Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền Lương

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hỏi; hiểu và

trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng chữ o và đấu hỏi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi có trong bài học.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ

khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học về).

3. Thái độ

- Cảm nhận được tình cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm o và thanh hỏi; cấu tao và cách viết chữ o và

dấu hỏi; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

+ Cấu tạo : Chữ cái (o) là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái (c).

+ Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ

ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ

rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến

đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông).

pdf 27 trang trithuc 17/08/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền Lương

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền Lương
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
61 
TUẦN 3 
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020 
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt: 
BÀI 6: O, o - DẤU HỎI 
(trang 24) 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
1. Kiến thức 
- Nhận biết và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hỏi; hiểu và 
trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. 
- Viết đúng chữ o và đấu hỏi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi. 
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi có trong bài học. 
2. Kỹ năng 
- Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ 
khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học về). 
 3. Thái độ 
- Cảm nhận được tình cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm o và thanh hỏi; cấu tao và cách viết chữ o và 
dấu hỏi; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
+ Cấu tạo : Chữ cái (o) là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái (c). 
+ Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ 
ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ 
rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến 
đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
1. Ôn và khởi động. 
- HS đọc, viết lại chữ e, ê. 
(GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét 
tạo ra chữ e, ê) 
- HS thực hiện. 
- GVNX, uốn nắn. 
2. Nhận biết: 
- Tổ chức quan sát tranh. Và TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH. 
+) Tranh vẽ gì? - HS nêu những gì quan sát được. 
+) Đàn bò đang làm gì? - Đang gặm cỏ. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại 
để HS đọc theo. 
- HS đọc: 
Đàn bò gặm cỏ. 
+) Những tiếng có phần in đỏ có gì chung? - Đều có: Âm o. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm o, giới 
thiệu chữ ghi âm o. 
- Hs lắng nghe. 
(GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm o lên bảng) 
3. Đọc. 
a. Đọc âm. 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
62 
- GV đưa chữ o lên bảng để giúp HS nhận biết 
chữ o trong bài học. 
- Hs quan sát. 
- GV đọc mẫu âm o. - HS đọc CN – ĐT. 
(GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, 
tránh phát âm sai) 
b. Đọc tiếng. 
- Đọc tiếng mẫu. - Hs lắng nghe. 
+) Làm thế nào để có tiếng: bò? - Lấy âm b ghép với âm o, thêm dấu 
huyền trên o, ta được tiếng bò. 
+) Làm thế nào để có tiếng: cỏ? - Lấy âm c ghép với âm o, thêm dấu 
hỏi trên o, ta được tiếng cỏ. 
- HD HS ghép tiếng trong mô hình. - HS ghép theo yêu cầu. 
- Tổ chức đánh vần, đọc trơn tiếng: bò, cỏ - HS đánh vần, đọc trơn CN – ĐT. 
- GV tổ chức cho HS ghép các âm o với các phụ 
âm đã học kết hợp với dấu thanh để tạo thành các 
tiếng có nghĩa. 
- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để 
ghép thành các tiếng: 
Bo, bó, bỏ, cò, có, cỏ. 
- GV yêu cầu HS trình kết quả, lấy kết quả ghép 
của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS. 
+) Đó là tiếng gì? - HS trả lời. 
- GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. 
c. Đọc từ ngữ. 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ. - HS quan sát. 
+) Tranh vẽ gì? - HS lần lượt nói tên sự vật trong 
tranh: bò, cò, cỏ. 
- GV giới thiệu từ. (Giải thích nghĩa của từ). 
- Tổ chức ghép các tiếng: bò, cò, cỏ. - HS ghép theo yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ. - HS đọc CN – ĐT tiếng, từ bất kì theo 
hiệu lệnh của GV. 
4. Viết bảng. 
- GV đưa mẫu chữ viết thường lên bảng. - HS quan sát chữ mẫu: o. 
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách 
viết các chữ ghi âm và các chữ ghi tiếng. 
- HS viết vào bảng con: o, bò, cỏ 
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. 
 TIẾT 2 
5. Viết vở. 
- GV hướng dẫn HS HS tô và viết chữ trong bài. 
(Lưu ý liên kết giữa nét của chữ b, c với chữ o 
cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các tiếng 
trên một dòng). 
- HS tô, viết chữ: o, viết từ ngữ: bò, 
cỏ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào 
vở Tập viết 1, tập một. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó 
khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. 
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
- HS nhận xét. 
- GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
6. Đọc câu: 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
63 
- GV đọc mẫu cả câu. Yêu cầu HS đọc thầm. - HS đọc thầm câu văn trong SGK. 
+) Tiếng nào chứa âm o? - HS tìm và nêu các tiếng chứa o theo 
yêu cầu của GV. (Mỗi HS tìm 1 tiếng 
hoặc tất cả các tiếng) 
- Tổ chức đọc các tiếng chứa âm vừa học. - HS đọc CN – ĐT. 
- Hướng dẫn xác định câu trong đoạn. - HS quan sát, đếm số câu. 
+) Có mấy câu? - Có 1 câu. 
- Tổ chức quan sát tranh TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH: 
+) Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ con bê. 
+) Bê đang làm gì? - Đang ăn cỏ 
- GV yêu cầu HS đọc. - HS đọc câu. (Kết hợp phân tích tiếng 
khi GV yêu cầu) 
7. Nói theo tranh. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh. - Hs quan sát. tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: - HS trả lời câu hỏi. 
+) Các em nhìn thấy những ai trong các bức tranh 
thứ nhất và thứ hai? 
- HS nêu. 
+) Em thử đoán xe, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì 
với mẹ? 
- Con chào mẹ ạ. 
............................ 
+) Khi đi học về, bạn ấy nói gì với ông bà? - Cháu chào bà ạ...... 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 
tình huống trên. 
- Đại diện một nhóm đóng vai trước 
cả lớp. 
- GV và HS nhận xét. 
8. Củng cố: 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm o. 
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: Chào tạm biệt, chào khi gặp. 
________________________________________________________________________ 
Tiết 4: Toán: 
Bài 2: CÁC SÔ 6, 7, 8, 9, 10 
( tiết 3) 
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các kiến thức. 
- Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10. 
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. 
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Bộ đồ dùng học toán 1. 
- Xúc sắc, mô hình vật liệu...... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Khởi động 
- Ổn định tổ chức.. - HS hát.. 
- Giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.. 
2. Luyện tập 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
64 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập: - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- GV giới thiệu tranh. - Hs quan sát 
+) Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào? - HS trả lời: 
- GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu. 
- HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó 
chọn số tương ứng với mỗi bức tranh. 
- Đếm số lượng các con vật trong 
mỗi bức tranh và chọn số tương 
ứng. 
- Nhận xét, kết luận. - HS nhận xét bạn. 
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập: - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng 
Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mặt 
trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao 
quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết 
thúc trò chơi chơi. 
- HS chơi theo nhóm. 
- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy 
được trứng chính xác nhất. 
- GV nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại ND bài. 
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc 
sống để hôm sau chia sẻ với các bạn, 
_________________________________________________________________________________________________ 
Tiết 1: TNXH: (Chiều) 
Bài 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ 
(tiết 1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS sẽ: 
- Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà. 
- Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản trong nhà. 
- Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị trong nhà. 
- Nói được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà của gọn gàng, sạch sẽ. 
- Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi 
người. 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: 
+ Hình trong SGK phóng to (nếu có thể) 
+ 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi. 
- HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động: 
- GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra 
câu hỏi gợi ý để HS trả lời: 
- HS theo dõi. HS trả lời. 
+ Trong nhà em có những loại đồ dùng nào? 
+ Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
65 
thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?. 
- GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào 
bài học mới. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1: Kể được một số đồ dùng trong gia đình và chức năng của các loại đồ dùng 
đó. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong 
SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để 
hiểu được nội dung hình. 
- HS kể được một số đồ dùng trong gia 
đình, nói được chức năng của các đồ dùng, 
nhận biết được những đồ dùng sử dụng 
điện. 
- GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những 
loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được 
chức năng những đồ dùng đó. 
- Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng 
cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh 
hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức 
năng khác nhau. 
- HS lắng nghe. 
Hoạt động 2: Biết cách sử dụng và có ý thức giữ gìn, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị 
trong gia đình. 
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong 
SGK. 
- HS quan sát 
- Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo 
quản một số đồ dùng được thể hiện trong mỗi 
hình. 
- HS thảo luận, báo cáo kết quả hoạt động 
theo nhóm: HS kể tên một số đồ dùng khác 
mà các em biết và nói cách sử dụng, bảo 
quản các loại đồ dùng đó. 
+ Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào? - Đem giặt và phơi khô. 
+ Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ? - Vệ sinh, lau chùi thường xuyên. 
- Khuyến khích 
- GVNX, kết luận: Mọi người cần có ý thức 
giữ gìn và bảo quản các loại đồ dùng trong 
nhà. 
3. Hoạt động thực hành: phân biệt chức năng, chất liệu của một số đồ dùng trong nhà. 
- Chuẩn bị: Một bộ tranh có hình các loại đồ 
dùng (có thể nhiều đồ dùng hơn SGK) 
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 2 đội 
+ Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội còn 
lại nói tên và chức năng, chất liệu của đồ 
dùng đó. 
+ Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là 
đội thắng cuộc. 
4. Hoạt động vận dụng 
- GV gợi ý để HS nhận biết những việc làm ở hoạt động này: HS có ý thức và làm những 
việc phù hợp để giữ gìn đồ dùng trong nhà. 
+) Bố, mẹ hướng dẫn Minh làm gì? Bố hướng dẫn Minh cách lau quạt, mẹ 
hướng dẫn Minh lau đáy nồi cơm điện 
trước khi cắm điện). 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Nêu ra những việc làm ở gia đình để giữ 
- HS nêu. 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
66 
gìn đồ dùng? 
+ Lợi ích của việc làm đó? 
+ E ... ______________________________________________ 
Tiết 4: Toán: 
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU 
(tiết 2) 
I. MỤC TIÊU 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
82 
1. Phát triển các kiến thức. 
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau 
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng. 
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. 
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự 
vật. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Bộ đồ dùng học toán 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Khởi động 
- Ổn định tổ chức. - HS hát. 
- Giới thiệu bài. Ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên bài. 
2. Luyện tập 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- Cho HS tự làm. - Hs làm bài: ghép cặp lá dâu với tằm (nên 
ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau). 
- GVNX, kết luận. 
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số. 
- HS đếm số. 
H1: thứ tự 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. 
H2: thứ tự 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. 
- GVNX, kết luận. 
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- HDHS quan sát tranh. Tìm hiểu nội dung 
tranh. 
- HS quan sát. 
+) Quan sát tranh em thấy gì? - Tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn 
còn 1 cây nấm không trên con nhím nào. 
+) Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay số 
nhím nhiều hơn? 
- Số nấm nhiều hơn số nấm. 
- GVNX, kết luận. 
Bài 4: 
- Nêu yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, chọn câu trả lời 
đúng. 
- Quan sát tranh. HS làm việc theo nhóm: 
Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết 
quả 
- GVNX, kết luận. 
_______________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020 
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt: 
BÀI 10: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
1. Kiến thức: 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
83 
- Nắm vững cách đọc các âm o, ô, ơ, đ, d; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm o, ô, 
ơ, đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội 
dung đã đọc. 
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học. 
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Đàn kiến con 
ngoan ngoãn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kế lại câu chuyện. 
3. Thái độ: 
- Qua câu chuyện, HS cũng được bối dưỡng ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm o, ô, ơ,đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng; cấu 
tạo và cách viết các chữ ghi âm o, ô, ơ,đ, d, dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã; nghĩa của các từ ngữ 
trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ 
khó hoặc dễ nhầm lẫn. 
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
1. Ôn và khởi động 
- HS viết: o, ô, ơ, d, đ. 
- Hs viết bảng con. 
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ: 
a. Đọc tiếng: 
- Tổ chức ghép các âm đã học với nhau và 
đọc các tiếng vừa ghép. 
- HS đọc CN – ĐT 
 o ô ơ 
d do dô dơ 
đ đo đô đơ 
- Tổ chức thêm dấu thanh để tạo thành tiếng 
mới có nghĩa. 
 - HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để 
tạo thành những tiếng khác nhau. 
b. Đọc từ ngữ: 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các từ trong 
SHS. 
- HS đọc CN – ĐT các từ trong SHS. 
(Đọc trơn – đánh vần tiếng bất kì) 
Cá cờ, bó cỏ, cờ đỏ, bờ đê,..... 
- Giải thích từ ngữ (Nếu cần) 
3. Đọc câu: 
- GV đọc mẫu câu. Yêu cầu HS đọc thầm. - HS đọc thầm câu trong SHS. 
+) Có mấy câu? - Có 1 câu. 
+) Tìm tiếng có chứa các âm o, ô, ơ, d, đ? - HS nêu. 
- Giải thích nghĩa của từ ngữ (Nếu cần) 
- Tổ chức đọc câu văn. - HS đọc thành tiếng CN – ĐT. 
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung câu văn. 
+) Bà có gì? - Bà có đỗ đỏ. 
+) Bờ đê có gì? - Bờ đê có cỏ. 
- Đọc lại câu văn. - HS đọc CN - ĐT 
4. Viết. 
- GV hướng dẫn HS tô, viết nội dung bài 10. 
(GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái, 
- HS viết vào Tập viết 1, tập một cụm từ: 
đỗ đỏ. 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
84 
dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ) (Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho 
phép và tốc độ viết của HS) 
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi. 
 TIẾT 2 
5. Kể chuyện 
a. Văn bản: Cặp sừng và đôi chân. 
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. 
-Hs lắng nghe giáo viên kể chuyện. 
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. - HS trả lời. 
 - Đoạn 1: Từ đấu đến rên hừ hừ 
1. Bà kiến sống ở đâu? 
2. Sức khoẻ của bà kiến thế nào? 
- Bà kiến đã già, một mình ở trong cải tổ 
nhỏ chật hẹp, ẩm ướt. 
- Mấy hôm nay bà đau ốm cứ rên hừ hừ. 
 Đoạn 2: Từ Đàn kiến con đi ngang qua 
đến ụ đất cao ráo. 
3. Đàn kiến con dùng vật gì để khiêng bà kiến? 
4. Đàn kiến con đưa bà kiến đi đâu? 
- Chúng tha về một chiếc lá đa vàng mới 
rụng, dìu bà ngồi trên đó, rồi lại cùng ghé 
vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng 
và thoảng mát. 
- Cả đàn xúm vào khiêng chiếc lá, đưa bà 
kiến lên một ụ đất cao ráo. 
 Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. 
5. Được ở nhà mới, bà kiến nói gì với đàn kiến 
con? 
- Bà kiến được ở nhà mới, sung sướng 
quá, nói với đàn kiến con: "Nhờ các cháu 
giúp đỡ, bà được đi tắm nắng, lại được ở 
nhà mới cao ráo, đẹp đẽ. Bà thấy khoẻ hơn 
nhiều lắm rồi, Các cháu ngoan lắm! Bà 
cảm ơn các cháu thật nhiều!". 
- GV có thể tạo điều kiện cho HS được 
trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp 
với nội dung từng đoạn của câu chuyện 
được kể. 
c. HS kể chuyện: 
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi 
ý của tranh và hướng dẫn của GV. 
- Một số HS kể toàn bộ câu 
chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS 
được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả 
lời phù hợp với nội dung từng đoạn 
của câu chuyện được kể. 
- GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại 
từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi 
kế chuyện. Tùy vào khả năng của HS và 
điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt 
động cho hấp dẫn và hiệu quả. 
6. Củng cố: 
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
85 
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình 
hoặc bạn bè câu chuyện. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và 
chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản. 
__________________________________________________________________________________ 
Tiết 3: Tiếng Việt: 
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH CỦNG CỐ KĨ NĂNG 
(Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Nắm vững cách đọc các âm o, ô, ơ, đ, d; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm o, ô, ơ, 
đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội 
dung đã đọc. 
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm o, ô, ơ, đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng; cấu tạo 
và cách viết các chữ ghi âm o, ô, ơ,đ, d, dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã; nghĩa của các từ ngữ 
trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ 
khó hoặc dễ nhầm lẫn. 
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
1. Luyện đọc: 
Hoạt động của học sinh 
- Cho HS nhắc lại các âm, dấu đã học. - HS nhắc lại: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc. 
- Tổ chức ôn lại các âm, tiếng, từ đã học và 
đọc một số từ mới có chứa o, ô, ơ, đ, d. 
- HS đọc CN – ĐT nội dung giáo viên yêu cầu: 
- bo bo, bá bª, cè ®«, ä Ñ, ®o ®á, cê 
®á, ®¸ dÕ, c¸ bß, bã cá, ®o ®é, Ì cæ, 
æ bi, ®æ bé, da dÎ, da dª, da bß, .. 
- Bê ®ª cã dÕ. 
- Cè ®« cã ®å cæ. 
- Bè bÐ ë bê ®ª. 
- C« cã ca ®ç ®á. 
- GV nhận xét, sửa phát âm. 
2. Luyện viết: 
- GV ghi bảng các chữ cần luyện viết lên 
bảng. 
- HS thực hiện đọc, nêu cấu tạo các chữ, cách 
nối các con chữ để tạo thành tiếng theo yêu cầu 
của GV. 
- Tổ chức cho HS viết vở ô ly. 
- HS viết theo yêu cầu: Các chữ: ơ, bờ hồ, cá 
cờ mỗi chữ viết 1 dòng. 
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 
- GV chấm vở của HS. 
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống kiến thức đã học. 
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. 
_______________________________________________________________________ 
Tiết 4: HĐTN: SINH HOẠT LỚP: 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
86 
CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CỔNG TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU 
- HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được 
để tham gia xây dựng “Công trường an toàn giao thông”. 
II. CHUẨN BỊ 
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần. 
a. Kiến thức. 
- Các em nắm được kiến thức cơ bản của từng môn học theo chương trình thời khóa 
biểu tuần 3. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa nắm được các âm, đọc viết còn chậm. 
Chưa chịu khó học bài. 
b. Năng lực. 
- Biết tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. 
- Biết tự hoàn thiện một số hoạt động học tập. 
- Biết giúp đỡ bạn trong học tập em Trần Bảo, Chi, Châu, Đạt, Đỗ Bảo 
*Tồn tại 
- Một số em chưa tự hoàn thiện việc học cá nhân trên lớp, cần cố gắng nhiều. 
c. Phẩm chất. 
- Lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn, không có hiện tượng đánh nhau, nói tục,... 
- Kính trọng người lớn, thực hiện tốt nội quy lớp học. Cần phát huy. 
3. Các hoạt động khác. 
- Vệ sinh khu vực được phân công sạch sẽ. 
- Tham gia đầy đủ các hoạt động sân trường. 
- Thường xuyên chăm sóc bồn hoa, chậu cảnh. 
- Thực hiện tốt các hoạt động của đội, sao nhi đồng. 
4. Phương hướng tuần 2. 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, học bài và làm bài, tham gia đầy đủ các hoạt động của 
nhà trường 
- Thực hiện tốt ATGT. 
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường. 
* 
1. An toàn giao thông ở cổng trường. 
* GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như: 
- Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ. 
- Thi đóng vai tham gia giao thông, đóng vai xử lý các tình huống khi tham gia giao 
thông đường bộ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi 
VD: Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được qua đường,... 
- Y/C HS thảo luận và chia sẻ cặp đôi và cả lớp về: những việc mà bản thân đã chứng 
kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc 
mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào “Cổng trường an toàn giao thông”; 
những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn. 
- Múa hát theo chủ đề “An toàn giao thông”.) 
Trường Tiểu học xã Núa Ngam Kế hoạch bài dạy – Lớp 1A1 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Lương Năm học 2020 - 2021 
87 
- GV: Cổng trường an toàn khi ra về các em không được xô đẩy nhau, xếp hàng ngay 
ngắn đi từng lớp ra về, nhắc bố, mẹ người thân để xe ngay ngắn,... 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.pdf