Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m, n; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

 -Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ m, n.

 -Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n có trong bài học.

2.Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh

- Cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho con cái thông qua sự quan tâm về vật chất và tinh thần.

II.CHUẨN BỊ

- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm m, n; cầu tạo, và cách viết các chữ m, n.

- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

 

doc 20 trang trithuc 17/08/2022 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga
LỊCH BÁO GIẢNG
LỚP 1A2: Tuần 5
(Áp dụng từ ngày 05/10 đến ngày 09/10
Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn học
Tiết
CT
Tên bài dạy
Thứ hai
05/10
Sáng
1
Chào cờ
13
Sinh hoạt dưới cờ: Sao Nhi đồng chăm ngoan
2
Tiếng Việt
49
Bài 16: M m N n –T1
3
Tiếng Việt
50
Bài 16: M m N n – T2
4
Ôn TV
Ôn tập
5
HĐTN
14
Bài 3: Cảm xúc của em
Thứ ba
06/10
Chiều
1
 Tiếng Việt
51
Bài 17: G g Gi gi –T1
2
 Tiếng Việt
52
Bài 17: G g Gi gi – T2
3
Toán
13
B4 So sánh số -T4
Thứ tư
07/10
Sáng
1
 Tiếng Việt
53
Bài 18: Gh gh Nh nh –T1
2
 Tiếng Việt
54
Bài 18: Gh gh Nh nh - T2
3
Tiếng Việt
55
Tập viết (ĐỌC): Tiết linh hoạt
4
Toán
14
B5 Mấy và mấy –T1
Thứ 5
08/10
Sáng
1
Tiếng Việt
56
Bài 19: Ng ng Ngh ngh –T1
2
Tiếng Việt
57
Bài 19: Ng ng Ngh ngh – T2
4
Tiếng Việt
58
Tập viết (ĐỌC): Tiết linh hoạt
5
Toán
15
B5 Mấy và mấy –T2
Thứ 6
09/10
Sáng
1
 Tiếng Việt
59
Bài 20: Ôn tập và kể chuyện - T1
2
 Tiếng Việt
60
Bài 20: Ôn tập và kể chuyện – T2
4
Ôn TV
Ôn tập
5
HĐTN
15
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần
. 
Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020
Tiết 2 +3: Tiếng Việt
§49+50: BÀI 16: M, m, N, n
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m, n; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 -Viết đúng các chữ m, n; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ m, n.
 -Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n có trong bài học.
2.Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh 
- Cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho con cái thông qua sự quan tâm về vật chất và tinh thần.
II.CHUẨN BỊ 
- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm m, n; cầu tạo, và cách viết các chữ m, n. 
- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và khai thác tranh - -GV giúp HS nhận biết tiếng có m, n và giới thiệu chữ ghi âm m, n
3. Đọc HS luyện đọc âm
a. Đọc âm
- GV đưa chữ m lên bảng để giúp HS nhận biết chữ m trong bài học này.
- GV đọc mẫu âm m.
- GV yêu cầu HS đọc âm m.
- Âm n hướng dẫn tương tự
b. Đọc tiếng
- GV đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu mẹ, nơ
- GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu mẹ, nơ.
 -GV yêu cầu đọc trơn tiếng mẫu. 
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đọc tiếng chứa âm m 
 •GV đưa các tiếng chứa âm m ở yêu cầu HS tìm điểm chung 
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm m đang học: 
- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
*Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa m.
+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng, nêu cách ghép
Tương tự với âm n
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. 
- GV nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh. GV cho từ cá mè xuất hiện dưới tranh. 
- HS phân tích và đánh vần cá mè, đọc trơn từ cá mè.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với lá me, nơ đỏ, ca nô
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS chữ m, n.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm m, âm n và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm m, âm n, dấu hỏi. 
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
-Hs chơi
-HS trả lời các câu hỏi khai thác tranh
-Nhắc lại m, n
-Hs lắng nghe	
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe
-4 5 HS đọc âm m, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-CN, nhóm, Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. 
- 4 - 5 HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu
-HS trả lời: cùng chứa âm m.
-HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
• HS đọc trong các tiếng có cùng âm m đang học.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
-HS tìm
-3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
-HS đánh vần
-HS đọc
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn
-HS đọc
-HS lắng nghe, quan sát
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa m, n, mè, nơ.
-HS quan sát
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô và viết chữ m, n
 - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm m, âm n.
- GV đọc mẫu cả câu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
-YCHS đọc
- YCHS trả lời về nội dung đã đọc: 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời vè tình huống trong tranh 
-HDHS cách giới thiệu bản thân với người lạ
8. Củng cố 
- GV cho HS ôn lại chữ ghi âm m, n.
 - GV nhận xét chung giờ học
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà
- HS tô chữ m, n 
-HS viết
- HS đọc thầm .
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS nghe và thực hành nói.
-Hs đọc lại bài trên bảng
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tiếng Việt
Ôn bài 16 : M m – N n 
I.MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Phát triển kĩ năng đọc : Nhận biết và đọc đúng m, n, đọc đúng các tiếng có chứa m, n
- Phát triển kĩ năng viết : Điền đúng m , n , vào chỗ chấm 
- Phát triển kĩ năng quan sát, Biết nối các âm với tranh tương ứng 
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
 - Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở bài tập tiếng việt. Bảng con ,vở viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Khởi động.
Gv cho hs hát 
*Gv cho hs đọc lại bài học trong SGK
 2. Luyện tập thực hành.
Bài 1 / 
-GV đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nối cho phù hợp. 
-GV gợi ý: Em thấy gì ở các tranh?
-GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/
-GV đọc yêu cầu
GV gợi ý: Em thấy gì trong tranh?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-GV cho HS đọc lại từ
-GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3/
-GV đọc yêu cầu
-GV hướng dẫn HS nối cho phù hợp. 
GV gợi ý: em hãy đọc kĩ các tiếng ở trong những bông hoa và những tiếng trong cái lá sau đó nối tạo tiếng có nghĩa ?
GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.
GV nhận xét HS, tuyên dương.
3. Củng cố 
-Cho HS đọc lại âm m, n, cá mè, nơ, me...
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hs nhắc lại yêu cầu. Nối 
Hs đọc âm m ,n
m ---------- Hình 2 ,4
n---------- Hình 1,3
-HS làm việc cá nhân, trình bày
Hs nhắc lại yêu cầu điền n, m
Hs thảo luận nhóm đôi 
Hs đại diện nhóm trình bày 
Cá mè, nơ, me
Bài 3
 Hs nhắc lại yêu cầu:
HS làm 
Lá..me
Mũ dạ 
Nụ ..cà
-HS trình bày kết quả
--------------------------------------------------------------------------
 Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
§14: BÀI 3: CẢM XÚC CỦA EM
MỤC TIÊU: HS có khả năng:
Nêu được một số cảm xúc cơ bản của con người
Nhận biết được cảm xúc cuả bản thân trong một số tình huống
Biểu hiện cảm xúc phù hợp trong một số tình huống giao tiếp thông thường
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Tranh, ảnh các gương mặt thể hiện cảm xúc của bản thân trong một sô tình huống
Các tình huống giao tiếp thông thường HS có thể thể hiện cảm xúc của bản thân 
Nam châm để gắn các hình ảnh biểu hiện cảm xúc
Học sinh: - Nhớ lại các tình huống đã tạo ra những cảm xúc khác nhau của bản thân
CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
KHỞI ĐỘNG
-GV cùng HS cả lớp hát
-GV đặt câu hỏi: Các em đã bao giờ giận hờn ai chưa? Hãy kể cho lớp nghe em đã giận hờn ai và trong tình huống như thế nào?
-GV gọi một vài HS chia sẻ trước lớp
-Kết luận: Giận hờn là một trong những biểu hiện cảm xúc của con người mà ai cũng sẽ trải qua. Sau buổi trải nghiệm hôm nay, các em sẽ hiểu thêm về những cảm xúc của mình
-HS tham gia hát
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
11’
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Nhận biết cảm xúc
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong SGK để trả lời câu hỏi:
-GV phân tích đặc điểm từng khuôn mặt qua biểu hiện của miệng và mắt
Kết luận: vui, buồn, tức giận, sợ hãi, là những cảm xúc cơ bản của mỗi người khi trải qua các tình huống khác nhau trong cuộc sống
+Em cảm thấy thế nào nếu ở trong những tình huống sau?
Bước 1: Làm việc theo cặp
-Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bên cạnh
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV khuyến khích một vài cặp đôi chia sẻ cảm xúc của mình trước lớp 
-GV chốt 
-HS lắng nghe, thảo luận nhóm theo yêu cầu
-HS trả lời
-HS chia sẻ
-HS theo dõi, ghi nhớ
-HS làm việc theo cặp
-HS chia sẻ trước lớp, nhận xét
-HS theo dõi, lắng nghe
11’
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Tập thể hiện cảm xúc
Bước 1: Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tập thể hiện cảm xúc và nhận xét cho nhau trong các tình huống: 1) Được bạn tặng quà sinh nhật; 2) Được cô giáo khen
-GV quan sát các cặp thực hành, tìm ra những cặp thể hiện xúc cảm phù hợp nhất, sau đó yêu cầu những em đó lên thể hiện cho cả lớp quan sát
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV mời 1 vài cặp thực hành tốt xung phong sắm vai 
-NX, tuyên dương
-HS làm việc theo cặp
-HS thực hiện, theo dõi, nhận xét
-HS làm việc cả lớp
-HS nhận xét
11’
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Thể hiện cảm xúc phù hợp với các tình huống trong thực tiễn hằng ngày
-GV yêu cầu từng HS quan sát tranh/SGK để nhận diện tình huống và cách thể hiện cảm xúc phù hợp của hai an hem khi thấy bố mẹ đi làm về
- Yêu cầu HS tiếp tục thể hiện cảm xúc phù hợp với các tình huống trong thực tiễn hằng ngày
Tổng kết:
-Gv yêu cầu HS chia sẻ 
-GV đưa thông điệp: Mỗi người có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Em cần nhận biết được cảm xúc của mình và thể hiện cảm xúc phù hợp trong từng tình huống của cuộc sống
-HS tham gia
-HS theo dõi, nhận xét
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
2’
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
-HS lắng nghe
--------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2020
Tiết 1 +2 : Tiếng Việt
Tiết 51+52: BÀI 17: G, g, Gi, gi
MỤC TIÊU
 1.Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các âm g, gi hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm g, gi ;
- Viết đúng các chữ g, gi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ g, gi.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm 
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh 
3.Thái độ
- Cảm nhận được tình yêu đối với vật nuôi trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ 
-GV cần nắm vững đặc điểm phát âm củ ... - GV yêu cầu 3 -4 HS phân tích tiếng.
 -Tương tự âm ngh
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngã ba, ngõ nhỏ, củ nghệ, nghỉ hè 
- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ngã ba, đọc trơn từ ngã ba. GV thực hiện các bước tương tự đối với ngõ nhỏ, củ nghệ, nghỉ hè 
- GV yêu cầu HS đọc trơn 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ ng, ngh và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ ng, ngh. 
- HS viết chữ ng, ngh
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. 
-Hs chơi
 -Hs quan sát, trả lời
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe	
-Một số (4 5) HS đọc âm ng sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh 
-Hs thực hiện theo HD
-Hs lắng nghe
- Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu ngõ, nghé 
- HS đánh vần
- Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS tự tạo
-HS phân tích-2- 3 HS nêu lại cách ghép.
-HS quan sát
-HS quan sát
-HS phân tích và đánh vần
-HS đọc trơn nối tiếp.
 Lớp đọc đồng thanh 
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
-HS viết 
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô và viết chữ ng, ngh 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm 
- Tìm tiếng có âm ng, ngh
 -GV đọc mẫu 
 - HS đọc thành tiếng (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV 
- HDHS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
7. Nói theo tranh
- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
- GV hướng dẫn HS nói về các loài vật trong tranh:
+ Tên của các loài vật.
+ Đặc điểm của các con vật: hình dáng, màu lông, thói quen, sở thích,...
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ng, ngh.
 - GV nhận xét chung giờ học
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS tô chữ 
-HS viết
-HS nhận xét
- HS đọc thầm.
- Hs tìm
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát. HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
.
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-Hs lắng nghe
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Tiếng Việt
§ 58: LUYỆN VIẾT GH, NH, NG, NGH
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm gh, nh, ng, ngh đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng: gh, nh, ng, ngh 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
-YC mở sách giáo khoa đọc các bài đã học
-Theo dõi HD HS yếu
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào bảng con.
gh, nh, ng, ngh, ghé, nho, ngã, nghỉ. - -Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện đọc, luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
-Cá nhân HS đọc bài trong SGK, nhóm đôi kèm nhau
- HS viết bảng con
-HS nghe
-
-------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Toán
§ 15: BÀI 5: MẤY VÀ MẤY ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này
2. Phát triển các năng lực chung 
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Các tấm thẻ từ 5 chấm đến 6 chấm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Tiết 2
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
- Hát
- Lắng nghe
2. Khám phá
 - GV hỏi:
 * Trong bể có mấy con cá?
 * Những con cá trong bể có màu gì?
 * Có bao nhiêu con cá màu hồng, bao nhiêu con cá màu vàng?
 - GV: Trong bể co 5 con cá gồm 2 con cá màu hồng và 3 con cá màu vàng
 -GV hỏi:
 * Trong bể có bao nhiêu con cá to? Bao nhiêu con cá nhỏ?
 -GV: Trong bể có 5 con cá gồm 1 con cá to và 4 con cá nhỏ.
-HS trả lời
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
3.Hoạt động
* Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Hd theo mẫu: tách 1 và 3 dựa theo kích thước hoặc hướng bơi của các con cá
- Tách 4 thành 2 và 2 dựa vào màu sắc
- HD hs thực hiện theo mẫu
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
 Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS lấy que tính
- GV yêu cầu Hs tách 6 que tính thành 2 nhóm khác 
- HD hs ghi lại kết quả vào vở
- Gv nhận xét 
- HS nhắc lại y/c của bài
- HS lấy que tính
- HS thực hiện tách que tính
- HS ghi vào vở
3/Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2020
Tiết 1+2: Tiếng Việt
§ 59+60: BÀI 20: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
MỤC TIÊU
 Giúp HS:
1.Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các âm gh, nh, ng, ngh; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm gh, nh, ng, ngh hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2.Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Cô chủ không biết quý tinh bạn và trả lời câu hỏi. Thông qua việc nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi, HS cũng được phát triển một số kỹ năng khác như ghi nhớ các chi liết, suy đoán, đảnh giá,.. và biết yêu quý, trấn trọng những thứ minh đang có. 
3.Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ 
 SHS, câu chuyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS viết chữ gh, nh, ng, ngh
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
a. Đọc tiếng: 
- GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to
tiếng được tạo ra: 
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
b. Đọc từ ngữ: 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm đồng thanh 
-HD HS yếu
3. Đọc câu
Câu 1: GV đọc mẫu: Mẹ ghé nhà bà.
- HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.
GV giải thích nghĩa của từ ngữ 
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
Câu 2: Nhà bà ở ngõ nhỏ.
Thực hiện tương tự như đọc câu 1. 
4. Viết
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ đỗ đỏ trên một dòng kẻ. 
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.
-Hs viết
-Hs ghép và đọc
-HS đọc theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
-Hs trả lời
- HS đọc
-HS nghe
- HS đọc
-Hs lắng nghe	
-Hs lắng nghe
-Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
-HS viết 
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
Đoạn Từ đầu đến ngày ngày đẻ trứng. 
1. Cô bé nuôi con vật gi?
2. Cô bé đổi con vật đó lấy con vật nào? 
Đoạn 2: Từ Chỉ dược ít ngày đến bơi bên cạnh cô bé:
3. Cô bé đối gà mái lấy con vật nào?
4. Vịt thân thiết với cô bé như thế nào?
Đoạn 3: Từ Hôm sau đến đổi vịt lấy em đấy. 
5. Khi thấy chủ chó nhỏ xinh xắn, cô bé đã làm gì?
6. Có bé đã nói gì với chú chó nhỏ?
Đoạn 4: Từ Chú chó nghe vậy đến hết. GV hỏi HS:
7. Nghe cô bé nói, chủ chó đã làm gi?
8. Cuối cùng có con vật nào ở bên cô bé không? Vì sao?
. c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học
- Về nhà kế cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện vừa học.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-HS kể theo đoạn
-1-2 HS kể cae câu chuyện
-HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Ôn Tiếng Việt
 LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các bài đã học trong tuần.
II. ĐỒ DÙNG:
- SGK Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng: m, n, g, gi, gh, nh, ng, ngh 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
-YC mở sách giáo khoa đọc các bài đã học
-Theo dõi HD HS yếu
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào bảng con.
Mẹ, nụ, Gà, ghé, nho, giá, nga, nghệ
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện đọc, luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
-Cá nhân HS đọc bài trong SGK, nhóm đôi kèm nhau
- HS viết bảng con.
-HS nghe
-HS nghe
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
§15: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 5
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 2 “Em biết yêu thương” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1 phút
10 phút
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học:
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- GVNX, nhắc nhở, tuyên dương
b/ Kế hoạch tuần tới
- GV triển khai kế hoạch tuần 6
+Đi học chuyên cần
+Thi đua học tốt CM 20/10
+Thi đua rèn chữ giữ vở....
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- HS nghe.
14 phút
3. Sinh hoạt theo chủ đề “Chia sẻ những cảm xúc em đã trải qua”
-GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn những cảm xúc mà em đã trải qua
-GV khuyến khích HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc mà mình đã thể hiện trong các tình huống hằng ngày
-Yêu cầu HS lắng nghe tích cực để học tập kinh nghiệm của bạn hoặc nhận xét bạn thể hiện cảm xúc đã phù hợp chưa
-Khen ngợi HS đã tích cực vận dụng thể hiện cảm xúc phù hợp trong các tình huống của cuộc sống
-Tổ chức cho HS học bài hát về nhi đồng
-HS tham gia 
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhận xét
-HS tham gia học hát
6 phút
ĐÁNH GIÁ: thể hiện cảm xúc
a)Cá nhân tự đánh giá
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
c) Đánh giá chung của GV
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
1 phút
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc