Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 2

QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Đưa ra lời nói/cử chỉ khuyến khích, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

* Năng lực phát triển bản thân:

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.

- Tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết 1: Theo em, học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương?

- Tiết 2: Em hãy nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 26/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 3+4 Ngày soạn : 16/9/2022
Tiết 3+4 Ngày dạy : 19+26/9/2022
BÀI 2
QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
- Đưa ra lời nói/cử chỉ khuyến khích, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
* Năng lực phát triển bản thân:
- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Theo em, học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương?
- Tiết 2: Em hãy nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nêu một câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đội nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đó có ý nghĩa gì?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
Ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ là để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn, cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ buồn, vui của họ.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao dung,sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn. Bài học này sẽ giúp em thấu hiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái tới cộng đồng. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3 và mời 1 HS đứng dậy đọc câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ SGK tr.10, 11.
- GV hướng dẫn HS kể chuyện phân vai.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ và những bức ảnh trên.
+ Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4-6 người) và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát tranh và kể chuyện phân vai.
- HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời.
- GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ: 
+ Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời, người mẹ và bé Su-ri muốn chăm sóc cho cô một thời gian.
+ Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.
- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong tranh 1, 2, 3 là :
+ Động viên, an ủi bạn qua lời nói.
+ Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.
+ Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.
-  Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 3). Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỷ trước sự đau ốm của người khác.
- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
+ Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.
+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được vì sao cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV mời 1 HS đứng dậy đọc 3 tình huống SGK tr.11, 12.
GV chia HS thành các nhóm, đọc thầm lại một lần nữa 3 tình huống SGK đưa ra, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?
- Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm:
a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã  giúp con người:
- Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
b) Theo em, chúng ta phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì:
- Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh.
- Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
- Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1: 
a. Không tán thành vì ai cũng cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người khó khăn sẽ cần nhiều hơn.
b. Không tán thành vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.
c. Không tán thành vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chỉ ân cần.
d. Tán thành vì đó là ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bài tập 2:
a. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện, hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, mang lại niềm vui cho ông bà.
b. Việc làm của M thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.
c. Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
d. Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Bài tập 3:
- Tình huống 1:
+ Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công ban, ủy ban nhân dân xã, phường,...nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô giáo về việc vừa xảy ra.
+ Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bảo vệ và thầy cô giáo để có cách giúp em bé.
+ Gọi điện, tìm gặp người lớn thân quen để giúp đỡ em bé.
- Tình huống 2:
+ An ủi, động viên bạn và nói với thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn bè yên tâm hơn trong học tập.
+ Nói với lớp trưởng để có giải pháp giúp bạn.
- Tình huống 3: Nếu không có điều kiện vật chất để giúp đỡ bạn, em vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
Bài tập 4:
HS liên hệ bản thân, điền vào bảng mẫu và chia sẻ với các bạn những lời nói, việc làm của mình thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong sgk
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1:
HS tự sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác và rút ra bài học.
Bài tập 2:
HS tự tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ theo gợi ý sau:
KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ BẠN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Họ và tên bạn cần giúp đỡ
Những khó khăn của bạn
Những việc em có thể giúp
Thời gian thực hiện
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Chuẩn bị bài 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Ngày 18 tháng 9 năm 2022
                                                                                                            GVBM
 Nguyễn Văn Đương
 Đã duyệt ngày 19/09/2022
 Tổ trưởng 
 Nguyễn Thị Thơ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx