Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 1

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

* Năng lực phát triển bản thân:

- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK; SGV, Bài tập GDCD 7;

- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề “Tự hào vể truyền thống quê hương”;

- Phiếu học tập.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 26/12/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 1+2 Ngày soạn : 03/9/2022
Tiết 1+2 Ngày dạy : 05+12/9/2022
BÀI 1
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
* Năng lực phát triển bản thân:
- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.
- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK; SGV, Bài tập GDCD 7;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề “Tự hào vể truyền thống quê hương”;
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Tiết 2: Truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số truyền thống quê hương trong những hình ảnh GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 - 4 SGK tr.5, 6, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?
b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua bức ảnh trên.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời về truyền thống của quê hương qua những hình ảnh SGK.
a) Các hình ảnh trên đề cập đến:
+ Truyền thống yêu nước (ảnh 1)
+ Trang phục truyền thống (ảnh 2)
+ Điệu múa (nghệ thuật biểu diễn) truyền thống (ảnh 3)
+ Văn hóa ẩm thực truyền thống (ảnh 4)
b) Chia sẻ hiểu biết của bản thân:
- Bức ảnh 1 là tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh được đặt tại vườn hoa Vạn Xuân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Bức tượng tôn vinh những chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh xương máu để giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
- Bức ảnh 2 là hình ảnh người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống. Trong đó nổi bật nhất là chiếc khăn đội đầu màu đỏ, mang đến cảm giác rực rỡ, ấm áp.
- Bức ảnh 3 là điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa. Đây là điệu múa đội lu, mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.
- Bức ảnh 4 là hình ảnh bánh khọt - món ăn truyền thống của người Nam Bộ. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm, được nướng, khi ăn kèm với rau sống, ớt tươi và nước mắm pha ngọt.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng xây dựng những giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin cho mỗi người. Bài học này sẽ giúp em tìm hiểu về truyền thông văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương; biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống quê hương
a. Mục tiêu: HS hiểu được các truyền thống quê hương.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng trước lớp về đoạn thông tin 1 - Lễ hội Lim ở Bắc Ninh và đoạn thông tin 2 – Buổi giao lưu, gặp gỡ chứng nhân lịch sử của phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre SGK tr.6, 7.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bến Tre và tỉnh Bắc Ninh?
+ Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những truyền thống của quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em những truyền thống đó.
+ Truyền thống quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh SGK tr.6, 7; thảo luận và trả lời câu hỏi về một số truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về truyền thống tốt đẹp của quê hương và ý nghĩa của truyền thống quê hương với mỗi người.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Ý nghĩa truyền thống quê hương đối với mỗi người:
+ Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức, tinh thần cao quý, tốt đẹp và những giá trị vật chất, kỹ năng nghề được truyền qua nhiều thế hệ sinh sống ở một địa phương, vùng đất.
+ Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người.
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Một số truyền thống quê hương
a. Truyền thống quê hương:
- Thông tin 1:
+ Truyền thống của Bắc Ninh: lễ hội Lim truyền thống, làn điệu dân ca, quan họ, trang phục truyền thống của các liền anh, liền chị và những trò chơi dân gian trong lễ hội.
+ Suy nghĩ: trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp của quê hương Bắc Ninh.
- Thông tin 2:
+ Truyền thống của tỉnh Bến Tre: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, truyền thống anh hùng cách mạnh.
+ Suy nghĩ: tự hào về thế hệ ông cha, muốn học tập và noi gương những truyền thống tốt đẹp đó.
- Các truyền thống khác: Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá (hát dân ca, các nhac cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống), nghề truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm,...) 
=> Tự hào, yêu quý, trân trọng, muốn học tập, noi theo, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
b. Ý nghĩa của truyền thống quê hương với mỗi người:
- Truyền thống quê hương có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân.
- Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
a. Mục tiêu: HS biết được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
b. Nội dung: Học sinh đọc tình huống và trả lời được câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi giáo viên đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đoc các trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.
b) Theo em, học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- Hs đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- Gv khuyến khích hs hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, gv đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ hs nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- Gv gọi hs nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
a. Tìm hiểu những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương của các bạn Thanh, Hòa, Bình:
- (Thông tin số 1) Các bạn học sinh đã lập nhóm tìm hiểu lịch sử, sưu tầm hình ảnh, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử và ghi lại, chia sẻ lên cổng thông tin điện tử của trường;
- (Thông tin số 2) Bạn Hòa đã rủ mọi người cùng tham gia câu lạc bộ trang phục may, thêu truyền thống;
- (Thông tin số 3) Bình đã tham gia đội thanh niên tình nguyện, cùng với các anh chị thanh niên tình nguyện nhắc nhở du khách giữ vệ sinh môi trường trong lễ hội chùa Hương.
b. Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương:
- Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.
- Kính trọng biết ơn những người có công với đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của địa phương.
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến các truyền thống văn hóa dân tộc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể.
b. Nội dung: Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 trong SGK.
c. Sản phẩm: Bài làm số 1, 2, 3, 4 của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1. 
- Em tán thành với ý kiến a). Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thểđã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.
- Em không tán thành với ý kiến b). Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.
- Em tán thành với ý kiến c), vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.
Bài tập 2.
Truyền thống
Nên làm
Không nên làm
Lễ hội
truyền thống
- Tự hào về truyền thống
- Tham gia lễ hội tại địa phương.
- Quét dọn đền, chùa.
- Bôi nhọ truyền thống
- Xả rác bừa bãi trong lễ hội và khuôn viên di tích.
Trang phục
dân tộc
- Tôn trọng trang phục của các dân tộc khác.
- Tìm hiểu, tham gia các câu lạc bộ về trang phục truyền thống.
- Trải nghiệm mặc thử các bộ trang phục.
- Giới thiệu tới mọi người những bộ trang phục truyền thống.
- Phân biệt, kì thị trang phục vùng miền.
- Phê phán, chê bai trang phục lỗi thời.
Bài tập 3.
- Em đồng tình với việc làm của bạn K vì K đang thực hiện những hành động tốt góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
- Em không đồng tình với việc làm của M vì M đang thực hiện hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến cảm nhận của du khách về lễ hội truyền thống.
- Em đồng tình với hành động của bạn A. Vì: hành động của A giúp góp phần quảng bá truyền thống của quê hương tới mọi người.
Bài tập 4.
a)
- Em không đồng tình với hành động của H.
- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn nên ngồi trật tự lắng nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không chạy nhảy, đùa nghịch.
b)
- Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như sau: những món ăn như: bún bò, bánh bèo, nem lụi tuy là những món ăn phổ biến nhưng đó là những món mang đặc trưng của xứ Huế. Nấu các món ăn truyền thống đó trong cuộc thi cũng có nghĩa là chúng ta đang giới thiệu những món ăn đó đến với nhiều người, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Học sinh sử dụng sgk và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh làm các bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 trong SGK.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1:
Học sinh tự tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu truyền thống đó cho mọi người. 
Bài tập 2:
- Một số làn điệu dân ca, như: trống cơm (dân ca Bắc Bộ), lý ngựa ô (dân ca Huế), cây trúc xinh (dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Một số điệu múa truyền thống: múa Apsara (của người Chăm).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Chuẩn bị bài 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Ngày 03 tháng 09 năm 2022
                                                                                                    GVBM
 Nguyễn Văn Đương
 Đã kiểm tra
Trần Thị Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_canh_dieu_bai_1_tu_hao.docx