Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 4

GIỮ CHỮ TÍN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được chữ tín là gì.

- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi: Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

* Năng lực phát triển bản thân: Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: luôn giữ chữ tín, giữ lời hứa, thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm về lời nói và hành động của mình trong học tập và trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.

- Tranh, hình ảnh về giữ chữ tín.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sách giáo khoa, sách bài tập.

 

docx 5 trang Khánh Đăng 26/12/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 7+10 Ngày soạn : 14/10/2022
Tiết 7+10 Ngày dạy : 17+31/10/2022
BÀI 4
GIỮ CHỮ TÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được chữ tín là gì.
- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.
- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Phê phán những người không biết giữ chữ tín.
* Năng lực phát triển bản thân: Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: luôn giữ chữ tín, giữ lời hứa, thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm về lời nói và hành động của mình trong học tập và trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
- Tranh, hình ảnh về giữ chữ tín.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, sách bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
- Tiết 2: Theo em, thế nào là chữ tín?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về giữ chữ tín.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ trải nghiệm; HS chia sẻ trước lớp.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về việc giữ lời hứa, giữ chữ tín.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu SGK và trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Giữ chữ tín là giữ niềm tin – một phẩm chất đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau, giúp mỗi người thành công hơn trong cuộc sống và công việc, góp phần xây xã hội ổn định và phát triển. Bài học này giúp em hiểu được thế nào là giữ chữ tín, biết giữ chữ tín qua những việc làm cụ thể như thực hiện đúng lời hứa, cam kết, trung thực trong lời nói và việc làm. Chúng ta cùng vào Bài 4: Giữ chữ tín.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và biểu hiện của giữ chữ tín.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:  HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm và biểu hiện của giữ chữ tín.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chữ tín là gì?
GV mời đại diện 1 HS đứng dậy trước lớp đọc to, rõ ràng câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thế nào là chữ tín?
+ Giữ chữ tín là gì?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện của chữ tín
GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Nêu các biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên.
b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về chữ tín và giữ chữ tín.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín
* Chữ tín là gì?
- Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện rằng cậu bé là một người biết giữ lời hứa và rất cố gắng để thực hiện được lời hứa của mình.
- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.
- Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.
* Biểu hiện của giữ chữ tín:
- Các biểu hiện của việc giữ chữ tín trong các bức tranh trên là:
+ Bố mẹ giữ lời hứa tặng quà khi con đạt danh hiệu Học sinh giỏi (tranh số 1)
+ Đến nhà bạn đúng giờ hẹn dù trời mưa (tranh số 2);
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức vụ được giao theo đúng lời hứa (tranh số 4).
- Biểu hiện của không giữ chữ tín: không làm đúng nhiệm vụ của mình, làm một cách qua loa, dối trá (tranh số 3).
- Một số biểu hiện của giữ chữ tín khác:
+ Biết sửa sai khi mắc lỗi;
+ Nói là làm, trả đồ mượn đúng hẹn, đúng giờ;
+ Hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao;
+ Thực hiện đúng nội quy trường học, nộp bài tập đúng hạn.
- Một số biểu hiện của không giữ chữ tín:
+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân;
+ Hứa nhưng không thực hiện;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của giữ chữ tín
a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi:
a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản?
b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Ý nghĩa của giữ chữ tín
- Việc giữ chữ tín đã tạo dựng được lòng tin ở công ty đối tác và đem lại cho công ty Nhật Bản một khách hàng thân thiết trong thời gian dài.
- Hậu quả của việc không giữ chữ tín là:
+ Làm mất dần niềm tin của mọi người dành cho mình;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, khó thành công trong công việc và cuộc sống.
- Chúng ta cần giữ chữ tín vì:
+ Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người dành cho mình;
+ Biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống hơn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1:
- Câu tục ngữ: Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
=> Ý nghĩa: nếu một lần bạn không giữ lời hứa thì sau này những người bị bạn thất hứa sẽ không còn tin tưởng lời hứa của bạn nữa.
- Câu ca dao: Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
=> Câu ca dạo này hiểu theo nghĩa đen là: khi mình hứa, mình hẹn, mình nói với người khác thì mình phải làm được nhiều hơn những gì đã nói; còn nếu mình nói, mình hứa với người khác mà làm được ít hơn sẽ bị người khác cười chê. Theo nghĩa bóng: khuyen con người nên chú trọng hành động đúng với những gì đã nói, đã hứa
- Câu ca dao: Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
=> Câu ca dạo này hiểu theo nghĩa đen là: có người chỉ hẹn một lần nhưng thực hiện đúng lời hứa, còn có người hẹn đến chín lần nhưng đều quên hẹn và không thực hiện được lời hứa nào cả. Hiểu theo nghĩa bóng: câu ca dao nhấn mạnh sự trách móc đối với việc không giữ lời hứa.
Bài tập 2:
- Em đồng tình với ý kiến a). Vì:giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.
- Em đồng tình với ý kiến b). Vì: làm tốt công việc như đã cam kết chính một trong những biểu hiện của giữ chữ tín.
- Em đồng tình với ý kiến c). Vì: nếu hứa mà không thực hiện được thì không còn là giữ chữ tín nữa.
- Em đồng tình với ý kiến d). Vì: tất cả mọi người đều cần phải giữ chữ tín, trẻ con không giữ chữ tín thì lớn lên có thể cũng không biết giữ chữ tín.
- Em đồng tình với ý kiến e). Vì: khi đã thất tín thì người bị thất tín sẽ không còn tin tưởng bạn nữa, khi đó sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai người sau này.
Bài tập 3:
a) H tuy không giữ đúng hẹn đi xem xiếc với P, tuy nhiên: nguyên nhân dẫn đến việc đó là do gia đình H có việc bận đột xuất. Mặt khác, khi biết gia đình có việc bận, H đã chủ động gọi điện xin lỗi với P và hẹn P đi xem xiếc vào hôm khác.
=> Như vậy, hành động của không giữ chữ tín của H có thể thông cảm được và không đáng bị lên án. Mặt khác, việc H gọi điện xin lỗi P nên được khích lệ, vì H đã dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.
b) Hành vi của V thể hiện giữ chữ tín. Vì: V đã giúp đỡ D đúng như lời hứa và D đã tiến bộ hơn trong việc học.
c) Hành vi của T thể hiện không giữ chữ tín. Vì: T đã không trả quyển truyện theo đúng như lời hứa với C.
d) Hành vi của bà X thể hiện giữ chữ tín. Vì: bà X đã bán hàng hóa đảm bảo chất lượng đúng như tên cửa hàng mà bà mở bán.
Bài tập 4:
a) Em sẽ khuyên Y đợi cho đến khi cửa hàng đóng cửa, nếu khách hàng vẫn chưa quay lại lấy, Y nên cất túi rau cẩn thận đến ngày hôm sau, nếu khách hàng có đến thì đưa lại cho khách hàng.
b) Em sẽ khuyên M rằng dù bố mẹ đã thất hứa với M nhưng là do hoàn cảnh gia đình nên bố mẹ chưa thể mua được, M có thể đợi bố mẹ thêm một chút thời gian, đến khi tình hình kinh tế của gia đình ổn định hơn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong sgk
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Bài tập 1, 2: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Ngày 16 tháng 10 năm 2022
                                                                                                            GVBM
 Nguyễn Văn Đương
 Đã duyệt ngày 17/10/2022 
 Tổ trưởng 
 Nguyễn Thị Thơ 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx