Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 5

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hóa.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh ngăn chặn các hành vi đó.

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Phẩm chất:

 

docx 7 trang Khánh Đăng 26/12/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 11+12+13 Ngày soạn : 10/11/2022
Tiết 11+12+13 Ngày dạy : 14+21+28/11/2022
BÀI 5
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hóa.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Yêu nước: Tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị của di sản thiên nhiên và di sản tinh thần mà cha ông đã để lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
- Tranh ảnh, truyện thơ, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập.
- Đọc trước Bài 5 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?
- Tiết 2: Trình bày khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
- Tiết 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về bảo tồn di sản văn hóa.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh.
c. Sản phẩm: Nhận biết được các loại di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc như: quan họ, chèo, hát ru,  Theo em, những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của Việt Nam hay không? Vì sao?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
+ Những làn điệu đó là di sản văn hoá của Việt Nam, đại điện cho các vùng miền gắn với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội.
+ Thông qua những làn điệu là lời khuyên nhủ của cha ông về những điều hay lẽ phải, về thuần phong mỹ tục, về đạo lí, tôn sư trọng đạo, lệ làng phép nước, về anh hùng nghĩa khí,...
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế, xây dựng và quảng bá hình ảnh của Việt Nam với thế giới. Để thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm di sản văn hóa và kể được một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.
c. Sản phẩm: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Đâu là di sản văn hoá? Đâu không phải là di sản văn hóa?
+ Hãy chỉ ra đâu là di sản văn hoá vật thể, đâu là di sản văn hoá phi vật thể.
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm di sản văn hóa.
+ Thế nào là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể?
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể); tên một số di sản văn hóa ở Việt Nam.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
a. Đọc thông tin, quan sát hình và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập
- Hình 1 (Hồ Gươm, Hà Nội): di sản văn hóa vật thể.
- Hình 2 (Cầu Cần Thơ, TP. Cần Thơ): không phải di sản văn hóa.
- Hình 3 (Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế): di sản văn hóa phi vật thể.
- Hình 4 (Tháp Chăm, Ninh Thuận): di sản văn hóa vật thể.
- Hình 5 (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh): di sản văn hóa vật thể.
- Hình 6 (Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên): di sản văn hóa phi vật thể.
b. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
- Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có gia trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử  văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, có vật, bảo vật quốc gia....
- Một số di sản văn hóa ở Việt Nam:
+ Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long.
+ Di sản văn hóa phi vật thể: Dân ca Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan Phú Thọ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
a. Mục tiêu: HS Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 
a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?
b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?
c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
a) Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân Quảng Nam. 
- Bảo tồn và phát huy di sản phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành du lịch, vừa phát huy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.
- Lễ hội Tịch điền là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Hà Nam (nói riêng) và Việt Nam (nói chung) được tỏ chức mỗi dịp tết đến xuân về. 
b) Lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.
c) Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội: 
- Di sản văn hóa thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam. 
- Di sản văn hóa cũng tạo cơ hội giúp tăng thêm thu nhập, phát triển ngành du lịch. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa
a. Mục tiêu: HS nêu được qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 
a) Chính quyền và cá nhân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?
b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa
a) Chính quyền và cá nhân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như: 
- Chăm lo việc bảo tồn, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến di tích.
- Bà con làng xóm nhắc nhở nhau giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo chùa luôn khang trang, sạch đẹp.
b) Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa.
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
Hoạt động : Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa
a. Mục tiêu: Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc các trường hợp và quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: 
a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên.
b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa
a) Những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa:
- Chọn hát điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh để biểu diễn trong các ngày lễ của trường;
- Tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử;
- Báo với công an về hành vi vẽ lên tường ở đình làng;
- Giới thiệu với du khách nước ngoài về di sản văn hóa của Việt Nam;
- Quét dọn khu di sản văn hóa.
b) Theo em những việc học sinh cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa Việt Nam là:
- Đi tham quan, tìm hiểu về các di sản văn hóa.
- Giới thiệu di sản văn hóa đến với mọi người.
- Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.
- Quét dọn di sản văn hóa ở địa phương nơi mình sinh sống.
- Không thực hiện các hành vi phá hoại và báo cho cơ quan có thẩm quyền nếu thấy có hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1. 
- Không đồng tình với ý kiến a). Vì: ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận còn có những danh lam thắng cảnh, lễ hội,  chưa được công nhận tại các địa phương những vẫn được gọi là di sản văn hóa, như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Đền Trần (Thái Bình), Hồ Ba Bể, dân ca Sán Chi (Bắc Giang),
- Đồng tình với ý kiến b). Vì: Di sản văn hóa bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể => chúng ta cần bảo về, gìn giữ và phát huy cả 2 loại di sản văn hóa trên.
- Không đồng tình với ý kiến c). Vì: mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa bằng cách ngăn chặn hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi phá hoại di sản văn hóa.
- Đồng tình với ý kiến d). Vì: việc bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới.
- Không đồng tình với ý kiến e). Vì: bất cứ di sản văn hóa nào cũng cần được bảo vệ, giữ gìn để góp phần tạo lên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài tập 2.
- Hành vi của H không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Hành vi của T đúng, vì T đã góp phần bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa sạch đẹp.
- Hành vi của M đúng, vì M đã góp phần bảo tồn, phát triển làn điệu hát chèo của quê hương.
- Hành vi của N đúng, vì N đã góp phần giới thiệu di sản văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Bài tập 3.
- Tình huống a) Nếu là Q em vẫn sẽ đi báo công an về hành vi ấy, và nói vơi H rằng: việc trọm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.
- Tình huống b) Nếu là C, em sẽ nhắc nhở các bạn không nên làm như vậy vì đây là những hành vi phá hoại gây ảnh hưởng xấu đến di sản văn hóa.
Bài tập 4.
Học sinh căn cứ vào những di sản văn hóa của địa phương để trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong sgk
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Bài tập 1, 2: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Chuẩn bị bài 6: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk
 Ngày 13 tháng 11 năm 2022
                                                                           GVBM
 Nguyễn Văn Đương
Duyệt ngày 14/11/2022
 Nguyễn Thị Thơ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx