Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Phát triển năng lực

- HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.

- HS trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

2.Phát triển phẩm chất:

- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Phát triển tính nhân ái, đoàn kết với bạn bè.

II. Chuẩn bị:

 Phương tiện dạy học

- SHS, máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình.

 

docx 24 trang trithuc 17/08/2022 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27 - Năm học 2020-2021
TUẦN 27
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
Buổi sáng: Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
_____________________________________
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và bồ câu
I. Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực
- HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.
- HS trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
2.Phát triển phẩm chất: 
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Phát triển tính nhân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
 Phương tiện dạy học
- SHS, máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu bài.
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới. 
Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp; Động não; 
=>Dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: HD Đọc
Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
* GV nhận xét, đánh giá kỹ năng đọc của HS
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
- Nhận xét, đánh giá về kỹ năng trả lời câu hỏi của HS
Hoạt động 4:HD Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- HT: Cá nhân.;PP: Quan sát; Đặt và giải quyết vấn đề; KT: Chữ viết.
 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
Hoạt động 5: Củng cố,dặn dò
*Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài mới. 
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi 
a. Tranh vẽ cảnh gì?
b. Những người trong tranh đang làm gì?
Hoạt động 2:Luyện đọc
-HS sử dụng SGK 
* Đọc câu: 
-Đọc nối tiếp từng câu lần 1 
-HS lắng nghe.
-HS luyện đọc câu dài( cá nhân,đồng thanh)
-Đọc nối tiếp câu lần 2
* Đọc đoạn: 
-HS đọc nối tiếp. 
-Đọc theo nhóm và thi đọc trước lớp.
* Đọc cả bài: 1-2 HS đọc cả bài.
Sản phẩm HS cần hoàn thành: HS đọc được cả bài
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- HS làm việc nhóm,cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi 
a. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến?
b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu? 
c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?
Sản phẩm HS cần hoàn thành: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc
Hoạt động 4:Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- HS quan sát và viết câu trả lời vào vở tập viết (Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào chân anh ta.)
- Sản phẩm HS cần hoàn thành: Viết được câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 vào vở tập viết.
Hoạt động 5: Củng cố,dặn dò
HS nhắc lại những nội dung đã học .
HS nêu ý kiến về bài học
____________________________________________
Tiết 4: Toán
BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực: 
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, Góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phát triển phẩm chất:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết,
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình, vật liệu, xúc xắc,.. để tổ chức trò chơi trong bài học (SGK), máy tính, ti vi.
HS: Đồ dùng học toán 1, SGK
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới. 
- GV cho HS hát
- GV chuyển ý sang bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
-GV yêu cầu GV nhận xét đánh giá. Sau đó cho HS đọc đồng thanh
Hoạt động 3. Luyện tập
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
* Nhận xét, đánh giá về kĩ năng tự giải quyết vấn đề bài tập được giao. Kĩ năng quan sát, cách sử dụng ngôn ngữ toán học
Hoạt động 4. Củng cố ,dặn dò.
- HT: Cá nhân; PP: Đặt và giải quyết vấn đề; 
KT: Viết tích cực hoặc Trình bày 1 phút.
*Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài mới.
- HS hát.
Hoạt động 2. Khám phá
HS quan sát mô hình que tính, nêu nhận xét số lượng que tính. Hình thành các phép tính
76 – 5 =
34 – 4 =
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Hình thành và nắm được cách thực hiện phép trừ số có hai chữ số với số có một chữ số.
3. Vận dụng
- HS sử dụng SGK, phiếu bài tập thực hành các bài tập
* Bài 1: Tính
Cá nhân làm BT. 2 em thi làm nhanh BT
( Phiếu)
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
 HS làm bài vở ô li – 3 em làm bảng lớp.
* Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe ô tô
HS thảo luận nhóm 2, làm bài
Bài 4: Số?
Nhóm 2 thảo luận làm bài, 1 HS chia sẻ kq
Sản phẩm HS cần hoàn thành:Hoàn thành các bài tập được giao
4.Ghi nhớ lại kiến thức.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Ghi nhớ lời dặn dò.
.
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
Buổi sáng: Tiết 1+2: Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và chim bồ câu(Tiết 3+4)
I. Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực
- HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.
- HS trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
2.Phát triển phẩm chất: 
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Phát triển tính nhân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
 Phương tiện dạy học
- SHS, máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
* Ôn và Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ. 
- Gọi HS đọc lại bài đọc tiết 1 và 2.
- GV nhận xét, đánh giá,vào bài mới.
Hoạt động 5: HD hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
Hoạt động 6: Kể lại câu chuyện: Kiến và chim b
Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
*Nhận xét đánh giá kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề
Hoạt động 7: Viết chính tả
- Hình thức: cá nhân.
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật dạy học:Trình bày 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
Hoạt động 8: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc từ ngữ có tiếng chứa vần ăn, ăng, oat, oăt
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật dạy học:Trình bày 1 phút
- Nhận xét đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề..
Hoạt động 9: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp; Động não; - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
- Nhận xét đánh giá kỹ năng giao tiếp hợp tác nhóm
Hoạt động 10:Củng cố,dặn dò
- - HT: Cá nhân; PP: Đặt và giải quyết vấn đề; KT: Viết tích cực hoặc Trình bày 1 phút.
*Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
* Ôn và Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ 
- HS đọc lại bài đọc: Kiến và chim bồ câu
Hoạt động 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- HS sử dụng SGK thảo luận nhóm tìm từ cần chọn.
-1 HS đọc câu hoàn chỉnh, lớp đồng thanh (Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.)
HS viết câu vào vở tập viết.
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Chọn đúng từ ngữ và hoàn thiện câu, viết câu vào vở.
Hoạt động 6: Kể lại câu chuyện: Kiến và chim bồ câu
- HS quan sát tranh- HS tập kể trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 Sản phẩm HS cần hoàn thành:Kể được câu chuyện
Hoạt động 7: Nghe viết
-HS đọc (Nghe tiếng kêu cứu của kiến, bố câu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ .).
- HS tìm chữ viết hoa, chữ khó. 
- HS viết bảng con tử khó
- HS nghe viết chính tả vào vở tập viết
- HS soát lỗi
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Nghe và viết lại được bài viết.
Hoạt động 8: HĐ thực hành
HS thảo luận nhóm 4, tìm từ, viết phiếu
Các nhóm chia sẻ
Nhóm khác nhận xét
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Tìm đươc từ ngữ chứa vần ăn, ăng, oat, oăt
Hoạt động 9: Nói theo tranh
- Nhóm 2 thảo luận- CN trình bày ý kiến
ản phẩm HS cần hoàn thành:Dùng từ ngữ phù hợp với tranh. Nhận ra hành vi sai trái của người thợ săn.
Hoạt động 10:Ghi nhớ lại kiến thức.
- HS đọc lại bài đọc, nêu lại nội dung đã học và nối về nội dung mình thích nhất.HS khác bổ sung.
____________________________________
Tiết 4: Toán
BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
(Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực: 
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, Góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phát triển phẩm chất:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết,
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình, vật liệu, xúc xắc,.. để tổ chức trò chơi trong bài học (SGK), máy tính, ti vi.
HS: Đồ dùng học toán 1, SGK
Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới.
Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp; Động não; trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập
Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;
* Nhận xét, đánh giá về kĩ năng tự giải quyết vấn đề bài tập được giao. Kĩ năng quan sát, cách sử dụng ngôn ngữ toán học
Hoạt động 3. Củng cố ,dặn dò.
 Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài mới
HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
Hoạt động 2. Vận dụng
HS sử dụng SGK, phiếu bài tập thực hành các bài tập
Bài 1: Tìm số thích hợp theo mẫu.
Nhóm 2 thảo luận làm BT
1HS chia sẻ kq
Bài 2: Đúng ha ... ọc tập
- Gây hứng thú học tập cho HS Kể chuyện, nêu gương, trực quan
2. Khảo sát chữ viết
 	- GV hướng dẫn HS viết bài khảo sát: 
Trăng sáng sân nhà em
Sân nhà em sáng quá Những đêm nào trăng khuyết
Nhời ánh trăng sáng ngời Trông giống con thuyền trôi
Trăng tròn như mắt cá Em đi trăng theo bước
Chẳng bao giờ chớp mí Như muốn cùng đi chơi
- Thu bài và nhận xét bài viết của HS 
_____________________________________________
Buổi chiều Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
I. MỤC TIÊU
	*Sau khi học xong bài, HS có khả năng: 
1.Năng lực:
- Giúp HS củng cố về đọc trôi chảy văn bản đã học. 
- Làm được các dạng bài tập.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích và hứng thú việc đọc, viết, thêm tự tin khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
-Học sinh: SGK,vở bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới. 
- GV y/c HS đọc bài “Câu chuyện của rễ”
-GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm
* Nhận xét cách đọc trơn đúng, đọc to, hợp tác,.
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò
- HT: Cá nhân; PP: Đặt và giải quyết vấn đề; KT: Viết tích cực hoặc Trình bày 1 phút.
*Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ. 
- 2 học sinh đọc.
Hoạt động 2: Luyện tập
* Ôn đọc:
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
* Viết:
- HS làm BT bắt buộc/38
=> Chúng ta cần học những đức tính quý.
* Làm BT tự chọn.
Bài 1(39): Điền vào chỗ trống
a. tr hay ch?
b. s hay x?
c. ng hay ngh?
-HS thảo luận nhóm 4, làm BT, 2 N thi làm BT
Bài 2 ( 39) Tìm từ ngữ trong và ngoài bài Câu chuyện của rễ” chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi
Nhóm 4, thảo luận làm bài – trình bày
Sản phẩm HS cần hoàn thành:Đọc đúng, nhanh, viết đúng và hoàn thành các bài tập..
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò
- 1-2 HS kể về việc mình đã giúp đỡ người khác.
+Ghi nhớ lời dặn dò.
_________________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 31 : ÔN LUYỆN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
 1. Phát triển năng lực
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số (không nhớ). Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy toán học thông qua bài toán thực tế.
2. Phát triển phẩm chất
- HS yêu thích giờ học
II. CHUẨN BỊ:
HS: Bảng con, VBT
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới. 
GV y/c HS nêu nội dung bài đã học
* Nhận xét đánh giá. Giới thiệu bài ghi tựa bài lên bảng
Hoạt 2: Luyện tập
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm.
* Nhận xét, đánh giá về kĩ năng tự giải quyết vấn đề bài tập được giao. Kĩ năng quan sát, tính toán, lập luận toán học
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò,
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ 
- HS nêu tên bải đã học:
Hoạt động 2: Thực hành.
- HS sử dụng vở bài tập để thực hành bài tập
Bài 1: Đ/S?
-HS làm BT, đổi vở kiểm tra kq’
Bài 2: Nối hai phép tính có cùng kq
*CN làm VBT, 2 nhóm 3 thi làm nhanh ( Trò chơi tiếp sức)
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
-HS đọc y/c. thảo luận nhóm 4, làm BT
HS chia sẻ kết quả
Bµi 4: Viết phép tính thích hợp
HS đọc y/c. thảo luận nhóm 2, làm BT
HS chia sẻ kết quả: 25 – 5 = 20
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Hoàn thành các bài tập được giao.
_____________________________________________
Tiết 4: Tiết 4: Hoạt động giáo dục
Chủ điểm “ Hoà bình và hữu nghị”
Trò chơi “ Lửa thiêng”
1. Mục tiêu:
 	Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
2. Hình thức tổ chức:
 	Tổ chức theo lớp.
3. Tài liệu và phương tiện:
 	Khoảng sân đủ rộng để chơi trò chơi.
4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 GV- HS
GV- HS
 GV
 HS
v Chuẩn bị
Phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
- Tên trò chơi: “ Lửa thiêng”
- Cách chơi:
Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn, GV đứng giữa vòng tròn.
+ GV hô: “ Lửa thiêng! Lửa thiêng!” à HS: Chúng ta nhóm lửa.( tay phải chụm 5 đầu ngón tay và giơ cao, tay trái đưa sang đụng vào những ngón tay phải như nhóm lửa)
+ GV hô: “ Lửa chiến tranh căm thù” à HS: Chúng ta dập tắt ( Tay trái xòe ra, chụp lên 5 đầu ngón tay phải).
+ GV hô: “ Lửa gia đình êm ấm” à HS: Chúng ta nhóm lên. ( Tay phải chụm lại giơ cao).
+ GV hô: “ Lửa bom đạn oán thù” à HS: Chúng ta dập tắt. ( Tay trái xòe ra, chụp lên 5 đầu ngón tay phải).
+ GV hô: “ Lửa hữu nghị, hòa bình” à HS: hoan hô, Hoan hô.( Tất cả nhảy lên hô lớn).
v Tiến hành trò chơi
Tổ chức cho HS chơi thử 3 lần.
Tổ chức cho HS chơi thật.
v Nhận xét- Đánh giá
- Khen ngợi những em thực hiện lời đáp và hành động đúng theo quy định.
- Nhắc nhở các em hãy đoàn kết, ủng hộ hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Cả lớp hát bài “ Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2021
Buổi chiều: Tiết 2+3: Tiếng Việt
Bài 3: CÂU HỎI CỦA SÓI
I. Mục tiêu:
1. Phát năng lực.
-HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn
- HS trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: 
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
- SHS, máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
* Ôn và Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ. 
- Gọi HS đọc lại bài đọc tiết 1 và 2.
- GV nhận xét, đánh giá,vào bài mới.
Hoạt động 5: HD hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
Hoạt động 6: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm; 
*Nhận xét đánh giá kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề
Hoạt động 7: Viết chính tả
- Hình thức: cá nhân.
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật dạy học:Trình bày 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
Hoạt động 8: Chọn dấu thanh phù hợp thay thế cho chiếc lá 
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật dạy học:Trình bày 1 phút
- Nhận xét đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề..
Hoạt động 9: Giải ô chữ: Đi tìm nhân vật
- Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp; Động não; - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
- Nhận xét đánh giá kỹ năng giao tiếp hợp tác nhóm
Hoạt động 10:Củng cố,dặn dò
- - HT: Cá nhân; PP: Đặt và giải quyết vấn đề; KT: Viết tích cực hoặc Trình bày 1 phút.
*Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
* Ôn và Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ 
- HS đọc lại bài đọc: Câu hỏi của sói
Hoạt động 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- HS sử dụng SGK thảo luận nhóm tìm từ cần chọn.
-1 HS đọc câu hoàn chỉnh, lớp đồng thanh 
a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây.
b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.
HS viết câu vào vở tập viết.
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Chọn đúng từ ngữ và hoàn thiện câu, viết câu vào vở.
Hoạt động 6: Nói theo tranh
- HS quan sát tranh- HS thảo luận trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 Sản phẩm HS cần hoàn thành:Dùng từ ngữ phù hợp nói nội dung tranh
Hoạt động 7: Nghe viết
-HS đọc (Sói luôn thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. Còn sóc lúc nào cũng vui vẻ vì sóc có nhiều bạn tốt.).
- HS tìm chữ viết hoa, chữ khó. 
- HS viết bảng con tử khó
- HS nghe viết chính tả vào vở tập viết
- HS soát lỗi
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Nghe và viết lại được bài viết.
Hoạt động 8: HĐ thực hành
HS thảo luận nhóm 4, tìm từ, viết phiếu
Các nhóm chia sẻ
Nhóm khác nhận xét
Sản phẩm HS cần hoàn thành: Điền đúng dấu thanh thay thế chiếc lá
Hoạt động 9: Trò chơi
- Nhóm 2 thảo luận- CN trình bày ý kiến
Sản phẩm HS cần hoàn thành:Giải được các ô chữ.
Hoạt động 10:Ghi nhớ lại kiến thức.
- HS đọc lại bài đọc, nêu lại nội dung đã học và nối về nội dung mình thích nhất.HS khác bổ sung.
__________________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt tuần 27
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề “ Yêu quý mẹ và cô giáo” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời BCS lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần 27
GVCN Nhận xét:
 Duy trì nề nếp và sĩ số tốt.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp đi vào nề nếp.
- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Khen 1 số bạn đọc bài có tiến bộ.
- Ngoan,lễ phép, kính yêu thầy cô.
-Thực hiện được những việc làm thể hiện lòng kính yêu thầy cô.
- Tham gia phòng chống bệnh tay,chân , miệng , sốt xuất huyết và covid khá tốt.
- Một số em còn quên đồ dùng học tập và chưa tự giác học tập.
3/ Xây dựng kế hoạch tuần 28
Ổn định nề nếp và sĩ số 
- Đi học đều, đúng giờ, tham gia tập thể dục đầu giờ đầy đủ.
- Luôn giữ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tiếp tục phòng chống bệnh tay,chân , miệng , sốt xuất huyết và covid.
- Chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy đủ trước khi lên lớp.
- Rèn chữ và kỹ năng đọc, viết cho 1 số học sinh.
-Rèn luyện những điều thầy cô dạy hằng ngày
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 27
4.sinh hoạt chủ đề “Hoà bình và hữu nghị”
Phát động thi đua theo chủ điểm
Giới thiệu hình ảnh về chủ điểm
Cho HS nghe bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
BCS lên ổn định lớp học.
HS nêu những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
HS trong lớp đóng góp ý kiến.
HS nghe bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
Duyệt của Ban giám hiệu
Duyệt của tổ trưởng
Ngày tháng 4 năm 2021
Lê Thị Bắc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx