em, N nên nói rõ tình trạng của mình cho bố mẹ, thầy cô đồng thời bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đầu óc minh mẫn tỉnh táo tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
b) Biểu hiện cho thấy M đang bị căng thẳng: buồn bã, lo sợ, bất an.
- Nguyên nhân là do M lo sợ rằng bố mẹ sẽ ly dị, gia đình sẽ chia cách mỗi người một nơi.
- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng khiến M vùi đầu xem phim và chơi điện tử, học tập sa sút.
- Theo em, M nên bình tĩnh, suy nghĩ tích cực hơn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bố mẹ M không thể ở với nhau nữa thì bạn cần chấp nhận và hiểu cho bố mẹ.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong sgk
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Bài tập 1, 2: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Chuẩn bị bài 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk
 Ngày 04 tháng 12 năm 2022
   Ngày 04/12/2022
 Đã kiểm tra GVBM
 Nguyễn Văn Đương
Trần Thị Thanh Nhàn 
Đã kiểm tra
HIỆU TRƯỞNG
Đặng Đình Nguyện

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx