Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất :

+ Đọc : Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

+ Viết: Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.

+ Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qu có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê)

II.CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa

- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu

- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm đầu k cộng với âm đệm u. Đặt ra âm đầu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sư phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.

- Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.

- Bảng phụ, bảng con, phấn, bộ ghép chữ.

 

doc 36 trang trithuc 17/08/2022 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
LỊCH GIẢNG TUẦN 7
 Từ ngày : 19/ 10 / 2020
 Đến ngày: 23/ 10 / 2020 
THỨ
T
MÔN
TCT
TÊN BÀI GIẢNG
GHI CHÚ
HAI
19/ 10
1
Trải nghiệm
19
SHDC - Thử làm ca sĩ CMNPNVN 20-10
2
Âm nhạc
7
NN: BH Quốc ca. Nhạc cụ: Trống con
GVC
3
Tiếng việt
73
Bài 26: Ph ph Qu qu (Tiết 1)
4
Tiếng việt
74
Bài 26: Ph ph Qu qu (Tiết 2)
5
Toán
19
Bài 6: Luyện tập chung (Tiết 3)
Chiều
BA
20/ 10
1
Tiếng việt
75
Bài 27: V v X x (Tiết 1)
2
Tiếng việt
76
Bài 27: V v X x (Tiết 2)
3
GDTC
13
Bài 4: Động tác quay các hướng - Tiết 2
GVC
4
Toán
20
Bài 6: Luyện tập chung (Tiết 4)
5
TNXH
13
Bài 6: Lớp học của em ( Tiết 2)
Chiều
TƯ
21/ 10
1
Mĩ Thuật
7
Nét vẽ của em - Tiết 2
GVC
2
Tiếng việt
77
Bài 28: Y y (Tiết 1)
3
Tiếng việt
78
Bài 28: Y y (Tiết 2)
4
HĐTN
20
Bài 4: Yêu thương con người (Tiết 2)
5
Tiếng việt
79
Ôn tập đọc và viết (Tiết 1)
Chiều
6
Tiếng việt
80
Ôn tập đọc và viết (Tiết 2)
Chiều
NĂM
22/ 10
1
GDTC
14
Bài 4: Động tác quay các hướng - Tiết 3
GVC
2
Tiếng việt
81
Bài 29: Luyện tập chính tả (Tiết 1)
3
Tiếng việt
82
Bài 29: Luyện tập chính tả (Tiết 2)
4
Toán
21
Bài 7: HV, HT, HTG, hình chữ nhật (Tiết 1)
5
Đạo đức
7
Bài 6: Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
Chiều
SÁU
23/ 10
1
Tiếng việt
83
Bài 30: Ôn tập và kể chuyện (Tiết 1)
2
Tiếng việt
84
Bài 30: Ôn tập và kể chuyện (Tiết 2)
3
TNXH
14
Bài 6: Lớp học của em ( Tiết 3)
4
TNSH lớp
21
SHL - Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT – TIẾT (73+74)
BÀI 26: Ph ph Qu qu
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất :
+ Đọc : Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
+ Viết: Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.
+ Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qu có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê)
II.CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa
- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu
- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm đầu k cộng với âm đệm u. Đặt ra âm đầu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sư phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.
- Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.
- Bảng phụ, bảng con, phấn, bộ ghép chữ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 TIẾT 1
1. Ổn định lớp: GV cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- H: Hôm trước chúng ta học bài gì?
- GV gọi 1 HS đọc tiếng, từ ở bài trước
- Gọi HS 2 đọc câu ứng dụng.
- GV gọi HSNX, GV nhận xét tuyên dương
3. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động: Nhận biết
- GV cho HS quan sát tranh 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời.
- GV: Cả nhà từ phố về thăm quê.
- GV yêu cầu HS đọc theo
- GV : Trong câu: “Cả nhà từ phố về thăm quê.” có âm ph và qu hôm nay cô hướng dẫn các em đọc và viết.
- GV ghi tên bài lên bảng: Bài 26 : Ph ph Qu qu 
* Hoạt động: Đọc 
a. Đọc âm:
*Đọc âm p - ph:
- GV cho HS quan sát âm p - ph mẫu và giới thiệu.
- GV đọc mẫu âm p - ph
- GV yêu cầu HS đọc âm p - ph: CN-N-ĐT 
- GV nhận xét, tuyên dương
*Đọc âm qu:
- GV cho HS quan sát âm qu mẫu và giới thiệu.
- GV đọc mẫu âm qu
- GV yêu cầu HS đọc âm qu: CN-N-ĐT 
- GV nhận xét, tuyên dương
b. Đọc tiếng:
*Đọc tiếng mẫu:
* Tiếng phố:
- GV hỏi: Có âm ph muốn có tiếng phố ta thêm âm gì? Thanh gì?
- GV giới thiệu mô hình tiếng phố
ph
ô
Phố
- GV hỏi: Trong tiếng phố âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- GV đánh vần: phờ-ô-phô-sắc-phố
- GV đọc trơn : phố
- GV nhận xét, yêu cầu HS nêu lại cách ghép
* Tiếng quê:
- GV hỏi: Có âm qu muốn có tiếng quê ta thêm âm gì? 
- GV giới thiệu mô hình tiếng quê
qu
ê
quê
- GV hỏi: Trong tiếng quê âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ?
- GV đánh vần mẫu: quờ- ê-quê
- GV đọc trơn mẫu: quê
- GV yêu cầu HS ghép tiếng quê
- GV nhận xét, yêu câu HS nêu lại cách ghép
*Đọc tiếng trong SGK:
*Đọc tiếng chứa âm ph
- GV viết lên bảng: phà, phí, phở
- GV hỏi: Trong các tiếng này có âm nào giống nhau?
- GV cho HS đánh vần sau đó đọc trơn lần lượt từng tiếng.
*Đọc tiếng chứa âm qu
- GV viết lên bảng: quạ, quê, quế
- GV hỏi: Trong các tiếng này có âm nào giống nhau?
- GV cho HS đánh vần sau đó đọc trơn lần lượt từng tiếng
* Đọc lại các tiếng: phà, phí, phở
quạ, quê, quế
- GV cho HS đọc: CN-N-ĐT
* Ghép chữ cái tạo tiếng:
- GV cho HS tự tạo các tiếng có chứa âm ph, qu
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng và nêu lại cách ghép.
- GV cho HS đọc trơn các tiếng mới ghép 
Giải lao
c. Đọc từ ngữ:
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế.. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, chẳng hạn: GV cho từ pha trà xuất hiện dưới tranh 
- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần pha trà, đọc trơn từ pha trà. GV thực hiện các bước tương tự đối với phố cổ, quê nhà, quả khế 
* Đọc lại từ ngữ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế.
- GV cho HS đọc: CN-N-ĐT
* Hoạt động: Viết bảng
- GV đưa lần lượt mẫu chữ ph qu và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận biết độ cao độ rộng của chữ.
- GV viết mẫu lần lượt chữ ph qu và từ pha trà, quê nhà lên bảng. GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết. 
ph qu pha trà quê nhà
- GV yêu cầu HS viết bảng con lần lượt chữ ph, qu, pha trà, quê nhà 
- GV quan sát, hướng dẫn, uốn nắn HS
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS
TIẾT 2
*Hoạt động : Viết vở
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài viết
- GV nhắc các em tư thế ngồi và cách cầm bút trước khi viết
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ ph, qu và từ pha trà, quê nhà vào vở tập viết.
- GV quan sát hỗ trợ HS.
- GV NX, đánh giá và sửa lỗi cho HS.
Giải lao
*Hoạt động : Đọc câu
- GV cho HS quan sát các câu : “Bà ra Thủ Đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi bờ hồ, đi phố cổ.”
- GV yêu cầu HS đọc thầm 
- GV: Em hãy tìm trong các câu: “Bà ra Thủ Đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi bờ hồ, đi phố cổ.” tiếng có âm ph, qu? 
- GV yêu cầu HS đánh vần sau đó đọc trơn các tiếng, từ quà quê, phố
- GV đọc mẫu lần lượt từng câu: “Bà ra Thủ Đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi bờ hồ, đi phố cổ.”
- GV yêu cầu HS đọc
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận trả lời: 
+ Bà của bé đi đâu? 
+ Bà cho bé cái gì?
+ Bố đưa bà đi đâu ?
GV có thể hỏi thêm (tuỳ vào khả năng của HS): Thủ đô của nước mình là thành phố nào? 
 Theo em hồ được nói đến trong bài là hồ nào? 
- GV nêu nội dung tranh và liên hệ, giáo dục HS.
*Hoạt động: Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nhận xét về các tình huống trong tranh.
+ Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ nhất? 
+ Họ đang làm gì? 
+ Theo em, vì sao bạn ấy cảm ơn bác sĩ? 
 + Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ hai? 
+ Các bạn đang làm gì? (Ai đang giúp ai điều gì?) 
 Theo em, bạn HS nam sẽ nói gì với bạn HS nữ?
- Một số (2 - 3) HS nói dựa trên những câu hỏi ở trên.
- GV: Các em còn nhớ nói lời cảm ơn với bất kì ai khi người đó giúp minh dù là việc nhỏ.
- Một số (2-3) HS kể một số tình huống mà các em nói lời cảm ơn với người đã giúp mình.
- GV GDHS, rút ra chủ để luyện nói: Cảm ơn
4. Củng cố dặn dò:
- GV hỏi: Bài học vừa rồi chúng ta học âm gì? 
- Cho HS đọc lại toàn bài
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có âm ph, qu đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài; tìm thêm từ ngữ có tiếng chứa âm ph qu Xem trước: Bài 27: V v X x.
- GV nhận xét tiết học.
HS hát
- Ôn tập và kể chuyện
- HS đọc tiếng, từ
- 2 HS đọc 
- HS quan sát
- Cả nhà từ phố về thăm quê.
- HS đọc : CN-N- ĐT: “Cả nhà từ phố về thăm quê.”
- HS nhắc lại 
- HS quan sát
- HS đọc : CN-N-ĐT
- HS quan sát
- HS đọc : CN-N-ĐT
- Có âm ph muốn có tiếng phố thêm âm ô sau âm ph và thanh sắc trên âm ô
- Trong tiếng phố âm ph đứng trước âm ô đứng sau và thanh sắc trên âm ô.
- HS đánh vần: phờ-ô-phô-sắc-phố: CN-N-ĐT
- HS đọc trơn: phố: CN-N-ĐT
- HS nêu
- Có âm qu muốn có tiếng quê thêm âm qu sau âm ê
- Tiếng quê âm qu đứng trước, âm ê đứng sau.
- HS đánh vần: quờ-ê-quê: CN-N-ĐT
- HS đọc trơn: quê : CN-N-ĐT
- HS ghép tiếng quê
- HS quan sát
- Âm ph
- HS đánh vần sau đó đọc trơn các tiếng : CN-N-ĐT
- HS quan sát
- Âm qu
- HS đánh vần sau đó đọc trơn các tiếng : CN-N-ĐT
- HS phân tích và nêu lại cách ghép
- HS đọc ĐT
- HS đọc: CN-N-ĐT
- HS chơi trò chơi, múa, hát,...
- HS phân tích, đánh vần, sau đó đọc trơn lần lượt các từ: CN-N-ĐT
- HS đọc: CN-N-ĐT
- HS quan sát
- HS viết bảng con chữ ph, qu, pha trà, quê nhà 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- HS lắng nghe
- HS quan sát lắng nghe
- HS viết bài
- HS chơi trò chơi, múa, hát
- HS quan sát
- HS đọc thầm
- HS nêu: chia, thìa, dĩa
- HS đánh vần, sau đó đọc trơn: quà quê, phố:CN-N-ĐT
- HS đọc: CN-N-ĐT
- HS quan sát tranh
- Bà của bé ra Thủ đô.
- Bà cho bé quà quê.
- Bố đưa bà đi bờ hồ, đi phố cổ.
- HS trả lời
- Hà Nội
- Hồ Hoàn Kiếm
- HS quan sát
- Bác sĩ, bố và bé
+ Bạn nhỏ đứng cạnh bố, đang nói lời cảm ơn bác sĩ
- HS kể
- HS đọc ĐT : Cảm ơn
- Chúng ta vừa học âm ph qu
- 2HS đọc
- HS nêu: phố, phở, phòng, quà, quần, quán,...
- Em thích ăn phở.
- Món quà em thích nhất là búp bê.
=====================&=====================
TOÁN (TIẾT 19)
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
- Đếm, đọc viết được các số trong phạm vi 10
- So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10
- Gộp và tách được số trong phạm vi 10.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, 
- Biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1, SGK Toán 1 tập 1, bút, vở...
- Những mô hình, vật liệu, xúc xắc,....để tổ chức các hoạt động trò chơi trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: GV cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi hôm trước các em học bài gì?
-GV nhận xét
-GV cho HS đếm số từ 0-10
-GV đọc cho HS viết từ 0-10 vao bảng con
 - GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét cho HS đếm lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động: Khởi động
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Luyện tập chung” (Tiết 3)
* Hoạt động:
Bài 1: >,<,= ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HD HS so sánh hai số rồi điền số thích hợp vào ô trống. 
- GV hỏi: Ta sẽ điền dấu so sánh nào vào chỗ trống sau: 1 .....2.
- GV cho HS làm vào vở 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: So sánh
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh rồi trả lời câu hỏi: 
 + Trong tranh có bao nhiêu con mèo? Bao nhiêu con cá?
+ Số mèo nhiều hơn hay ít hơn số cá? Ta điền dấu nào?
- HS ghi kết quả vào vở
Tương tự GV hướng dẫn HS thực hiện với các bức tranh b, c, d.
- GV nhận xét, kết luận
Trò chơi: Cầu thang – Cầu trượt
* GV nêu cách chơi:
- Chơi theo nhóm
- Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, chọn 1 quân cờ và đặt tại ô XUẤT PHÁT
- Người chơi lần lượt gieo xúc xắc và di chuyển quân cờ của mì ... ?
- Gọi HS 2 đọc tiếng vừa tìm được.
- GV gọi HSNX, GV nhận xét tuyên dương
3. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động: Đọc tiếng 
- GV yêu cầu HS ghép âm đầu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to
tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
* Hoạt động: Đọc từ ngữ
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.
* Hoạt động: Đọc câu
* Nhà bé ở Thủ đô. Thủ đô có Bờ hồ. Quê bé ở Phú Thọ. Phú Thọ có chè, có cọ. Xa nhà, bé nhớ mẹ. Xa quê, bé nhớ bà.
- HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có chứa các âm p – ph, qu, v, x, y 
- GV giải thích nghĩa của từ ngữ Thủ đô, Bờ Hồ.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi: 
+ Nhà bé ở đâu? 
+ Quê bé ở đâu?
+ Xa nhà, bé nhớ ai? 
+ Xa quê bé nhớ ai?
GV và HS thống nhất câu trả lời
* Hoạt động: Viết
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập cụm từ: Chia quà cho bé ( chữ cỡ vừa) trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.
- HS hát
Bài 29: Luyện tập chính tả
- HS 1 lên tìm tiếng 
- HS đọc 
- HS ghép và đọc: CN-N-ĐT
- HS bổ sung thanh điệu 
- HS đọc: CN-N-ĐT
- Lắng nghe
- HS đọc thầm. Tìm tiếng chứa các âm: quê, phú, xa, ..
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS viết bài vào vở tập viết
Chia quà cho bé
TIẾT 2
* Hoạt động: Kể chuyện
a. Văn bản
KIẾN VÀ DẾ MÈN
 Mùa thu đến, đàn kiến cặm cụi kiếm thức ăn, còn dể nền thì suốt ngày vui chơi. Một ngày, dế mền hỏi kiến:
- Sao các bạn làm việc suốt ngày thế?
- Chúng tôi tích trữ lương thực đấy
 Dế mèn tiếp tục rong chơi.
 Mùa đông đến, dể mèn không kiếm đâu ra thức ăn. Đói quá, nó tìm đến nhà kiến. Đàn kiến đang cùng nhau ăn uống vui vẻ trong ngôi nhà ấm úp. Dế cất lời:
 - Các bạn kiến ơi, tôi đói quá, cho tôi ăn với!
 Đàn kiến nhìn để mèn, chị kiến lớn nói:
 - Vào đây cùng ăn với chúng tôi đi!
 Khi ăn uống xong, chị kiến lớn nhẹ nhàng nói:
 - Dế mèn ạ, muốn có thức ăn thì phải chăm chỉ lao động. 
Dế mèn đã hiểu ra. Và khi ta xuân đến, dễ vui vẻ cùng đàn kiến đi kiếm thức ăn.
 (Theo Truyện cổ tích Nhật Bản)
* Hoạt động: GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
- Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
- Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
Đoạn Từ đầu đến tiếp tục rong chơi. GV hỏi HS:
1. Mùa thu đến đàn kiến làm gì?
2. Còn dế mèn làm gì? 
Đoạn 2: Từ Mùa đông đến cùng ăn với chúng tôi đi. GV hỏi HS:
3. Đông sang, đói quá, dế mèn đã làm gì?
4. Chị kiến lớn đã nói gì với dế mèn?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
5. Xuân về dế mèn cùng đàn kiến làm gì?
- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phủ hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. 
* Hoạt động: HS kể chuyện
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại các chữ vừa học và thực hành giao tiếp tại nhà, kể cho người than trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện trên
- Đàn kiến cụm cụi kiếm thức ăn
- Dế mèn thì suốt ngày vui chơi
- Dế mèn tìm đến nhà kiến
- Dế mèn ạ, muốn có thức ăn thì phải chăm chỉ lao động.
- Dế vui vẻ cùng đàn kiến đi tìm thức ăn.
- HS kể chuyện theo nhóm. Đại diện nhóm lên kể. 
- HS xung phong lên kể
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
=====================&=====================
TỰ NHIÊN XÃ HỘI (Tiết 14)
BÀI 6: LỚP HỌC CỦA EM (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất sau:
- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học.
- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học.
- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.
- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp, tôn trọng, đoàn kết, yêu thương với bạn bè, thầy cô. Có tinh thần trách nhiệm với với bạn bè trong lớp.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Hình trong SGK phóng to (nếu có)
+ Chuẩn bị 2-3 bộ phiếu bìa, mỗi bộ phiếu gồm nhiều tấm bìa nhỏ, trên mỗi tấm bìa ghi tên một số đồ dùng có trong lớp học (bàn GV, bảng đen, đồng hồ)
+ Một số bộ bìa để tổ chức trò chơi
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 3
1. Ổn đinh lớp HS Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Tiết trước học bài gì?
 Ở lớp em đã tham gia những hoạt động học tập nào?
GV nhận xét
3. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động: khởi động
- GV gọi HS kể những hoạt động ngoài giờ học ở lớp mà em đã tham gia.
 - GV dẫn vào tiết học
* Hoạt động: Khám phá
- GV HD cho HS quan sát từng hình trong SGK, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV.
+ Kể hoạt động của các bạn ở từng hình?
+Em có nhận xét gì về sự tham gia của các bạn? 
+ Hoạt động nào thể hiện cô giáo như mẹ hiền?
 GV gọi HS nhận xét về hoạt động của bạn khi tham gia các hoạt động đó?
GV nhận xét
* Hoạt động Thực hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kể về hoạt động chính của mình.
- Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Từng nhóm sẽ lần lượt kể từng hoạt động ở lớp (yêu cầu không kể trùng nhau).
 Nhóm nào kể được nhiều nhất là nhóm thắng cuộc.
+ GV quan sát, nhận xét và động viên các em.
 + Sau đó, GV gọi một vài HS nói về hoạt động yêu thích ở lớp và giải thích lý do nhằm rèn cho HS kĩ năng phát biểu, mạnh dạn nêu suy nghĩ cá nhân.
*Hoạt động vận dụng
- GV gợi ý cho HS một số việc mà em làm để giúp đỡ cô và các bạn ở lớp.
- Từ đó, GV khuyến khích HS phát biểu về những việc em đã làm và tiếp tục làm để thực hiện điều đó
- GV dặn HS chia sẻ những việc trên với gia đình mình.
GV kết luận: Các em cần phải có ý thức tham gia giúp đỡ thầy cô giáo và các bạn.
* Đánh giá
- HS kể được các hoạt động ở lớp và tích cực tham gia các hoạt động đó. Đồng thời rèn luyện ý thức hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong các hoạt động ở lớp.
- GV tổ chức cho HS thảo luận về nội dung hình tổng kết cuối bài. liên hệ với bản thân và nói cảm nhận của em về lớp học, về các hoạt động ở lớp từ đó hình thành ý thức, thái độ và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản thân
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học
Chia sẻ với bố mẹ, anh chị về những việc em đã làm để giúp đỡ thầy cô và các bạn ở lớp
- Kể cho bố mẹ nghe về hoạt động trên lớp
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- HS hát
Lớp học của em
- HS trả lời
- Lắng nghe
HS kể
- HS quan sát
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
HS tham gia trò chơi
- Chia 3 nhóm chơi, mỗi nhóm 3 bạn.
- Từng nhóm sẽ lần lượt kể từng hoạt động ở lớp
HS lắng nghe
+ 2, 3 HS trả lời
+ HS bổ sung, nhận xét
HS nêu
HS lắng nghe
- HS nêu lại
=====================&=====================
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
KỂ VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ EM YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 2 “Em biết yêu thương” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.CHUẨN BỊ:
- GV : bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
- GV ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
a/ Sơ kết tuần học
Nhận xét chung của GV chủ nhiệm
*Ưu điểm: 
- Đa số các em đã có ý thức trong HT. 
- Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
- Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia xây dựng bài.
+ Tuyên dương: 
*Tồn tại: 
- Một số em chưa chủ động viết bài, chưa thuộc hết bảng chữ cái, cần khắc phục
- Một số em còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung khi học...
*Trò chơi: “Con thỏ”
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
- Học chương trình tuần 7.
- Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Duy trì nề nếp lớp học, đôi bạn cùng tiến.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập
- Tham gia phát biểu, xây dựng bài sôi nổi
- Tiếp tục duy trì sĩ số HS đến mức tối đa.
- Duy trì những biểu hiện tốt đã đạt được trong tuần.
- Khắc phục mọi khuyết điểm trong tuần qua.
 3. Sinh hoạt theo chủ đề “Kể về người phụ nữ em yêu thương”
- GV yêu cầu HS kể về mẹ, bà, chị gái hoặc cô giáo và những người phụ nữ mà em yêu thương
- Yêu cầu các bạn lắng nghe tích cực và chia sẻ cảm xúc
- Khuyến khích HS tham gia biểu diễn văn nghệ, hát những bài ca ngợi phụ nữ
ĐÁNH GIÁ
a)Cá nhân tự đánh giá
-GV hướng dẫn HS tự đánh giá em đã thể hiện được hành vi yêu thương theo các mức độ dưới dây:
-Tốt: Thể hiện được những hành vi yêu thương trong các tình huống thể hiện qua tranh và làm được tiệp tặng người phụ nữ yêu quý.
-Đạt: Thể hiện được hành vi yêu thương trong ba tình huống thể hiện qua tranh, trong đó có 2 tình huống thể hiện tình yêu thương đối với gia đình và làm được thiệp tặng người phụ nữ yêu quý
-Cần cố gắng: Thể hiện được hành vi yêu thương trong 2 tình huống thể hiện qua tranh và làm được thiệp tặng người phụ nữ yêu quý 
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:
+ Có sáng tạo trong thực hành hay không
+ Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
- HS hát
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS kể
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- HS theo dõi
- Lắng nghe
=====================&=====================

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc