Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.

II. Chuẩn bị:

GV: Que tính, mô hình.

HS: Đồ dùng học toán 1

 

docx 29 trang trithuc 17/08/2022 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 27
TUẦN 27
TOÁN: BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
2. Phát triển năng lực: 
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế, 
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II.Chuẩn bị:
GV: Que tính, các mô hình, vật liệu, xúc xắc,.. để tổ chức trò chơi trong bài học (SGK).
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
70 + 20 = ... 73 + 11 = ....
34 + 26 = ... 13+ 22 = .....
- GVNX
2. Hình thành kiến thức mới
1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi)
Khám phá: 
- GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính.
- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời.
- GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra.
- GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
- GV nêu: Viết 76 rồi viết 5 dưới 76 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
76
* 6 trừ 5 bằng 1, viết 1
 -
* 7 trừ 0 bằng 7, viết 7
5
Vậy: 76 – 5 = 71
71
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ.
* Tương tự cho VD với quả táo
3. Thực hành – luyện tập
* Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe oto:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe oto).
- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 4: Giải bài tập:
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
4.Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng
*Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài.
- HSNX – GV kết luận .
- NX chung giờ học 
- Dặn dò: về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS thao tác với que tính.
- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép trừ GV hướng dẫn.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, viết kết quả.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS dùng bút chì nối.
- HS đọc kết quả.
- HS đọc to trước lớp.
- HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ. 
- HS thực hiện.
- HS chơi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiết 2), 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
II. Chuẩn bị:
GV: Que tính, mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Hoạt động 1:  Khởi động.
-2 HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính trên bảng. Lớp làm bảng con.
+ HS 1: 65 – 5
+ HS 2: 97 – 6
- GVNX
2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm số thích hợp theo mẫu.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
a) 35 – 2 = ? (Bài mẫu).
- GV hỏi: 35 – 2 ta có thể lấy 35 – 1 mấy lần?
- Gv hướng dẫn HS thực hiện 
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
b) 18 – 3 = ?
- Tương tự bài mẫu, để thực hiện được 18 – 3 ta lấy 18 trừ 1 mấy lần?
- Yêu cầu HS nêu cách tính. Gọi một vài HS nhắc lại.
- HS thực hiện
- Nhận xét
c) 16 – 4 = ?
- HS tự làm.
- GV nhận xét: Khi thực hiện tính nhẩm các phép tình trừ đơn giản, ta có thể trừ dần 1 để tìm kết quả.
Bài 2: Đúng hay sai?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tự đặt tính và giải thích vì sao điền Đ, S?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: Hai phép tính nào có cùng kết quả?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, tìm các phép tính có cùng kết quả.
- GV hướng dẫn HS nối các phép tính cùng kết quả với nhau.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- GV nêu bài toán.
- Hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài.
- Để tìm số bạn thỏ, ta làm phép tính gì?
- Gọi HS đặt lời giải.
- GV nhắc lại các bước. (lời giải, phép tính, đáp số)
- HS tự thực hiện bài vào vở.
- Nhận xét.
 4: Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Xem bài giờ sau.
- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- HS trả lời: 35 – 2 ta có thể lấy 35 – 1 hai lần.
35 – 1 = 34, 34 – 1 = 33.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời: 18 – 3 ta lấy 18 trừ 1 ba lần.
- HS nêu: 18 – 1 = 17, 17 – 1 = 16, 16 – 1 = 15. Vậy 18 – 3 = 15
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- HS theo dõi
- HS nêu
- HS thực hiện
- Đại diện nhóm trình bày:
a) Đ
b) S (sai khi trừ ở hàng chục)
c) S (sai ở đặt tính)
d) Đ
- HS theo dõi.
- HS nêu
- HS tự thực hiện
- HS nối:
98 – 3 = 96 – 1
66 – 5 = 65 – 4
77 – 7 = 76 - 6
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
+ Có 18 bạn rùa và thỏ, rùa 8 bạn.
+ Tìm số bạn thỏ.
- HS theo dõi.
- Ta thực hiện phép trừ: 18 – 8
- HS đặt lời giải: Số bạn thỏ có là:
- HS nhắc: (lời giải, phép tính, đáp số).
- HS thực hiện
Bài giải:
 Số bạn thỏ có là:
 18 – 8 = 10 (bạn thỏ)
Đáp số: 10 bạn thỏ.
- HS thực hiện.
- Hs theo dõi.
TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T 3), 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
II.Chuẩn bị:
GV: Que tính, mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.  Khởi động.
-Gọi HS thực hiện tính nhẩm:
+ HS 1: 67 – 4
+ HS 2: 55 – 2
+ HS khác nhận xét, nêu cách tính.
- GVNX
2. Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- Nhắc HS chú ý đặt thẳng cột.
- Lớp thực hiện bảng con.
- Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tự thực hiện phép cộng, trừ theo sơ đồ và tìm số thích hợp điền vào mỗi ô.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: Diều nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 55?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính.
- Gọi HS trình bày.
- GV hỏi: Diều nào có kết quả lớn hơn 55?
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nêu bài toán.
- Hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để tìm số quả còn lại, ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tính và điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.
- GV nhận xét.
3. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Trò chơi: Lấy đồ chơi nào?
- Gv nêu cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 6 bạn, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm nhận được ở trên mặt xúc xắc. Lấy 49 trừ đi số nhận được. Lấy đồ chơi ghi số bằng kết quả phép tính. Trò chơi kết thúc khi lấy được 6 đồ chơi.
- Tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét trò chơi.
- NX chung giờ học
* Dặn dò:
- HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Xem bài giờ sau.
- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- HS đọc yêu cầu
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- HS theo dõi.
- HS nêu: Tìm số thích hợp điền vào mỗi ô trống.
- HS thực hiện nhóm
- Đại diện nhóm trình bày:
a) 57, 53
b) 49, 42
- HS theo dõi.
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS trình bày: 
59 – 2 = 57, 59 – 6 = 53
59 – 9 = 50, 58 – 3 = 55
- HS trả lời: Diều màu vàng có kết quả lớn hơn 55.
- HS theo dõi.
- HS trả lời: Bài tập yêu cầu điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.
- HS theo dõi.
- HS trả lời:
+ Cây dừa có 48 quả, hái xuống 5 quả.
+ Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả?
- Ta thực hiện phép trừ: 48 – 5
- HS thực hiện: 48 – 5 = 43 
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS chơi trò chơi.
- HS theo dõi.
TIẾNG VIÊT: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 1 : KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : 
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rủ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại : hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát,nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện: nghe viết một đoạn ngắn .
 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn , khả năng làm việc nhóm , khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi 
II .Chuẩn bị:
1. Kiến thức ngữ văn 
- GV nắm đặc điểm của truyện ngụ ngôn ( mượn chuyện loài vật để nói về việc đời , nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống ) ; nắm được nội dung của VB Kiến và chim bồ câu , cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện . Ê - dốp , La Phông - ten và Lép Tôn - xtôi là những tác giả của những câu chuyện ngụ ngôi nổi tiếng trên thế giới . Các câu chuyện này từ lâu đã  ... hỏi . 
 a.Các con vật trong tranh đang làm gì ? 
 b.Em thấy các con vật này thế nào ? 
 - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Câu hỏi của sói . " Trước khi đọc văn bản , GV có thể cho HS dựa vào nhan để và tranh minh họa để suy đoán một phần nội dung của văn bản . Chú ý đến quan hệ giữa các con vật thể hiện qua hai bức tranh khác nhau ( bức tranh vẽ cảnh các con vật rất vui vẻ với nhau và bức tranh vẽ sói trông rất hung dữ , còn Sóc trông rất sợ hãi ) 
2. Đọc
GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật . Ngắt giọng , nhân giọng đúng chỗ .
 HS đọc câu 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như van nghi , lúc nào , lên , buồn 
+ HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2. GV luyện HS đọc những câu dài . ( VD : Một chủ sóc đang chuyển trên cành cây bỗng trượt chân rơi trúng đấu lão sói đang ngải ngà ; Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi có nhiều bạn tốt . ) 
HS đọc đoạn
+ GV chĩa VB thành các đoạn ( đoạn : 1 : từ đầu đến rồi tôi sẽ nổi , đoạn 2 : phần còn lại ) .
 + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp ( 2 - 3 lượt ) . 
+ GV giải thích nghĩa một số từ ngữ khó trong bài ( gái ngủ : chưa hết buồn ngủ hoặc chưa tỉnh táo hơn sau khi vừa ngủ dậy ; van nài ; nói bằng giọng khẩn khoản , Cầu xin ; nhảy tót : nhảy bằng động tác rất nhanh lên một vị trí cao hơn , gây gổ : gây chuyện cải cọ , xô xát với thái độ hung hãn ) . 
+ HS đọc đoạn theo nhóm ( nhỏ đói ) . HS và GV đọc toản VB 
+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB
+ GV đọc toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi
.
HS nhắc lại
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác . 
HS đọc câu 
HS đọc đoạn
1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
3 , Trả lời câu hỏi
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi . 
a . Chuyện gì xảy ra khỉ sóc đang chuyển trên cảnh cây ? 
 b. Sói hỏi sóc điều gì ?
 c.Vì sao sỏi lúc nào cũng cảm thấy buồn bực 
GV và HS thống nhất câu trả lời . 
a. Khi đang chuyển trên cành cây , sóc trượt chân rơi trúng đấu lão sói ;
 b , Sói hỏi óc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày , còn sói thì lúc nào cũng thấy buồn bực ; 
c , Sỏi lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè . 
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3
GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c ( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn về . )
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu , đặt dấu chấm đúng vị trí . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi . GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá
HS quan sát ) và viết câu trả lời
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu . GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . 
- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh . ( a . Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cày : b.Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè . ) 
GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . 
GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
 - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ dã gợi ý . GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .
 - HS và GV nhận xét .
HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
HS làm việc nhóm,quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ dã gợi ý
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
7. Nghe viết
GV đọc to cả đoạn văn . ( Sói luôn thấy buồn bực vì sói không có bạn bè . Còn sóc lúc nào cũng vui vẻ vị sóc có nhiều bạn tốt . ) 
- GV lưu ý HS một số văn đề chính tả trong đoạn viết : 
+ Viết lại đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu cỏ châm ,
+ Chữ dể viết sai chính tả : sói , sóc , vui vẻ , ... GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
 Đọc và viết chính tả : 
+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm tử ( Sôi luôn thấy buồn bực vi sói không có bạn bè . Còn sóc / lúc nào cũng vuỉ về , vì sở có nhiều bạn tốt ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết Của HS , 
+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi . 
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 8.Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . 
- GV nêu nhiệm vụ . HS làm việc nhóm đôi để tìm dấu thanh phù hợp
9. Giải ô chữ Đi tìm nhân vật
- GV hướng dẫn HS giải đố . 
. Tên nhân vật cần tìm xuất hiện ở cột dọc là SOC
C
H
I
M
S
Â
U
C
H
Ó
C
Ú
M
È
O
10. Củng cố
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh . 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học ,
 - GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS
HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) . 
- Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó , cả lớp đọc đồng thanh một số lần
- HS đọc từng câu đố . 
HS viết kết quả giải đố vào vở
- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu,thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) . 
HĐTN: BÀI 18: EM THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
 I.Mục tiêu: HS có khả năng:
 1.Kiến thức:
 - Biết được những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
 2.Năng lực: 
 - Tích cực tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
 3.Phảm chất: 
 - Có ý thức trách nhiệm với xã hội; biết yêu thương, chia sẻ với mọi người
 II.Chuẩn bị:
Giáo viên: - Thiết bị phát nhạc, bài hát Sức mạnh của nhân đạo (sáng tác: Phạm Tuyên) 
Học sinh: - Thẻ học tập
 III.Các phương pháp và hình thức dạy học
 -Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
 IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động
-GV tổ chức cho HS nghe hát tập thể bài Sức mạnh của nhân đạo
2.Khám pha – Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của một số hoạt động xã hội và xác định những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
-GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh trả lời câu hỏi:
+Những hoạt động xã hội trong tranh đem lại lợi ích gì?
+Ở lứa tuổi các em có thể tham gia hoạt động xã hội nào?
-Mời đại diện nhóm trình bày, đưa ra phương án trả lời
-Kết luận: Những hoạt động trong tranh sẽ giúp chia sẻ bớt khó khăn với những người nhận được sự giúp đỡ. Những việc như dọn vệ sinh, nhổ cỏ ở khu di tích, quyên góp tiền để trùng tu di tích, sẽ góp phần làm đẹp, giữ gìn khu di tích. Em sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn khi tham gia các hoạt động xã hội. Ở lứa tuổi các em có thể tham gia một số hoạt động xã hội như: tặng sách, truyện, quần áo cũ, quyên góp tiền để ủng hộ bạn nghèo; nhổ cỏ, nhặt rác ở các khu di tích.
Hoạt động 2: Chia sẻ những hoạt động xã hội em biết hoặc đã từng tham gia
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh theo câu hỏi:
+Đã bao giờ em giúp đỡ người khác chưa? Đó là việc gì?
+Khi đó em cảm thấy thế nào?
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ kết quả thảo luận
-HS trả lời, GV nhận xét, khen ngợi HS
3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
-HS tham gia
-Hs làm việc nhóm, trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày
-HS lắng nghe
-
Làm việc nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bạn 
-HS lắng nghe
HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 7 “Tham gia hoạt động cộng đồng” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
2.Năng lực:
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
3.Phảm chất:
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
 II.Chuẩn bị:
- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
a. Sơ kết tuần học
* Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo tình hình học tập của tổ mình về tất cả các môn học trong tuần.
- Lớp trưởng tiếp tục mời lớp phó học tập và lớp phó văn thể mĩ báo cáo tình hình của lớp.
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.GV chủ nhiệm nêu nhận xét chung về ưu, khuyết điểm và đề nghị lớp trưởng điều khiển các tổ vạch ra biện pháp khắc phục những hạn chế.
b. Kế hoạch tuần tới.
- Lớp trưởng tiếp tục mời các tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các tổ.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
Gv tổ chức HS góp giấy vụn/ vỏ chai lọ, GV thu nhận và khen ngợi tinh thần tham gia của HS
4.Đánh giá
a.Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu sau:
+Biết được những hoạt động xã hội em có thể tham gia
+Tham gia hoạt động Em làm kế hoạch nhỏ ở lớp, ở trường
- Đạt:Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên
- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên
b. Đánh giá theo tổ/ nhóm
- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung :
+Có tham gia hoạt động Em làm kế hoạch nhỏ ở lớp, ở trường hay không
+Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, có trách nhiệm, hay không
c. Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
- Lớp trưởng lên điều khiển.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về tổ mình. Sau khi báo cáo mời các bạn cho ý kiến.
-HS theo dõi HS chia sẻ, lắng nghe, nhận xét.
-HS theo dõi, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Các tổ trưởng thảo luận trong tổ đưa ra biện pháp khắc phục và chia sẻ trước lớp. 
- Các tổ trưởng lần lượt nêu kế hoạch của tổ mình trong tuần tới.
- HS tham gia 
-HS tự đánh giá.
-HS đánh giá lẫn nhau.
-HS thực hiện. 
HS lắng nghe thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx