Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Chào cờ

- TPT điều khiển lễ chào cờ.

- TPT nhận xét thi đua.

- TPT phổ biến kế hoạch tuẩn tới.

-Tham gia lễ chào cờ

2. Hoạt động 2:Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”

-Bước 1: Hs dẫn chương trình công bố các tiết mục

-Bước 2: Giới thiệu cách chấm điểm

Tiêu chí:

- Hát hay, truyền cảm, đúng nhạc:6 điểm

- Phong cách biểu diễn: 3 điểm

-Trang phục đẹp, đạo cụ phù hợp với nội dung bài hát: 1 điểm

-Bước 3: Tiến hành Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”

- Hs biểu diễn, toàn trường vỗ tay chào đón.

-Sau phần biểu diễn, Hs toàn trường hưởng ứng, dẫn chương trình mời BGK giơ bảng chấm điểm, dẫn chương trình đọc điểm từng thành viên. Thư kí tổng hợp và đọc điểm bình quân.

3. Hoạt động 3: Tiếp nối

- GV yêu cầu HS sau buổi hoạt động này cần tiếp tục tìm hiểu về các bài hát, bài thơ, các thông tin, tư liệu về cảnh đẹp của quê hương để có hiểu biết và thêm tự hào về cảnh đẹp quê hương.

-Dẫn chương trình thực hiện

-Biểu diễn các tiết mục đơn ca, tốp ca, múa.

-Lắng nghe và thực hiện.

 

doc 31 trang trithuc 17/08/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga
LỊCH BÁO GIẢNG
LỚP 1A2: Tuần 31
(Áp dụng từ ngày 19/04 đến ngày 23/04
Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn học
Tiết
CT
Tên bài dạy
Thứ hai
19/04
Sáng
1
Chào cờ
91
Sinh hoạt dưới cờ: 
Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương
2
Tiếng Việt
361
Bài 1: Tia nắng đi đâu? - Tiết 1
3
Tiếng Việt
362
Bài 1: Tia nắng đi đâu? - Tiết 2
4
Âm nhac
31
Nhạc cụ: Trai - en - gô (trianggle)
Thứ ba
20/04
Sáng
3
 Tiếng Việt
363
Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng - Tiết 1
4
 Tiếng Việt
364
Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng - Tiết 2
Chiều
1
 Tiếng Việt
365
Ôn luyện tuần 31 - tiết 1
2
 Tiếng Việt
366
Ôn luyện tuần 31- tiết 2
3
Toán
91
Bài 35: Các ngày trong tuần - Tiết 1
Thứ tư
21/04
Sáng
1
 Tiếng Việt
367
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 1
2
 Tiếng Việt
368
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 2
3
Toán
92
Bài 35: Các ngày trong tuần - Tiết 2
4
HĐTN
92
Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên (Tiết 1)
Thứ 5
22/04
Sáng
1
Tiếng Việt
369
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 3
2
Tiếng Việt
370
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 4
4
Toán
93
Bài 36: Thực hành xem lịch và giờ - Tiết 1
Thứ 6
23/04
Sáng
1
Tiếng Việt
371
Bài 4: Hỏi mẹ - Tiết 1
2
Tiếng Việt
372
Bài 4: Hỏi mẹ - Tiết 2
4
Mĩ thuật
31
CĐ9 Em là học sinh lớp 1 - Tiết 2
5
HĐTN
93
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới
. 
Thứ hai ngày 19 tháng 04 năm 2021
Sinh hoạt dưới cờ - Hoạt động trải nghiệm
§91: Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương
I. MỤC TIÊU:
1.Phẩm chất yêu nước, nhân ái.
-Biết và tự hào về cảnh đẹp quê hương;
-Phát hiện và ươm mầm tài năng trẻ, năng khiếu ca hát trong HS;
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
-Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân và nhóm trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Hệ thống âm thanh, loa đài;
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Chào cờ
- TPT điều khiển lễ chào cờ.
- TPT nhận xét thi đua.
- TPT phổ biến kế hoạch tuẩn tới.
-Tham gia lễ chào cờ
2. Hoạt động 2:Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”
-Bước 1: Hs dẫn chương trình công bố các tiết mục 
-Bước 2: Giới thiệu cách chấm điểm
Tiêu chí:
- Hát hay, truyền cảm, đúng nhạc:6 điểm
- Phong cách biểu diễn: 3 điểm
-Trang phục đẹp, đạo cụ phù hợp với nội dung bài hát: 1 điểm
-Bước 3: Tiến hành Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”
- Hs biểu diễn, toàn trường vỗ tay chào đón.
-Sau phần biểu diễn, Hs toàn trường hưởng ứng, dẫn chương trình mời BGK giơ bảng chấm điểm, dẫn chương trình đọc điểm từng thành viên. Thư kí tổng hợp và đọc điểm bình quân.
3. Hoạt động 3: Tiếp nối
- GV yêu cầu HS sau buổi hoạt động này cần tiếp tục tìm hiểu về các bài hát, bài thơ, các thông tin, tư liệu về cảnh đẹp của quê hương để có hiểu biết và thêm tự hào về cảnh đẹp quê hương.
-Dẫn chương trình thực hiện
-Biểu diễn các tiết mục đơn ca, tốp ca, múa...
-Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 +3: Tiếng Việt
§361+362: Tia nắng đi đâu? (t1, t2)
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS : 
1. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về văn; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua văn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
2. Năng lực chung: Khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề
3. Phát triển phẩm chất nhân ái: tình yêu đối với thiên nhiên 
II CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vẩn, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu ? nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
2. Phương tiện dạy học : 
-Ti vi, máy vi tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
 a.Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu ? 
b. Em có thích tia nắng buổi sáng không ? Vì sao ?
- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác, GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đâu 
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc 
-GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ dùng nhịp. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (dậy,là, lòng tay, sức nhớ, lặng im ). 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được nhịp thơ " một cách tự nhiên ). HS đọc từng khổ thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( sực nhớ : đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, ngẫm nghĩ : nghĩ kĩ và lâu ). 
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. 
+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá HS đọc cả bài thơ 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-Lắng nghe
-HS đọc từng dòng thơ
-HS nhận biết khổ thơ.
-Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau.
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá 
 - GV và HS thống nhất câu trả lời ( sáng - đang dạy – thấy, ai - bài).Viết vào vở những tiếng vừa tìm được. 
-HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau.
-HS viết những tiếng tìm được vào vở
4. Trả lời câu hỏi 
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
 a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu ?
 b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi đâu ? 
c. Theo em, nhà nắng ở đâu ? 
 - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời 
 a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây; b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ. 
c. Câu trả lời mở 
-HS làm việc nhóm(có thể đọc to từng câu hỏi ). Cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
5. Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối. 
 - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng haỉ khổ thơ cuối bằng cách xoả che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá / che hết. 
Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.
HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần. 
6. Vẽ bức tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ 
+ Vẽ ông mặt trời 
+ Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở. 
+ HS nhận xét bài vẽ của nhau. Nói về bức tranh em về. 
+ GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý :
 Em vẽ ông mặt trời màu gì ? 
Ông mặt trời em về cỏ hình gì ? 
Em về những gì xung quanh ông mặt trời ? 
+ Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét. 
+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời ( có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý ) : từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý
7, Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh. 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên 
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ). 
--------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 4: Âm nhạc
§31- Ôn tập bài hát: NGÔI SAO LẤP LÁNH
Nhạc: Nước ngoài
Sưu tầm và biên soạn: Thanh Vân
- Nhạc cụ: TRAI-EN-GÔ (TRIANGLE)
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm:
- Giáo dục HS nuôi dưỡng và luôn cố gắng cho ước mơ của mình.
2. Năng lực:
- NL tự chủ, tự học: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Ngôi sao lấp lánh.
- NL cảm thụ âm nhạc: Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca,... 
- Biết sơ lược về tên, các bộ phận của nhạc cụ Trai-en-gô.
- Bước đầu biết sử dụng Trai-en-gô gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài Ngôi sao lấp lánh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát Ngôi sao lấp lánh kết hợp gõ đệm Trai-en-gô.
- Nhạc cụ Trai-en-gô.	
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới: 
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Ôn tập bài hát:
Ngôi sao lấp lánh (9’)
* Khởi động:
- Trò chơi “Mảnh ghép vui nhộn”
- Cho nghe hát mẫu lại bài hát.
- GV chia nhóm cho học sinh chơi ghép tranh (hình ảnh các bạn đang ngắm sao theo chủ đề). Đội nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
? Bức tranh vừa ghép làm các em liên tưởng đến nội dung bài hát nào mà chúng ta đã học?
 - GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần để học sinh nhớ lại giai điệu.
- GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần.
- GV nhận xét, khen ngợi động viên, sửa sai.
- HS lắng nghe và chơi trò chơi.
- HS trả lời.
- HS nghe và nhẩm theo bài hát.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
* Hát với nhạc đệm.
- GV đệm đàn hoặc mở nhạc beat mẫu, yêu cầu HS hát.
- Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
* Lưu ý: HS thể hiện được cách hát liền giọng, phát âm nhẹ nhàng, thể hiện được sắc thái to nhỏ nhịp nhàg theo nhịp điệu của bài hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thể hiện cho đúng theo yêu cầu.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV chia lớp thành các nhóm để các em tự trao đổi và đưa ra ý tưởng động tác minh họa theo nhịp điệu của bài.
- GV mời các nhóm chia sẻ trình bày động tác của nhóm 
- GV cho HS lên trình bày với nhiều hình thức, đơn ca, song ca, tốp ca,...
- GV sửa sai và động viên các nhóm thực hiện tốt phần trình bày, thể hiện được cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ, động tác.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá.
- Các nhóm trao đổi, tìm động tác minh họa
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
- HS trình bày
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cảm nhận về giai điệu bài hát.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận giai điệu. 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: 
Nhạc cụ: Trai-en-gô(25’)
* Giới thiệu Trai-en-gô 
- GV cho quan sát nhạc cụ.
? Nhạc cụ có hình gì?
 - GV giới thiệu về nhạc cụ Trai-en-gô: 
+ Hình dáng
+ Chất liệu
+ Cách chơi
+ Chức năng
- HS quan sát và trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Gõ theo hình tiết tấu.
- Gõ theo mẫu tiết tấu. ... --------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021
Tiết 1+2: Tiếng Việt
§371+372: Hỏi mẹ
I MỤC TIÊU
Giúp HS : 
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học:
-Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ rằng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
2.Phát triển năng lực chung: Khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề.
3. Phát triển phẩm chất nhân ái: tình yêu đối với thiên nhiên; ham thích học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. 
II CHUẨN BỊ 
 1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Hỏi; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
 2. Kiến thức đời sống GV nắm được một vài đặc điểm của một số hiện tượng thiên nhiên xung quanh mà HS quan sát được như gió, trăng sao, bầu trời, GV nắm được một số tri thức dân gian liên quan đến sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa.
 3. Phương tiện dạy học: Ti vi, máy vi tính. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
-Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
-Khởi động : 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
a. Em nhìn thấy những gì trong tranh ?
 b. Hãy nói về một trong những điều em thấy 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Hỏi mẹ. 
-HS nêu
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. 
2. Đọc 
-GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS gió, trời xanh, trăng rằm, chăn trâu, lắt, riên, lên,... ). 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. ( GV chưa cần dùng thuật ngữ " nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được “ nhịp thơ " một cách tự nhiên ). HS đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
 + Một số HS đọc nối tiếp từng khố, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( nhuộm : làm thay đổi màu sắc bằng thuốc có màu; trăng rằm : trăng vào đêm 15 âm lịch hằng tháng; Cuội : nhân vật cổ tích, ngồi gốc cây đa trên cung trăng ).
 + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. 
+ Một số HS đọc khố thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. HS đọc cả bài thơ 
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-Lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp từng dòng thơ. 
-HS chia khổ: 3 khổ thơ
-3 hs đọc nối tiếp
-Đọc trong nhóm
-1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẫn với nhau, HS viết những tiếng tìm được vào vở. 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( trời - đi, phải – mãi, không - công gió – to ). 
-HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau, HS viết những tiếng tìm được vào vở.
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi 
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. 
 a. Bạn nhỏ có những thắc mắc gì ?
 b. Theo bạn nhỏ, vì sao chú phi công bay lên thăm Cuội ? 
c. Em muốn biết thêm điều gì về thiên nhiên ? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
 a. Bạn nhỏ thắc mắc : vì sao có gió, vì sao bầu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm tròn to, vì sao Cuột phải chăn trâu mãi,...; 
b. Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn;
c.Câu trả lời mở 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.
- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
5. Học thuộc lòng 
-GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu cả bài thơ.
 - Một HS đọc thành tiếng bài thơ. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá che dẫn một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoả che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. 
-Mời HS đọc.
-NX, tuyên dương
-HS nhớ và đọc thuộc theo HD
-HS thi đọc trước lớp
6. Quan sát tranh và nói về một hiện tượng thiên nhiên 
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý : 
+Em nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên nào trong bức tranh ?
 +Em biết gì về những hiện tượng thiên nhiên đó ?
 +Hiện tượng thiên nhiên mà tm muốn nói là hiện tượng gì ?
 +Em nhìn thấy hiện tượng đó ở đâu, vào lúc mùa thảo ?
 +Hiện tượng đó có những đặc điểm gì ? 
HS nói về một hiện tượng thiên nhiên đã thấy. 
+ HS chia nhỏ, trao đổi về một hiện tượng thiên nhiên. 
- Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét,
7. Củng cố 
-GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS 
-HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ). 
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Mĩ thuật
§31: CHỦ ĐỀ 9: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1(t2)
I.Mục tiêu
1/ Về phẩm chất 
- PC chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần trách nhiệm, yêu thương ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: 
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình và của người khác làm ra 
- Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. 
 - Biết chia sẻ tình cảm yêu thương của mình với những người xung quanh qua sản phẩm. 
2/ Về năng lực:
* Năng lực chung:
+ Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số cảnh, vật xung quanh HS;
+Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật;
+Sử dụng được màu sắc, hình vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo;
* Năng lực đặc thù:
-NL quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn để thực hành, sáng tạo;
II.Phương pháp/ hình thức dạy học
Dạy học theo chủ đề, phương pháp mô phỏng, phương pháp vẽ theo trí nhớ và vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
III.Chuẩn bị
-Giáo viên
+Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề để trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát;
+Một số sản phẩm mĩ thuật ứng dụng như quà lưu niệm từ giấy, bìa, vật liệu tái chế, phế liệu sạch,...
-Học sinh
+Sách Mĩ thuật lớp 1, Vở thực hành Mĩ thuật lớp 1, đồ dùng học tập trong môn học; một món đồ thân thuộc trong năm học đã cũ.
IV.Hoạt động dạy học
Tiết
(Thời gian 
)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng, phương tiện DH
2
Hoạt động 1. Quan sát (tìm hiểu về chủ đề thông qua một số bức tranh)
GV cho HS quan sát hình minh họa trang 67, đặt câu hỏi trong SGV giúp HS nhận biết về cách thể hiện về chủ đề.
HS quan sát và đặt câu hỏi khi chưa hiểu.
Một số sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề nhà trường như tranh vẽ, tranh xé dán, tranh đất nặn đắp nổi, tạo dang đất nặn,;
GV lưu ý có nhiều ý tưởng, cách thể hiện về chủ đề.
GV tham khảo nội dung này trong SGV.
Hoạt động 2. Thể hiện (thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Em là học sinh lớp Một theo cách mình yêu thích)
GV: Lựa chọn hình thức yêu thích thể hiện về chủ đề này.
HS thực hiện theo hình thức mình lựa chọn
Vật liệu phù hợp với hình thức lựa chọn
Mức độ cần đạt (tham khảo)
Bắt buộc: HS vẽ được cảnh/ vật thể hiện về chủ đề.
Khuyến khích: HS vẽ được một bức tranh có cảnh/ vật thể hiện về chủ đề, trong đó có sắp xếp chính – phụ.
Tùy ý: HS vẽ được một bức tranh thể hiện được chủ đề, trong đó có được sự kết hợp mau sắc phù hợp giữa hình và nền.
V.Củng cố bài học:
 - Củng cố lại nội dung bài học.
 - Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
-----------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt lớp - Hoạt động trải nghiệm
§90: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 8 “Quê hương tươi đẹp” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể. 
- NL tự chủ: có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.CHUẨN BỊ:
GV: băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
- Mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Nhận xét chung tinh thần học tập, rèn luyện của hs trong tuần.
- Tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, tổ nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
-Gv phổ biến kế hoạch tuần tới
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi tổ.
-Bắt nhịp cho cả lớp hát.
3. Sinh hoạt theo chủ đề Quê hương tươi đẹp”
-Gv tổ chức HS chơi trò chơi “ Đoán tên các loại cây”.
+GV đọc một vài câu đố để HS đoán tên các loại cây.
+Nêu công dụng của loại cây đó
* Cây gì nhỏ nhỏ
 Hạt nó nuôi người
 Chín vàng khắp nơi
 Mọi người đi gặt?
* Cây gì thẳng tắp trước nhà
Trái ngon dành tặng riêng bà bà ơi.
* Áo đơn áo kép đứng nép bờ ao?
* Xào xào, nấu nấu như rau
Mà hoa xoăn tít như đầu phi dê?
* Lớn thì làm cửa dựng nhà
Bé thì lại bị người ta đem xào?
* Có múi bằng số cánh sao
Có trong cổ tích ai nào đoán ra?
* Hay trồng làm giậu làm rào
Hoa thường rực rỡ một màu đỏ tươi
 Tên cây gợi nhớ tên người
Hiền lành, tốt bụng nghìn đời ai quên?
- GV nhận xét tuyên dương.
-Trò chơi kết thúc, GV yêu cầu HS kể về một cảnh đẹp thiên nhiên quê hương mình.
 4.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS hát một số bài hát.
-Tổ trưởng báo cáo
-Nghe nhận xét
-Lắng nghe
-Hát tập thể
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe và đoán:
* Cây lúa
* Cây cau
* Cây chuối
* Cây súp lơ
* Cây tre, cây măng
* Cây khế
* Cây dâm bụt
- HS lên kể
-HS chia sẻ.
- Lắng nghe
----------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc