Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản.

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc; kĩ năng viết (qua viết câu trả lời, hoàn thành câu và viết câu vào vở, nghe viết một đoạn ngắn; kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Năng lực: Phát triển khả năng làm việc nhóm; năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và đặt câu hỏi, suy luận từ tranh được quan sát.

4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất tình yêu đối với môi trường thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, màn hình. Video bài hát Con cò bé bé (NS Lê Xuân Thọ)

2. Học sinh: SGK

 

docx 33 trang trithuc 17/08/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 32 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 32 - Năm học 2020-2021
TIẾNG VIỆT
TUẦN 32
Ngày dạy: Thứ 2/ 3/ 5 / 2021
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM
Bài 5 : NHỮNG CÁNH CÒ (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc; kĩ năng viết (qua viết câu trả lời, hoàn thành câu và viết câu vào vở, nghe viết một đoạn ngắn; kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Năng lực: Phát triển khả năng làm việc nhóm; năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và đặt câu hỏi, suy luận từ tranh được quan sát.
4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất tình yêu đối với môi trường thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, màn hình. Video bài hát Con cò bé bé (NS Lê Xuân Thọ)
2. Học sinh: SGK
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và Khởi động. 
a. Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
b. Khởi động:
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
a. Em thấy gì trong mỗi bức tranh?
b. Em thích khung cảnh ở bức tranh nào hơn? Vì sao? 
-GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Những cánh cò.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS trao đổi trong nhóm đôi.
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. 
-Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
-HS lắng nghe.
2. Đọc
-GV đọc mẫu toàn văn bản, Chủ ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
-Cho HS đọc câu.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù)
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Bây giờ, / ao, hồ, đầm phải nhường chỗ cho những toà nhà cao vút, những con đường cao tốc, những nhà máy toả khỏi mịt mù.)
-Cho HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến ao, hồ, đầm, đoạn 2: phần còn lại).
+ Cho một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong tải ( luỹ tre: tre mọc thành hàng rất dày; cao vút rất cao, vươn thẳng lên không trung cao tốc: có tốc độ cao; mịt mù: không nhìn thấy gì do khói, bụi, hơi nước).
+ Cho HS đọc đoạn theo nhóm.
+ Cho HS đọc thi.
-Đọc toàn bài:
+ Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
+ Cho HS đọc ĐT
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ Luyện đọc từ khó. CN-ĐT
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
- HS luyện đọc câu dài.
-HS theo dõi.
- HS đọc theo hướng dẫn.
-Lắng nghe
- HS đọc trong nhóm.
- HS đại diện nhóm đọc thi.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Đọc ĐT.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi: 
a. Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở đâu? 
b. Bây giờ ở quê của bé, những gì đã thay thế cho ao, hồ, đầm? 
c. Điều gì khiến đàn cò sợ hãi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
a. Hằng ngày, có đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hồ, đầm;
 b . Bây giờ ở quê của bé , thay thế cho ao, hồ, đầm là những toà nhà cao vút, những con đường cao tốc, những nhà máy toả khói mịt mù.
c. Những âm thanh ổn đó khiến đàn cò sợ hãi. 
-HS làm việc nhóm 2 (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về câu trả lời cho từng câu hỏi . 
-HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-HS lắng nghe.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và C ở mục 3 
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hồ, đầm; Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi.) -GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của HS.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
*Củng cố. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- HS nêu ý kiến về bài học. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
-Một số HS đọc lại câu trả lời của mình.
-HS nêu những điều mình hiểu biết sau tiết học.
-HS lắng nghe.
-HS nêu cảm nghĩ sau tiết học.
Ngày dạy: Thứ 3/ 4/ 5 / 2021
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Ôn và khởi động
- Yêu cầu 2 HS đọc lại bài Những cánh cò và TLCH
- GV nhận xét.
- Cho lớp hát theo nhạc bài: Con cò bé bé
-HS thực hiện yêu cầu.
-Lớp hát tập thể.
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. 
(a , Đàn chim đậu trên những ngọn cây cao vút; 
b . Từng áng mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh.)
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
-HS thực hiện yêu cầu.
6. Quan sát các bức tranh và nói việc làm nào tốt và việc lắm nào chưa tốt
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận biết hình ảnh trong các bức tranh. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh (tranh nào thể hiện những việc làm tốt, tranh nào thể hiện những việc làm chưa tốt), thảo luận và xác định tính chất của mỗi tranh (có thể chia lớp thành các nhóm, từng cặp 2 nhóm một thi với nhau, mỗi nhóm quan sát, phân tích, thảo luận và phân loại tranh theo yêu cầu của bài).
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. 
-GV cho HS nhận xét, tuyên dương. 
-HS quan sát tranh.
-HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh
-HS trình bày kết quả nói theo tranh
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả đoạn văn. (Ao, hồ, đã phải nhường chỗ cho nhà cao tầng, đường cao tốc và nhà máy. Cò chẳng còn nơi kiếm ăn. Thế là chúng bay đi.) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: 
+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm. 
+ Chữ dễ viết sai chính tả: nhường chỗ, đường cao tốc, ... 
 - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
-Đọc và viết chính tả: 
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. 
+ Sau khi HS viết chỉnh tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi .. 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
-HS lắng nghe.
-HS luyện viết bảng con.
-HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
-HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
-HS lắng nghe, sửa lỗi.
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.
- Cho một số HS lên trình bày kết quả trước lớp. 
-Cho HS đọc lại từ ngữ.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc nhóm đôi.
-Một số HS lên trình bày kết quả trước lớp. (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng) 
- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
9. Em thích nông thôn hay thành phố? Vì sao?
-GV yêu cầu HS chia nhóm, từng HS nói về sở thích nông thôn hay thành phố) của mình và giải thích lí do vì sao (VD: thích nông thôn vì không khí trong lành, có sông, hồ, đồng, ruộng ... ; thích thành phố vì nhiều đường phố đông vui, náo nhiệt, có công viên để vui chơi, có rạp chiếu phim để xem phim ... ).
-Mời đại diện một vài nhóm nói trước lớp. 
-GV và HS khác nhận xét. 
-HS chia nhóm, từng HS nói về sở thích của mình.
-Cho 2- 3 HS trình bày trước lớp. Các bạn nhận xét.
10. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học 
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- Cho HS nêu ý kiến về bài học.
-GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
Ngày dạy: Thứ 4/ 5/ 5 / 2021
Bài 6 : BUỔI TRƯA HÈ (2 tiết)
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc; kĩ năng thuộc lòng, kĩ năng tìm tiếng cùng vần.
3. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi
4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chung tình yêu đối với thiên nhiên II.CHUẨN BỊ
1. GV Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính, máy chiếu, video bài hát Em yêu mùa hè quê em (NS Xuân Trang).
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: 
a . Em thấy những gì trong tranh?
b . Cảnh vật và con người ở đây như thế nào? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Buổi trưa hè. 
-HS nhắc lại
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. 
2. Đọc
-GV đọc mẫu bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
-HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS: ngẫm nghĩ, trưa vắng, chập chờn. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. 
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
-HS đọc từng khổ thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (chập chờn: trạng thái khi ấn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không; rạo rực: Ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc không yên). 
+ Cho HS đọc từng khổ thơ theo nhóm,
+ YC Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. 
-HS đọc cả bài thơ.
+ Cho HS đọc cả bài.
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ. 
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng dòng thơ 
-HS đọc ngắt nhịp theo hướng dẫn.
-HS đọc từng khổ thơ.
-HS đọc trong nhóm.
-HS đọc trước lớp.
+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. +Lớp đọc ĐT.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ vả tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.  ... đọc theo nhóm đôi.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS đọc cả bài.
- Lớp đọc ĐT.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
-HS luyện viết bảng con từ khó.
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- HS nghe viết cẩn thận vào vở.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi 
- HS chia sẻ.
- HS nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
TUẦN 32
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 3 tháng 5 năm 2021
CHỦ ĐỀ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ  
NGÀY HỘI SÁCH TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh có khả năng hiểu được tầm quan trọng của sách và việc đọc sách ít tiêu và giữ gìn rất cẩn thận
2. Kĩ năng: Rèn thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức cho bản thân, rèn kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động.
3. Năng lực: Phát triển năng lực giao tiếp, mạnh dạn, tự tin, biết thuyết trình giới thiệu sách.
4. Phẩm chất: Thể hiện sở thích và hứng thú khi tham gia các hoạt động. Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy Cassette có bài hát “Quê hương em tươi đẹp”, chuẩn bị một số trò chơi. Phần thưởng cho tiết mục văn nghệ. Chuẩn bị các câu hỏi cho HS chơi trò “Hái hoa”
2. Học sinh: Tập luyện các tiết mục văn nghệ với chủ đề Quê hương tươi đẹp theo tổ, nhóm, đóng góp sách chuyển để xây dựng lớp bổ sung Thu thư viện trường
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp nghe hát bài “Quê hương em tươi đẹp” 
- GV dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu sách
-GV nêu câu hỏi tìm hiểu sách cho học sinh trả lời theo hình thức hái hoa:
1. Mỗi cuốn sách chứa đựng những điều gì?
2. Vì sao chúng ta cần đọc sách?
3. Theo em chúng ta nên đọc những loại sách nào?
4. Các bạn nói không cần đọc sách chỉ cần vào mạng tìm thông tin là được. Em có đồng ý với bạn không? Vì sao?
5. Chúng ta nên đọc sách vào lúc nào?
6. Em có thích đọc sách không? Nếu có tiền để dành em có mua sách không?
7. Vào thư viện đọc sách em nên chú ý điều gì?
8. Hãy kể các sách về bảo vệ thiên nhiên có trong thư viện.
9. Những cuốn sách nói về phát minh vĩ đại của nhân loại gọi là thể loại sách gì?
10. Sách có nhiều tranh kể lại những câu chuyện thường gọi là truyện gì?
11. Truyện có ông tiên, cô tiên, ông bụt gọi là thể loại truyện ăn gì?
12. Truyện ghi lại chiến công của cha ông ta từ xưa đến nay gọi là thể loại truyện gì?
-GV đánh giá, tuyên dương HS trả lời đúng.
Hoạt động 3. Em giới thiệu sách với chủ đề “Cuốn sách em yêu bao điều kỳ diệu”
-Giáo viên giới thiệu hoạt động, công bố tiêu chí chấm điểm giới thiệu sách. Phân công HS làm giám khảo.
-Cho HS lên bảng thi giới thiệu sách
-GV động viên, tuyên dương.
Hoạt động 4: Văn nghệ chào mừng
-Cho học sinh dẫn chương trình giới thiệu tiết mục văn nghệ lên biểu diễn
- Trong thời gian học sinh biểu diễn văn nghệ BGK tổng hợp điểm thi giới thiệu sách.
Đánh giá, tổng kết phần thi giới thiệu sách 
-GV nêu câu hỏi: 
+Em thích nhất phần giới thiệu sách của bạn nào? Vì sao?
 +Em có thích đọc sách không? Theo em đọc sách có ý nghĩa gì?
 +Em có dự định gì về việc sưu tầm 2 đọc sách trong thời gian tới 
-GV thưởng cho HS đạt gải.
-Giáo viên tổng hợp và kết luận: “Sách là kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại sách Nâng Cánh Ước Mơ Tuổi Thơ nuôi dưỡng tâm hồn làm giàu kiến thức cho ta bay cao bay xa em những chân trời mới”
 Hoạt động tiếp nối:
-Cho HS sắp xếp sách truyện gọn gàng, lựa chọn một số sách ủng hộ thư viện trường. Còn lại sắp xếp sách vào thư viện lớp học.
-Dặn HS tìm đọc cuốn sách về thiên nhiên để kết nối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.
- Nhắc học sinh tích cực đọc sách tại thư viện lớp, thư viện trường, giữ gìn sách và thư viện lớp luôn sạch sẽ gọn gàng.
Phân công tổ chức dọn các ngày trong tuần
- GV dặn dò HS về nhà chia sẻ với bố mẹ về nội dung tiêt sinh hoạt dưới cờ và nhờ bố mẹ mua hoặc sưu tầm thêm nhiều sách, truyện khác.
-HS lắng nghe, hát theo.
-HS tham gia trò chơi.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS học hỏi kĩ năng thuyết trình của bạn
-Những học sinh thi giới thiệu sách cầm theo đạo cụ. Học sinh dẫn chương trình mời lần lượt các bạn được chọn lên giới thiệu sách. Cả lớp sau mỗi tiết mục vỗ tay.
- HS biểu diễn theo tổ. Lớp theo dõi, cổ vũ.
-Ban giám khảo chấm điểm các bạn, sau đó gửi kết quả cho giáo viên tổng hợp. 
- HS trả lời, chia sẻ
- Nhận thưởng
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe.
Ngày dạy: Thứ Tư ngày 5 tháng 5 năm 2021
CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
BÀI 20: EM BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nhận biết được các việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, diễn đạt suy nghĩ 
3. Năng lực: Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề; năng lực làm việc nhóm. 
4. Phẩm chất: Biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Thiết bị phát nhạc, bài hát về thiên nhiên phù hợp với HS lớp 1: Lý cây xanh (Dân ca Nam bộ), Em yêu cây xanh (sáng tác: Hoàng Văn Yến)
2. Học sinh: Một số bài hát về thiên nhiên; Thẻ 2 mặt: cười/ mếu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Khởi Động
-GV tổ chức cho HS nghe hát tập thể bài liên quan đến thiên nhiên đã chuẩn bị
-HS tham gia
Hoạt động 2. Thực Hành
*Sắm vai xử lí tình huống
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí tình huống ở mục Thực hành trong SGK.
-Cử đại diện sắm vai
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV mời đại diện nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm còn lại xem và đưa ra nhận xét về cách xử lí của nhóm bạn
-GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm và khen những nhóm có cách xử lí tốt
-HS thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS lắng nghe, nêu ý kiến
Hoạt động 3. Vận Dụng: Tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
-GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phù hợp với khả năng
-GV yêu cầu HS về nhà trao đổi thêm với bố mẹ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Em thực hiện công thức “Ba không” để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên:
+Không vứt rác bừa bãi;
+Không chặt, phá cây xanh;
+Không khai thác cạn kiệt tài nguyên.
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, thực hiện
-HS nhắc lại
Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối
- GV biểu dương những HS chuẩn bị và thể hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và tích cực tham gia, chia sẻ ý kiến.
- GV dặn dò HS về nhà tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phù hợp với khả năng
-HS lắng nghe
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 7 tháng 5 năm 2021
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. GDHS chủ đề 8 “Quê hương tươi đẹp” 
2. Kĩ năng: Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
3. Năng lực: Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản 
4. Phẩm chất: Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Băng đĩa nhạc bài hát Lý cây xanh (Dân ca Nam bộ), Em yêu cây xanh (sáng tác: Hoàng Văn Yến), bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
2. Học sinh: Chia thành nhóm, mặt cười/mếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS cả lớp hát bài: Em yêu cây xanh (sáng tác: Hoàng Văn Yến), 
- GV dẫn dắt và giới thiệu tên bài học, ghi bảng lớp 
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
Hoạt động 2: Sơ kết tuần 32
Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
a. Tổ chức nhóm 4, thảo luận nhận xét việc thực hiện kế hoạch tuần trước theo các gợi ý:
+ Trong tuần, em và bạn đã làm tốt và chưa tốt điều gì?
+ Em và các bạn đã thực hiện tốt nội quy trường lớp chưa? (giờ giấc đi học, đồng phục, giữ gìn vệ sinh trường lớp...)
+ Em và các bạn đã có ý thức học tập tốt chưa? (chuẩn bị sách vở, đồ dùng, tư thế ngồi học, tích cực phát biểu, giữ gìn sách vở,...)
+ Em và các bạn có đội mũ bảo hiểm không; có tích cực tham gia tập thể dục không,...
b. GV theo dõi nhận xét và đánh giá chung.
- Ưu điểm:
+ Duy trì sĩ số học sinh: 
+ Học tập: 
+ Thực hiện nội quy trường lớp: 
+ Tham gia các hoạt động khác: 
- Tồn tại:
+ Học tập: 
+ Tham gia các hoạt động khác: 
Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch tuần 33
- Giáo viên thông qua dự thảo kế hoạch
+ Sĩ số: Duy trì đảm bảo sĩ số. Nghỉ học phải có xin phép.
+ Nề nếp: Duy trì nề nếp học tập. Thực hiện tốt nội quy học sinh.
+ Các hoạt động thi đua học tập: Chuẩn bị đầy đủ sách vở theo TKB, đồ dùng học tập; ngồi học nghiêm túc, không nói chuyện riêng, làm việc riêng; tích cực phát biểu xây dựng bài.
+ Tham gia các hoạt động khác: thực hiện tốt ATGT, các biện pháp phòng dịch, tích cực tham gia tập thể dục đầu giờ, thực hiện tốt phong trào “thấy rác là nhặt”.
- Tổ chức hoạt động nhóm 4, theo dõi nhận xét, thống nhất cùng thực hiện kế hoạch tuần đề ra.
- GV theo dõi nhận xét, thống nhất nội dung thực hiện.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ đề 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc khi tập làm hướng dẫn viên du lịch.
- HS giới thiệu với các bạn sản phẩm em đã làm (thiệp, tranh vẽ).
- Khen ngợi các bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết cách vẽ và giới thiệu sản phẩm.
Hoạt động 5: Đánh giá 
a . Cá nhân tự đánh giá
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
Tốt: Thực hiện thường xuyên được các yêu cầu sau:
+ Biết lựa chọn những việc nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
+ Thực hiện việc nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên..
Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.
Cẩn cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên.
b. Đánh giá theo tổ
- GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau:
+ Có thực hiện được việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hay không.
+ Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,... hay không.
c. Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá tiết học.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết học sau.
- HS cùng hát 
- Lớp trưởng lên điều khiển.
- Thảo luận nhóm 4, cử đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe, góp ý.
- Thảo luận nhóm 4, trình bày trước lớp
- Biểu quyết các nội dung.
- HS thực hiện. 
- HS lắng nghe thực hiện.
- Học sinh giơ thẻ tự đánh giá cá nhân theo các mức độ: Tốt, Đạt, Cần cố gắng
- Tổ trưởng tổ chức thảo luận và đánh giá các bạn trong tổ.
- Học sinh nghe phần đánh giá 
- HS nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx