Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

BÀI 3

HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi:

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

* Năng lực phát triển bản thân:

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: có ý thức tích cực, tự giác, vươn lên trong học tập.

- Trách nhiệm: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập

- Thiết bị dạy học : Máy chiếu, máy tính, (nếu có)

- Tranh, hình ảnh, video có nội dung về học tập tự giác, tích cực.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sách giáo khoa, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết 1: Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

 - Tiết 2: Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 26/12/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Đương
Tuần 5+6 Ngày soạn : 30/9/2022
Tiết 5+6 Ngày dạy : 03+10/10/2022
BÀI 3
HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
* Năng lực phát triển bản thân:
Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: có ý thức tích cực, tự giác, vươn lên trong học tập.
- Trách nhiệm: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
- Thiết bị dạy học : Máy chiếu, máy tính,(nếu có)
- Tranh, hình ảnh, video có nội dung về học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, sách bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
 - Tiết 2: Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài "Hổng dám đâu" và cho biết bạn nhỏ trong bài hát đã tự giác học tập như thế nào?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh lần lượt trình bày câu trả lời.
Trong bài hát, bạn nhỏ đã tự giác học bài và làm bài dù cho bạn bè có rủ đi chơi nhiều trò chơi hấp dẫn như: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm,  nhưng bạn nhỏ vẫn nhất quyết từ chối.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Học tập là nhiệm vụ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Học tập tự giác, tích cực chính là chìa khóa giúp mỗi chúng ta thành công trong cuộc sống. Để nắm được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Học tập tự giác, tích cực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
a. Mục tiêu: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
b) Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh trên.
c) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực mà em biết.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời.
- GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ:
- Cố gắng giành thêm hai giờ đồng hồ nữa để học, trong khi những người bạn khác đi ngủ hoặc đánh bài.
- Nhờ thủy thủ người Pháp giảng lại những từ không hiểu
- Mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm đọc.
- Mang sách, bút ra vườn hoa học vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày.
- Bác còn chủ động học hỏi từ các chuyên gia, từ những người thành thạo ngoại ngữ.
b) Những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh:
- Bức tranh 1: Các bạn học sinh cùng nhau bàn luận cách giải quyết để tìm ra lời giải cho bài tập, tuy nhiên một ban nữ bên trái chưa tích cực làm việc nhóm.
- Bức tranh 2: Bạn học sinh tự giác làm bài tập.
- Bức tranh 3: Bạn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Bức tranh 4: Các bạn học sinh rất tích cực, hăng hái ý kiến phát biểu xây dựng bài.
c) Biểu hiện học tập tập tự giác, tích cực:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.
- Tự giác học bài, làm bài tập mà không cần bố mẹ, thầy cô nhắc nhở
- Gặp bài khó thì chủ động nghiên cứu cách làm, không ngồi đợi người khác làm hộ
Biểu hiện học tập chưa tự giác, tích cực:
- Không chịu ôn bài, đến kì thi tìm cách quay cóp, chép bài bạn.
- Mượn bài tập của bạn khác để chép mà không tự làm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a, Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?
b, Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
a) Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại cho Tuấn và Yến:
Một kết quả học tập tốt, được thầy cô và bạn bè yêu mến.
b) Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực:
- Giúp bản thân không ngừng tiến bộ, năng động, tự tin và đạt được những thành tích tốt trong học tập.
- Rèn luyện được những đức tính tốt đẹp như tự lập, kiên trì, bền bỉ.
- Thành công trong cuộc sống và được mọi người quý mến.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1. 
 Đồng tình với ý kiến a). Vì: chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở chính là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Không đồng tình với ý kiến b). Vì: phải tự giác, tích cực học tập mọi lúc thì mới mang lại kết quả học tập tốt.
- Không đồng tình với ý kiến c). Vì: có kế hoạch nhưng không thực hiện, hoặc lúc thực hiện lúc không thì bản kế hoạch học tập đó cũng không còn ý nghĩa nữa.
- Đồng tình với ý kiến d). Vì: Tự giác, tích cực học tập có ý nghĩa lớn trong việc giúp chúng ta rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến thức cho bản thân.
Bài tập 2.
a) Q chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì Q không tự làm bài tập bằng khả năng của bản thân mà lại thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại
b) A tự giác, tích cực học tập. A dành thời gian tìm kiếm và học hỏi từ các tác phẩm văn học, các câu chuyện sưu tầm được nên khả năng viết văn của A ngày càng cải thiện
c) B chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì bạn chỉ tập trung học môn Tiếng Anh và bỏ bê những môn học khác. Mỗi môn học đều bổ ích và sẽ đem đến cho chúng ta những trải nghiệm và kiến thức khác nhau.
d) N chưa tự giác, tích cực học tập. Bởi vì N chỉ ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng thường xuyên xem điện thoại và chỉ làm bài khi bố mẹ kiểm tra, nhắc nhở.
e) T chưa tự giác, tích cực học tập bởi vì T còn ngủ gật trong lớp; P tự giác, tích cực học tập vì đã khuyên T nên tập trung nghe cô giảng bài.
Bài tập 3.
a) Nếu em là M, em sẽ:
Cách 1: Mua quà sinh nhật đem đến tặng cho M trước, sau đó xin lỗi M và mong bạn thông cảm vì không thể đến dự bữa tiệc sinh nhật của M vì còn rất nhiều bài tập phải hoàn thành.
Cách 2: Gọi điện xin lỗi bạn, nói rõ lý do không tham dự được và hứa với M rằng sẽ bù cho bạn một buổi đi chơi sau khi em hoàn thành xong hết bài tập cần làm
b) Nếu em là K, em sẽ nói với các bạn rằng em chia sẻ những kiến thức, hiểu biết cho các bạn nghe là vì em mong muốn các bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn, vì em muốn giúp đỡ các bạn đều sẽ được nâng cao thành tích học tập chú không hề muốn khoe khoang.
c) Nếu em là bạn của C, em khuyên bạn nên tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài. để cô giáo và các bạn đều biết câu trả lời quan điểm của bạn. Bên cạnh đó, tích cực phát biểu cũng giúp C thêm tự tin.
d) Nếu em là bạn cùng lớp với S, em sẽ rủ các bạn trong lớp cùng chơi với S khi đến giờ giải lao, rủ bạn tham gia các hoạt động tập thể của lớp, giúp đỡ bạn trong học tập,...
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong SGK.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bài tập 1:
- Một tấm gương tự giác. tích cực trong học tập mà em vô cùng hâm mộ đó chính là anh trai của em.
- Anh trai em học rất giỏi, và anh luôn tự giác học tập chưa bao giờ phải để bố mẹ hoặc thầy cô nhắc nhở. Anh học giỏi và rất chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu kiến thức mới trong sách vở và trên mạng internet. Vì vậy mà anh trai em đã thi đỗ vào trường Đại học Ngoại Thương.
- Anh trai em luôn giúp đỡ em trong việc học, anh rất kiên nhẫn giảng giải cho em những bài tập khó và kiến thức em chưa hiểu. Vì vậy mà thành tích học tập của em chưa bao giờ tụt dốc.
- Anh trai luôn là tấm gương sáng cho em trong việc học. Em nhất định sẽ chăm chỉ, chịu khó và chủ động học tập giống như anh trai, để ngày càng nâng cao thành tích học tập và biết thêm nhiều điều mới lạ.
Bài tập 2:
Biểu hiện chưa tự giác
Biện pháp rèn luyện
Thời gian thực hiện
Kết quả
Mải chơi game nên quên học bài, làm bài tập về nhà
- Lập và thực hiện theo thời gian biểu để cân đối giữa thời gian học và giải trí.
Ngay từ hôm nay
Thời gian học tập và vui chơi được phân bổ hợp lý. Kết quả học tập được cải thiện.
Mỗi khi thấy bài khó sẽ lên mạng tìm cách giải.
- Tự mày mò, suy nghĩ dựa vào kiến thức của bản thân để tìm ra cách giải.
3 - 6 tháng
- Thực hiện tương đối tốt
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Chuẩn bị bài 4: GIỮ CHỮ TÍN.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Ngày 02 tháng 10 năm 2022
         Đã kiểm tra GVBM
 Trần Thị Thanh Nhàn Nguyễn Văn Đương

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx