Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. Mục đích ,yêu cầu:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

+ Nhận biết âm và chữ cái t, th; đánh vần, đọc đúng tiếng có t, th.

+ Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm t, âm th.

+ Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lỡ tí ti mà.

+ Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: t, th, tiếng tổ, thỏ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

+ Các em biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.

+ Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, Trình bày đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

+ 4 thẻ từ để 1 HS làm BT đọc hiểu.

+ Vở Luyện viết 1, tập một.

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 30 trang trithuc 17/08/2022 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
TUẦN 6 Sáng thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2020 
Hoạt động trải nghiệm: SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
 HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. Mục tiêu: 
- HS biết cảm thông chia sẻ, giúp đỗ bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, hình thành phẩm chất nhân ái;
- Giáo dục truyền thống nhân đạo của dân tộc “thương người như thể thương thân”;
- Rèn thói quen biết tiết kiệm, tôn trọng bạn bè; kỹ năng hợp tác, lam việc nhóm để hoàn thành cộng việc chung;
- Rèn ý thức tự lực, tự chủ, kỹ năng thiết kế tổ chức hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Động viên HS nhiệt tình tham gia phong trào.
 HS: Thông báo với gia đình về hoạt động nhân đạo của trường để giúpđỡ, tự giác thực hiện phong trào.
 III. Nội dung sinh hoạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Chào cờ ( 20 phút) 
- HD HS xếp hàng tham gia lễ chào cờ
- Lớp trực nhận xét thi đua
- Tổng phụ trách, ban giám hiệu nhà trường nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
HĐ2.Diễn đàn “Lá lành đùm lá rách”
 (5 phút)
- Đại diện các lớp lên phát biểu tham luận, các câu chuyện súc tích về chủ đề “Lá lành đùm lá rách”
- HS các khối lớp có thể tham gia chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của mình về chủ đề.
HĐ3.Quyên góp ủng hộ nhân đạo(10 phút)
- Thùng quyên góp được để ở ví trí trang trọng trên sân khấu.
- Hướng dẫn chương trình gọi thứ tự từng lớp lên, đại diện các lớp mang phong bì lên công bố số tiền ủng hộ của lớp mình, bỏ vào thùng quyên góp chung của trường.
- Các đồ dùng học tập, sách vở quần áo ấm, chăn màn, giày, mũ,.. các lớp tập hợp và đóng thùng tại lớp.
+ GV: Tổng phụ trách đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia phong trào “Lá lành đùm lá rách” và khen gợi các lớp tích cực tham gia ủng hộ.
- Công bố số tiền toàn trường quyên góp sẽ dành tặng cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
- Tổ chức cho các em chia sẻ cảm xúc khi thực hiện hành động nhân đạo.
HĐ3. HĐ nối tiếp ( 2 phút)
-Dặn HS thực hiện các việc làm tốt hằng ngày
- Tập trung dưới cờ, tham gia lễ chào cờ.
- Lắng nghe 
- HS lắng nghe trả lời.
- Đại diện HS lên chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe thực hiện
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ 
- HS lắng nghe
Tiếng Việt: BÀI 28: T, TH (Tiết 1, 2)
I. Mục đích ,yêu cầu: 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.
+ Nhận biết âm và chữ cái t, th; đánh vần, đọc đúng tiếng có t, th.
+ Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm t, âm th.
+ Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lỡ tí ti mà.
+ Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: t, th, tiếng tổ, thỏ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
+ Các em biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
+ Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, Trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ 4 thẻ từ để 1 HS làm BT đọc hiểu.
+ Vở Luyện viết 1, tập một.
III. Các hoạt động dạy học 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động (5 phút)
+ Bài cũ: GV kiểm tra HS đọc bài Tập đọc Ở nhà bà (bài 27).
- GV nhận xét
+Bài mới : Hôm nay chúng ta bài học mới: âm và chữ cái t, th.
- GV giới thiệu chữ T in hoa dưới chân trang 2 của bài đọc.
HĐ2. Khám phá (15 phút)
1.Dạy âm t, chữ t.
- GV y/c HS quan sát tranh SGK.
- GV giới thiệu tổ chim
- GV viết bảng: tổ
- Phân tích tiếng tổ?
- Đánh vần
2. Dạy âm th và chữ th (làm như t): 
- GV giới thiệu con thỏ
- GV viết bảng: thỏ
- Phân tích tiếng thỏ?
- Đánh vần- đọc trơn
- Các em được học 2 chữ mới và 2 tiếng mới mới nào?
- GV chỉ mô hình các tiếng
- GV yêu cầu cài chữ t, th, tổ, thỏ
HĐ3: Luyện tập ( 20 phút)
Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh (BT2)
? Tiếng nào có âm t? Tiếng nào có âm th?
- Làm như những bài trước. Cuối cùng, GV chỉ từng từ in đậm, cả lớp đồng thanh: Tiếng tô (mì) có âm t. Tiếng thả (cá) có âm th,..., Tiếng ti (vi) có âm t. Tiếng tạ có âm t. Tiếng thợ (mỏ) có âm th
- Tìm tiếng ngoài bài có âm t, th?
Bài 3. Tập đọc
a. GV giới thiệu 4 hình minh hoạ câu chuyện: hổ và thỏ kê ti vi.
b. GV đọc mẫu.
c. Luyện đọc từ ngữ: lỡ, tí ti, nhờ thỏ kê ti vi, xô đổ, khà khà, bỏ qua. 
GV giải nghĩa từ: lỡ (như nhỡ) tí ti (hết sức ít); khà khà (cười vui)
- GV nhận xét
  Tiết 2
Bài 3(Tiếp): Tập đọc (15 phút)
d. Luyện đọc từng lời dưới tranh
- GV: Bài đọc có 4 lời dưới 4 tranh (9 câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng. Có thể đọc liền 2 câu (Hổ la: “Thỏ phá nhà ta à? ”), liền 3 câu (lời dưới tranh 4).
e. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn là lời dưới 2 tranh) (theo cặp, tổ).
g. Thi đọc theo lời nhân vật (người dẫn chuyện, hổ, thỏ)
- (Làm mẫu): GV vai người dẫn chuyện, cùng 2 HS (vai hổ, thỏ), làm mẫu.
- Từng tốp (3 HS) phân vai luyện đọc trước khi thi.
- Vài tốp thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm.
h. Tìm hiểu bài đọc
- GV đưa lên bảng nội dung BT; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.
- GV giúp HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp. 
- GV: Hổ la thế nào?
- GV: Nghe thỏ nói : “Tớ lỡ tí ti mà”, hổ nói gì? 
GV: Lúc đó, hổ mới nhớ là nó đang nhờ thỏ giúp mà lại la mắng thỏ. Như thế là bất lịch sự, nên cười “khà khà”,và nói bỏ qua chuyện đó.
Bài 4. Tập viết (Bảng con) (20 phút)
a. Cả lớp đọc các chữ, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
b. GV vừa viết mẫu vừa hướng dần
- Chữ t: cao 3 li; viết. 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng ngang.
- Chữ th: là chữ ghép từ 2 chữ t và h (viết chữ h: 1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu). Chú ý viết t và h liền nét.
-Tiếng tổ: viết t trước, ô sau,
-Tiếng thỏ: viết th trước, o sau,
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài Tập đọc Ở nhà bà (bài 27).
- HS theo dõi
 - HS quan sát tranh. nói: tổ chim.
- HS đọc: tổ (CN – N –L)
-HS: Tiếng tổ có 2 âm: âm t đứng trước, âm ô đứng sau, dấu hỏi đăt trên âm ô
- Đánh vần và đọc tiếng: tờ - ô - tô - hỏi - tổ / tổ.
- HS nhìn hình, nói: con thỏ.
- HS đọc: thỏ (CN – N –L)
-HS: Tiếng thỏ có 2 âm: âm th đứng trước, âm o đứng sau, dấu hỏi đăt trên âm o
- Đánh vần và đọc tiếng: thờ - o - tho - hỏi – thỏ / thỏ.
- HS: 2 chữ mới học: t, th; 2 tiếng mới học: tổ, thỏ. 
- HS: đánh vần, đọc trơn ( N- L)
- HS gài lên bảng cài chữ t, th, tổ thỏ 
- HS quan sát tranh
- HS: Thảo luận nhóm đôi
- HS: Các nhóm trình bày – nhận xét
- HS nói 3- 4 tiếng ngoài bài có âm t (ta, tai, tài, táo, tim, tối,...); có âm th (tha, thái, thèm, thềm, thảo,...).
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc ( CN – N) 
- HS lắng nghe
- HS luyệnđọc lại bài
- HS luyện đọc
- HS thi đọc tiếp nối tiếp(CN – N).
- HS đọc theo lời nhân vật
- HS thực hiện 
- HS thực hiện
- 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc cả bài (đọc nhỏ).
- HS nối các vế câu trong VBT (hoặc làm miệng).
- HS nói kết quả
- Cả lớp nhắc lại kết quả: 
(a - 2) Hổ nhờ thỏ kê ti vi. 
(b - 1) Thỏ lỡ xô đổ ghế, bị hổ la.
-HS (Hổ la: “Thỏ phá nhà ta à?”)
-HS (Hổ khà khà: “À, tớ nhờ thỏ kia mà. Bỏ qua!”). 
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con t, th (2 lần). 
- Viết: tổ, thỏ.
- HS lắng nghe thực hiện.
Đạo đức : Bài 6. LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ
I. Mục tiêu:
+ Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
+ Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
II. Chuẩn bị
+ Vở bài tập đạo đức 1
+ Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động ( 3 phút)
+ Bài cũ: - Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét
+ Bài mới : GV giới thiệu bài ghi mục bài
HĐ2. Khám phá ( 12 phút)
Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị
- GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK, GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?”
- GV lắng nghe tổng kết
-Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?
Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. HĐ3. Luyện tập( 12 phút)
1. Em chọn việc nên làm
- GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao?
- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2 vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.
- GV kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ,
2.Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ,
HĐ4. Vận dụng ( 8 phút)
1. Xử lí tình huống
- GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. 
- GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS).
Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp,
2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
- GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. 
- Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
+ Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu).
+ Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
+ Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.
+ Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn 
-HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận trả lời 
- Học sinh trả lời
+ Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2.
+ Mặt mếu: việc làm ở tranh 3.
+ tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố. 
+tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ.
+tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời.
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
- HS lắng nghe.
- HS theo nhóm đôi để đóng vai
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS nêu
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
- HS lắng nghe
Chiều thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2020 
 Toán: BÀI 5: MẤY VÀ MẤY (Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
1. Phát triển các kiến thức.
+ Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này
2. Phát triển các năng lực chung 
+Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
+ Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Bộ đồ dùng học toán 1.
+ Các tấm thẻ từ 5 chấm đến 6 chấm
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động ( 5 phút)
+ Bài cũ: 
- GV gắn lên bảng 1 tấm thẻ 5 chấm tròn, 1 tấm thẻ 2 chấm tròn
- GV nhận xét
+ Bài mới: GV giới thiệu bài- ghi mục bài
HĐ2. Khám phá( 30 phút)
Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HD HS đếm số châm tròn
- GV cho HS đếm bài
- Gv nhận xét , bổ sung 
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS đếm số bánh ở từng đĩa , sau đó đếm số bánh ở cả 2 đĩa
- HD HS đế ... (như mục b) 
- GV hướng dẫn: .
+ ua: là chữ ghép từ hai chữ u và a,đều cao 2 li.
+ cua: viết c trước, ua sau.
+ ưa: là chữ ghép từ hai chừ ư và a.
+ ngựa: viết ng, ưa, dấu nặng đặt dưới ư.
- Yêu cầu HS tập tô, tập viết: ua, cua, ưa,ngựa, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
HĐ3.Củng cố, dặn dò(5 phút)
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài
- HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng; u, tủ, ư, sư tử nói cách viết, độ cao các con chữ .
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS tập tô, tập viết: u, tủ, ư, sư tử trong vở Luyện viết 1, tập một
 - HS tập tô, tập viết: ua, cua, ưa, ngựa, hoàn thành phần Luyện tập thêm
Tăng cường Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Phát triển các kiến thức.
+ Đếm , đọc viết được các số trong phạm vi 10
+ So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10
+ Gộp và tách được số trong phạm vi 10
2. Phát triển các năng lực chung 
+ Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, 
+ Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Vở THVPTNL Toán tập 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động (5 phút)
+ Bài cũ
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con các sos từ 0 đến 10
- GV nhận xét.
+ Bài mới - Giới thiệu bài – Ghi mục bài
HĐ2. Khám phá(25-30 phút)
Bài 4: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng(Trang 21)
Cho thêm mấy quả lê vào rổ để dược :
* Trong rổ có 9 quả lê. 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi về nội dung bức tranh: Bức tranh vẽ gì?
- HDHS đếm thêm để tìm đáp án thích hợp
- Vậy ta thêm vào rổ đáp án A hay B?
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
 * Trong rổ có 9 quả lê
- HDHS đếm thêm để tìm đáp án thích hợp
- Vậy ta thêm vào rổ đáp án A hay B?
- GV cùng HS nhận xét
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Bình có nhiều cá nhất: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS nhìn tranh
-Trong tranh có mấy bình cá? 
- Hãy đếm số cá ở mỗi bình
- Cho HS tự làm bài
- GV cùng HS nhận xét
- Gv nhận xét , kết luận
HĐ3.Củng cố, dặn dò(5 phút)
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau:
- HS làm vào bảng con các số từ 0 đến 10
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại y/c của bài
- HS đếm và đáp án thích hợp
- Làm vào vở BT.
- HS nêu miệng: Đáp án B
- HS nhận xét bạn
- HS đếm và đáp án thích hợp
- HS nêu miệng: Đáp án A
- HS nhắc lại y/c của bài
- HS trả lời
- Có 3 bình cá
- HS quan sát và đếm số cá trong các bình
- Làm vào vở BT.
- HS nêu miệng:Bình C có nhiều cá nhất( 7 con)
- HS nhận xét bạn
- HS lắng nghe thực hiện
Chiều thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020 
Kế chuyện: BÀI 32. DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I. Mục tiêu: 
 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
 + Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
 + Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
 + Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
 + Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi đàn dê con thông minh, ngoan ngoãn, 
 biết nghe lời mẹ nên không mắc lừa con sói gian ác.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
+ Khơi gợi tình yêu học tập.
+ Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Tranh minh họa chuyện.
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Khởi động ( 3 phút) 
+ Bài cũ :
- GV đưa lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Kiến và bồ câu
- GV nhận xét
+ Bài mới: Giới thiệu bài – ghi mục bài
HĐ2. Khám phá ( 35 phút)
1. Giới thiệu chuyện: Bầy dê con trong câu chuyện Dê con nghe lời mẹ rất ngoan,
2. Khám phá và luyện tập
a) Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm:
b)Trả lời câu hỏi theo tranh
Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Trước khi đi, dê mẹ dặn các con điều gì? 
- GV chì tranh 2: sói làm gì khi dê mẹ vừa ra khỏi nhà? 
- GV chí tranh 3: Vì sao bầy dê con không mở cửa, đồng thanh đuổi sói đi? 
- GV: Bầy dê rất khôn ngoan,
- GV chỉ tranh 4: Thấy vậy, sói làm gì? 
- GV chỉ tranh 5: Dê mẹ về nhà khen các con thế nào? 
c) Kể chuyện theo tranh 
- Mỗi HS chỉ 2 hoặc 3 tranh, tự kể chuyện.
- HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh.
- GV cùng HS bình chọn bạn bạn kể chuyện to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể.
d)Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? 
- GV Câu chuyện khuyên các em phải khôn ngoan, có tinh thần cảnh giác, biết nghe lời mẹ như bầy dê con mới không mắc lừa kẻ xấu.
HĐ3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
-Tuyên dương nhữngHS kể chuyện hay
- Về nhà kể lại cho người thân nghe 
- 2 HS lên kể
- 1 HS xung phong kể
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Dê mẹ dặn các con phải đề phòng lão sói. Lão sói nói giọng khàn, chân đen sì. Khi nào về, mẹ sẽ gõ cửa và hát,..
- Sói đứng rình ngoài cửa nghe hết lời dặn của dê mẹ,
- Vì bầy dê con nhận ra giọng sói khàn khàn, không trong trẻo như giọng mẹ,
- Sói đành cụp đuôi, lủi mất.
- Dê mẹ khen các con khôn ngoan, biết nghe lời mẹ.
- HS thực hiện tự kể chuyện.
- HS tham gia bình chọn.
- HS Phải nhớ lời mẹ dặn. Phải luôn đề phòng kẻ xấu.Phải khôn ngoan, thông minh, không mắc lừa kẻ xấu.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe thực hiện
Tiếng Việt: Bài 33. ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
 - Đọc đúng, hiểu ý nghĩa của bài Tập đọc Thỏ thua rùa (2).
- Chép đúng 1 câu văn trong bài.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
+ Khơi gợi tình yêu học tập.
+ Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Các thẻ từ ghi số TT, 3 câu của BT đọc hiểu.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động(4-5’)
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài. Mời 1 HS đọc bài Thỏ thua rùa (1) để kết nối với Thỏ thua rùa (2).
HĐ2. Khám phá(25-30 phút)
2. Luyện tập
Bài tập 1. (Tập đọc)
a. GV giới thiệu: Bài Thỏ thua rùa (2) sẽ cho các em biết: Vì sao thỏ tự kiêu cho mình có tài phi nhanh như bay lại thua rùa chậm chạp.
b. GV đọc mẫu.
c. Luyện đọc từ ngữ: sẽ thua, la cà, nhá dưa, lơ mơ ngủ, tự nhủ, giữa trưa. 
GV giải nghĩa: la cà (đi chỗ này chỗ kia, không có mục đích rõ ràng).
d. Luyện đọc câu
- GV: Bài có 6 câu. (GV đánh số TT cho từng câu).
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp). Đọc liền 2 câu: Rùa tự nhủ: - “Ta sẽ cố”.
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2câu ngắn).
e. Thi đọc đoạn, bài. (Bài chia 2 đoạn: 2/4 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
g. Tìm hiểu bài đọc (Sắp xếp các ý...)
- GV nêu y/c; chỉ từng câu cho cả lớp đọc. HS làm bài trong VBT (đánh số TT trước mồi câu văn).
- GV: Vì sao thỏ thua rùa? 
- GV: Vì sao rùa thắng thỏ? 
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
* GV: Câu chuyện là lời khuyên: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Nếu chủ quan, kiêu ngạo thì phi nhanh như thỏ” cũng có thể thua rùa trong cuộc thi chạy. Nếu biết mình yếu và gắng sức thì chậm như rùa” cũng có thể lập kì tích thắng thỏ. 
Bài tập 2. (Tập chép)
- GV viết lên bảng câu văn cần tập chép; chỉ từng chữ cho HS đọc to, rõ.
- HS nhìn mẫu chữ trên bảng hoặc VBT, chép lại câu văn.
- HS viết xong, soát lại bài; đối bài với bạn để sứa lồi cho nhau.
- GV theo dõi sửa sai.
HĐ3.Củng cố, dặn dò(5 phút)
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau:
- HS đọc bài Rùa và Thỏ
- HSlắng nghe
- HS luyện đọc:sẽ thua, la cà, nhá dưa, lơ mơ ngủ, tự nhủ, giữa trưa. 
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS đọc ( CN – N – L)
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS thi đọc theo nhóm
- HS: đọc
- HS viết số TT lên 3 thẻ trên bảng. 
- HS đọc kết quả theo TT (1¬2-3): (1) Thỏ rủ rùa thi đi bộ. (2) Thở la cà, rùa cố bò. (3) Thỏ thua rùa.
- Vì thỏ chủ quan, nghĩ là rùa sẽ thua nên la cà.
-Vì rùa hết sức cố gắng.
- Thỏ chủ quan nên đã thua rùa
- HS đọc bài
- HS chép vào vở ô ly
- HS thực hiện
Hoạt động trải nghiệm: SƠ KẾT TUẦN, LẬP KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
 CHỦ ĐỀ: GIÚP ĐỠ BẠN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 2 “Em biết yêu thương” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
HĐ Mở đầu: ( 2 phút)
- Hát bài “ Chúng em là học sinh lớp 1”
HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 6 :( 5 phút)
- Lớp trưởng (điều khiển) 
*Mời các tổ trưởng lần lượt báo cáo các mặt
+Học tập, kỷ luật, chuyên cần, phong trào.
* Lớp trưởng nhận xét chung các mặt.
 -Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt.
- Bình chọn tổ xuất sắc, HS xuất sắc.
HĐ2: GV nhận xét chung: ( 6 phút)
 a)Ưu điểm:- Nhiều em có ý thức học tập tốt
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập.
- Lớp học và khu vực vệ sinh sạch sẽ, gàng.
- Tham gia mọi hoạt động tốt.
b) Tồn tại : 
- Một số em chưa đầy đủ dụng cụ học tập
- Một số bạn còn đi học chậm.
HĐ3.XD KH hoạt động tuần 7 ( 5 phút)
- Khắc phục những tồn tại ở tuần 5, phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Thực hiện chương trình tuần 6
- Hoàn thành bài ngay tại lớp.
- Thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
- Thực hiện tốt nề nếp: đi học chuyên cần đúng giờ, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Tham gia tốt các hoạt động do Đội tổ chức.
HĐ4.SH theo CĐ “Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường ”(15 phút)
-Yêu cầu hS giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp hoặc trong trường cần sự giúp đỡ
- GV cùng cả lớp xác định nhu cầu cụ thể được giúp đỡ của từng HS có hoàn cảnh khó khăn. GV và HS thảo luận, quyết định sẽ giúp đỡ từng bạn có hoàn cảnh khó khăn 
- Các bạn có hoàn cảnh khó khăn chia sẻ cảm xúc được mọi người quan tâm, giúp đỡ
- Các bạn trong lớp chia sẻ cảm xúc được quan tâm, giúp đỡ bạn 
- GV khen ngợi tất cả HS và chia sẻ cảm xúc khi chứng kiến các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau 
- GV tổ chức cho các em hát các bài thể hiện tình yêu thương con người
* Đánh giá
+ Cá nhân tự đánh giá
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá em đã xác định được những thói quen chưa phù hợp,
+ Đánh giá theo tổ / nhóm
- GV HD tổ trưởng / nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ / nhóm đánh giá 
+ Có sáng tạo khi thực hành, thái độ tham gia hoạt động,
+ Đánh giá chung của GV
- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ,
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
- Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét
- Lớp theo dõi nhận xét của tổ mình 
- Học sinh thấy vai trò trách nhiệm của mình
- Học sinh bình bầu 
- HS lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe thực hiện 
- HS tham gia giới thiệu trước lớp những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- HS xác định cụ thể những bạn cần được giúp đỡ
-HS tham gia đánh giá
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx