Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

I MỤC TIÊU:Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn , đơn giản,hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : nói điều chân thật , không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi ,

II. CHUẨN BỊ : Bài giảng điện tử.

 

doc 39 trang trithuc 17/08/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 28 - Năm học 2020-2021
TuÇn 28
Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2021
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 25. Vận động và nghỉ ngơi ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS sẽ:
 - Nhận biết và kể được một số hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp có lợi cho sức khỏe, các hoạt đọng không có lợi cho sức khỏe và hậu quả của nó để phòng tránh.
- Liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản than và xây dựng thói quen vận động và nghỉ ngơi hợp lí: tích cực vận đọng, vận động vừa sức, vận động đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và cho bạn bè, người than.
- Biết phân thời hợp lí giữa các hoạt động học tập, nghỉ ngơi thư giãn và giúp đỡ bố mẹ.
II. ĐỒ DÙNG: Bài giảng điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Mở đầu: Khởi động 
- GV cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc một bài hát thiếu nhi mà các em thích.
- GV nhận xét, vào bài mới
2.Hoạt động khám phá 
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (có lợi cho sức khỏe, nhảy dây, chăm sóc cây, đi bộ tới trường; không có lợi cho sức khỏe; đá bóng dưới trời nắng gắt, xách đồ quá nặng,), 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ ra các hoạt động có lợi và không có lợi cho sức khỏe. 
- GV nhận xét, kết luận
- GV sử dụng thêm hình ảnh về các hoạt động vận động khác 
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để thấy lợi ích của việc chăm chỉ và những tác hại của thói quen lười biếng vận động
- GV nhận xét, bổ sung
- GV cho HS tự liên hệ với bản thân hoặc các bạn hàng xóm để điều chỉnh thói quen vận động của mình, đảm bảo có sức khỏe tốt.
- GV kết luận
3. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS hoạt động cặp đôi từng HS lần lượt kể cho nhau nghe những hoạt động có lợi cho sức khỏe mà mình và người thân đã làm. 
- GV gọi một số HS kể trước lớp những hoạt động mà các em và người thân đã làm.
- GV nhận xét
GV nhấn mạnh: tích cực vận động là tốt, tuy nhiên không phải cứ vận động nhiều là tốt cho sức khỏe. Trên cơ sở phân biệt được các hoạt động vận động có lợi và kko có lợi cho sức khỏe ở trên, 
- GV lưu ý HS cho dù là hoạt động có lợi nhưng vẫn cần thực hiện một cách hợp lí, đúng cách và đủ thời gian, không nên vận động quá sức.
-Nếu còn thời gian GV kể cho HS nghe câu chuyện về cốc nước, một cốc nước tương đối nhẹ, nhưng nếu cầm lâu trong cả tiếng đồng hồ thì sẽ rất mỏi. Vì thế cần có thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lí, kể cả với những hoạt động tưởng chừng đơn giản như ngồi xem tivi hay chơi điện tử.
4. Đánh giá
- GV cho HS kể được một số hoạt động vận động có lợi cho sức khỏe, liên hệ với bản thân để xây dựng thói quen vận động có lợi, có thái độ tích cực và tự giác thực hành những hoạt động vận động có lợi cho sức khỏe và biết nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện các hoạt động vận động có lợi.
Hướng dẫn về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung để kể về các hoạt động nghỉ ngơi hằng ngày cũng như hằng năm của mình.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình trong SGK
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS quan sát hình trong SGK
- HS thảo luận nhóm
- HS lắng nghe
- HS tự liên hệ với bản than
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS kể trước lớp
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS kể và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
TIẾNG VIỆT
Bài 4 : Chú bé chăn cừu( Tiết 1+ 2)
I MỤC TIÊU:Giúp HS : 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn , đơn giản,hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB. 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . 
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : nói điều chân thật , không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi , 
II. CHUẨN BỊ : Bài giảng điện tử.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
TIẾT 1.
1.Ôn và khởi động 
Ôn: - HS nhắc và đọc lại bài hôm trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
Khởi động : 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về con người và cảnh vật trong tranh . 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc: Chủ bé chăn cừu.
2. Đọc: 
Bước 1 : Đọc câu.
- GV đọc mẫu toàn VB . 
- Giáo viên cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
- Luyện đọc một số từ ngữ: chăn cừu , kêu cứu , thản nhiên , ... 
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
- Luyện đọc những câu dài:
+ Nghe tiếng kêu cứu / mấy bác nông dân đang làm việc gần đây tức tốc chạy tới.
+ Các bác nông dân nghĩ là chủ lại lừa mình , nên vẫn thản nhiên làm việc.
 Bước 2: Đọc đoạn.
- GV chia VB thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : từ đầu đến chú khoái chí lắm.
+ Đoạn 2 : phần còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài: vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn
Bước 3: Đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2. 
- GV cho HS đọc toàn bài.
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc thầm xác định số câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc.
- HS đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc.
Tiết 2
3. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Ban đầu , nghe tiếng kêu cứu , thấy bác nông dân đã làm gì ?
b. Vì sao bầy sói có thể thoả thuế ản thịt đàn cừu ? 
c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này ? 
- GV gọi HS trả lời.
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Ban đầu , nghe tiếng kêu cứu , mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới ; 
b. Bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu vị không có ai đến đuối giúp chú bé ; 
c. Câu trả lời mở , VD : Câu chuyện muốn nói với chúng ta , hãy biết đùa vui đúng chỗ , đúng lúc , không lấy việc nói dối làm trò đùa ; Emnghĩ rằng chúng ta không nên nói dối .
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi, chiếu lên bảng để HS quan sát, đọc, nhận xét và viết vào vở:
+ Em nghĩ rằng chúng ta không tên nói dối.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu , đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
* Củng cố: - GV cho HS đọc lại toàn bài.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét , bổ sung .
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS viết vào vở.
TOÁN
Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số( Tiết 1).
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh)
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
II. ĐỒ DÙNG: Bài giảng điện tử.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động.
- Gọi HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính:
73 – 3 66 – 5 89 - 9
- HS khác nêu cách đặt tính, cách tính.
- GV nhận xét.
2. Khám phá:
Bài toán a)
- GV nêu bài toán: Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì? 
+ Để tìm số que tính còn lại, ta làm phép tính gì?
- GV cho HS nhận xét phép trừ: 76 – 32 
Gv chốt: là phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- GV hướng dẫn HS nêu cách đặt tính. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện tính. Thực hiện trừ từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị)
- GV yêu cầu HS tính và nêu kết quả 76 – 32 = ?
- GV nhận xét.
Bài toán b)
- GV đưa mô hình cho HS quan sát và nêu bài toán: 
- GV - HS nhận xét.
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để thực hiện bài toán, ta làm phép tính gì? 
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- Gv nhận xét.
- Cho HS tự thực hiện tính và nêu kết quả.
3.Hoạt động : Thực hành - Luyện tập:
Bài 1:HS nêu yêu cầu.
- Chú ý HS tính trừ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
- Tổ chức cho HS làm bài tập vào bảng con.
- GV gọi HS nêu lại cách tính.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nhắc cách đặt tính.
- HS tự thực hiện vào vở.
- GV gọi hS chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm kết quả phép tính ở mỗi quả dưa. So sánh và tìm ra kết quả lớn nhất.
- Gọi nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để tìm được số cây vải, ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS điền và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV - HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Xem bài giờ sau.
- 3 HS lên bảng làm.
- 3 HS nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu lại bài toán.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu miệng.
- HS nêu.
- HS quan sát, nêu: Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo?
- Có 52 quả táo, biếu bà 20 quả táo.
- Còn lại  quả táo?
- Tính trừ.
- 4 HS nêu.
- HS làm bảng con, nêu miệng các đặt tính, cách tính.
- 2 HS nêu.
- 5 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- 3 HS nêu.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài vào vở ô ly.
- 4 HS lên bảng.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả và cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc, lớp đọc ĐT.
- HS nêu miệng.
- HS nêu.
- Tính trừ: 75 - 25
- HS làm bảng con.
- 2 HS đọc phép tính và kết quả.
Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2020
ĐẠO ĐỨC
Bài 25.Phòng tránh đuối nước.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, HS sẽ:
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước.
	- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước.
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước.
II. CHUẨN BỊ:
SGK, SGV,Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu,bài hát “Bé yêu biển lắm” trò chơi “Cá sấu lên bờ”,... gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”;
Máy tính, bài giảng powerpoint,... (nếu có điểu kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động
- GV cho HS hát bài "Bé yêu biển lắm"
+ Mùa hè các em có thích đi tắm biển không?
+ Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn?
- GV nhận xét.
Kết luận: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước.
Khám phá
Hoạt động .1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến đuối nước
- GV chiếu tranh đầu của mục Khám phá cho HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu:
+ Kể những tình huống có thể dẫn đến đuối nước.
+ Vì sao những tình huống trên có thể dẫn đến đuối nước?
+Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dẫn tới đuối nước?”
Kết luận: Luôn cần thận ở những nơi có nước như: ao, hồ, sông, suối, cống nước, bể nước,... vì có thể dẫn tới đuối nước.
Hoạt động 2. Em hành động để phòng, tránh đuối nước
- GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối mục Khám phá trong SGK.
- GV đặt câu hỏi cho tình huống và mời HS lên đóng vai, giải quyết tình huống đó.
+Nhóm 1. Tình huống 1 (tranh 1): Trong lớp ... ài và nhận xét.
Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Theo các em, anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào?
+ Để biết anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào, các em sẽ thực hiện để tìm ra đáp án. 
- GV sửa bài và nhận xét
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Trò chơi: Bắn tên
- GV nêu luật chơi.
- GV cho HS tham gia trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS
- Xem bài giờ sau.
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS nêu lại.
- HS nêu.
- HS nhắc lại.
- HS làm và chữa bài.
- HS nêu.
- HS làm và nêu kết quả, cách nhẩm.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS làm và chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
ĐẠO ĐỨC
Phòng tránh bỏng.
I. MỤCTIÊU: Sau bài học này; HS sẽ
- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể khiến em bị bỏng.
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng.
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức l;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Lính cứu hoả” 
Máy tính, , bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động
- Cho HS hát bài "Lính cứu hoả"
- GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến chủ đề, hỏi HS về nội dung bài hát:
+ Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?
+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?...
Kết luận: Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng.
2.Khám phá
Hoạt động 1. Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó
GV chiếu tranh mục Khám phá lên bảng để quan sát 
GV nêu yêu cầu:
+ Em hãy quan sát tranh và chỉ ra những tình huống có thể gây bỏng.
+ Em hãy nêu một số hậu quả khi bị bỏng.
+ Theo em, ngoài ra còn có những tình huống nào khác có thể gây bỏng?
Kết luận: Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng. Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi bị bỏng vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hoạt động 2. Em hành động để phòng, tránh bị bỏng.
GV yêu cầu HS quan sát tranh mục trong SGK.
+ Với những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?
- GV có thể chuẩn bị một số vật dụng có nguy cơ gây bỏng để giới thiệu và mời HS lên đóng vai xử lí tình huống phòng, tránh bị bỏng.
Kết luận: Em cần tránh xa nguồn gây bỏng như bình nước sôi, chảo thức ăn nóng, bàn là, ống pô xe máy,... Cất diêm và bật lửa ở nơi an toàn để phòng, tránh bỏng.
3.Luyện tập
Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm.
GV chiếu treo tranh mục Luyện tập cho HS quan sát 
GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: 
+ Quan sát tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
- HS có thể dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Đồng tình với việc làm:
+ Tranh 3, Tranh 4.
Không đồng tình với việc làm:
+ Tranh 1.Tranh 2. Tranh 5.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Kết luận: Để phòng, tránh bị bỏng, Em cần học tập các bạn trong tranh 3,4, không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 5.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh bị bỏng.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh bị bỏng.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV cho HS quan sát tranh tình huống, thảo luận. 
- Sau đó mời HS lên đóng vai đưa ra lời khuyên giúp bạn giải quyết tình huống.
Kết luận: Không nghịch diêm, không nghịch lửa để phòng, tránh bỏng.
Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị bỏng.
HS đóng vai theo các tình huống có thể dẫn đến tai nạn bỏng và thực hiện việc đưa ra lời khuyên, xử lí tình huống phòng, tránh tai nạn bỏng.
 Luyện tập.
Kết luận: Em cấn giữ an toàn cho bản thân bằng cách nhận diện những nguyên nhân gây bỏng và tránh xa nó.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên cho HS đọc.
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS quan sát, nêu ND tranh.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, nêu ND tranh.
- HS trả lời.
- HS quan sát, nêu ND tranh.
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS chia sẻ.
- HS quan sát, thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đóng vai trong nhóm, trước lớp.
- HS đọc cá nhân, ĐT.
TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
	- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực: 
 - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
	 - Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
 -Thông qua việc tính toán,trò chơi, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
 - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG:
GV: Các mảnh ghép cho bài 2, bài giảng điện tử, phiếu bài tập
HS: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi - Bắn tên
- Nêu yêu cầu, phổ biến luật.
20 + 30 = ... 20 + 5 = ....b
90 – 20 = ... 64 - 24 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2.  Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
+ Em đặt tính như thế nào?
+ Em thực hiện phép tính như thế nào? 
- GV làm vào bảng con, chữa bài.
- GVKL cách đặt tính và cách thực hiện phép tính
Bài 2: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì giống, khác nhau?
- GVKL: Như vậy xuất phát từ số 37 dù ta cộng 12 trước hay trừ 23 trước thì kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.
Bài 3: GV yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Số nào cộng với 2 bằng 6?
- GV yêu cầu HS nhẩm trong 2 phút, nêu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc to bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được số quả thị còn lại trên cây?
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- GV yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
 + Trên cây còn lại bao nhiêu quả thị?
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
Bài 5/67: Đọc yêu cầu bài.
+ Để biết được độ dài từ nhà dế mèn đến nhà bác xén tóc bao nhiêu bước chân chúng ta làm phép gì?
+ Em làm thế nào?
- Ý thứ hai: GV cho học sinh lên vẽ đường đi từ nhà dế mèn đến nhà châu chấu voi.
- GV yêu cầu học sinh viết phép tính và kết quả vào bảng con.
b. Nhà ai gần nhà dế mèn nhất
A. Dế Trũi
B. Xén tóc
C. Châu chấu voi
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Dặn dò
- HSNX - GV kết luận .
- NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Xem bài: Luyện tập chung
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- HS làm bài vào bảng con.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- 2 HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Sơ kết tuần.Lập kế hoạch tuần tới
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề: “Tham gia hoạt động cộng đồng”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về XD tập thể, tổ chức, lập kế hoạch, điều khiển và tham gia các HĐT, nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển NL tự quản. 
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
Hoạt động 1: Sơ kết tuần học.
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Sau báo cáo, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- CTHĐTQ tổng kết,đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+Nhắc nhở nhẹ nhàng trên tinh thần động viên, để giúp đỡ các em tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện 
+Rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần tới
- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.
- Lớp trao đổi, góp ý ,thống nhất phương án thực hiện. 
- CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết quả thảo luận của các ban.
- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề: Lập kế hoạch giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn”
- GV yêu cầu HS xung phong kể xem đã làm được những gì để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- GV yêu cầu các bạn lắng nghe và có thể hỏi lại.
- GV khích lệ các bạn nhút nhát, chưa tự tin tham gia chia sẻ.
- GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt kĩ năng
ĐÁNH GIÁ
a.Cá nhân tự đánh giá
- HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:T; Đ: CCG. 
b. Đánh giá theo tổ/ nhóm
- Có kết hợp được thái độ thân thiện, cởi mở và lời nói phù hợp khi thực hành làm quen với bạn hay không
-Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,  hay không
c.Đánh giá chung của GV
- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS.
-HS hát một số bài hát.
- Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo CTHĐ.
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
- HS kể.
- HS tự đánh giá theo các mức độ
- HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc