Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và biết đặt câu hỏi .

II. CHUẨN BỊ:

Bài giảng điện tử .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 32 trang trithuc 17/08/2022 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
TUẦN 25
 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021
 BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRÒ CHƠI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
Mục tiêu:
Học sinh có khả năng :
Thể hiện tiếng của một số con vật, phương tiện giao thông gần gũi, thân quen ( gà trống gáy, chó sủa, mèo kêu, chim hót, tàu hỏa, ô tô...)
Biết cách chơi một số trò chơi phù hợp với lứa tuổi.
Rèn kĩ năng thiết kế tổ chức trò chơi, kĩ năng làm quản trò, đánh giá hoạt động.
Tuân thủ các luật chơi và hợp tác làm việc nhóm; giáo dục tinh thần trách nhiệm.
Chuẩn bị: Tập một số tiết mục văn nghệ.
Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
* Hoạt động 1: Chào cờ 
-GV tổ chức cho hs xếp hàng theo đơn vị lớp đúng vị trí đã được phân chia.
-GV TPT tổ chức cho HS chào cờ, hát quốc ca đội ca và hô đáp khẩu hiệu Đội.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- GV TPT nhận xét chung.
- Mời đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần tới.
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi sinh hoạt cộng đồng.
1. Trò chơi “ Âm thanh đồng quê”
Quản trò phân công các đội tham gia trò chơi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.
Đội 1: giả tiếng gà gáy, tiếng mèo kêu, tiếng chó sủa
Đội 2: giả tiếng chim chích chòe hót: chích chòe chích chòe, tiếng còi xe, tiếng tàu hỏa chạy,..
Quản trò chỉ vào đội nào thì đội đó thực hiện.
2. Trò chơi: nhịp mưa rơi.
Quản trò đưa tay dưới thắt lưng – mưa nhỏ, người chơi vỗ tay nhẹ.
Đưa tay lên cao dần – mưa to dần, người chơi vỗ tay to và nhanh dần.
Tay cao quá đầu – mưa rất to, vỗ tay to nhất.
Vẫy tay sang phải, sang trái – vừa mưa vừa gió – người chơi vừ vỗ tay vừa tạo âm thanh ù ù của gió.
Hất tay lên trơi, nhảy lên cao – có sấm chớp, người chơi phải hô to “ đùng đùng”, đồng thời nhảy lên tạo không khí sôi động.
Lưu ý: có thể chọn các trò chơi khác nhau để hướng dẫn học sinh như trồng cây, thỏ nhảy, lắng nghe tôi nói..
+ Hoạt động tiếp nối: GV yêu cầu các lớp vận dụng trò chơi vào các tiết sinh hoạt lớp, chi đội, sao nhi đồng.
2. Đánh giá: 
-GV đánh giá thái độ học sinh khi tham gia hoạt động.
Tổ chức cho học sinh chia sẽ cảm xúc sau buổi giao lưu.
- Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau: 
- Chỉnh đốn hàng ngũ.
- HS tham gia.
-HS thực hiện theo khẩu lệnh.
-HS lắng nghe.
- HS nghe.
- HS biểu diễn, toàn trường lắng nghe.
Học sinh chơi.
Học sinh chơi.
******************************
TIẾT 2 + 3 :TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT
Bài 1 - RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN ( T1 + 2)
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và biết đặt câu hỏi .
II. CHUẨN BỊ: 
Bài giảng điện tử . 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . 
 a . Vì sao các bạn phải rửa tay ? 
b . Em thường rửa tay khi nào ? 
. GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi đi
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
- Một số ( 2 – 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nểu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn VB . 
HS đọc câu 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như vi trùng , xà phòng , phòng bệnh , vước sạch . 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Tay cầm thức ăn , vi trùng tự tay theo thức ăn đi vào cơ thể để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay trước khi ăn , ) 
HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành 2 đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến mắc bệnh ; đoạn 2 : phần còn lại ) .
 + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài vi trùng : sinh vật rất nhỏ , có khả năng gây bệnh ; tiếp xúc : chạm vào nhau ( dùng cử chỉ mình hoạ ) ; mắc bệnh : bị một bệnh nào đó ; phòng bệnh ; ngăn ngừa để không bị bệnh ) .
 + HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toàn VB , 
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi . 
HS đọc câu 
HS đọc đoạn
1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
a . Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng cách nào ?
 b . Để phòng bệnh , chúng ta phải làm gì ?
 c . Cẩn rửa tay như thế nào cho đúng ? .
GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời , Các nhóm khác nhận xét , đánh giá .
 GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Vì trùng đi vào cơ thể con người qua thức ăn ; b . Để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn ; C. Câu trả lời mở . ) Lưu ý : GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần ) ,
HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh , minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 
GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu , đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .
 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 
HS viết câu trả lời vào vở ( Để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn ; ) . 
******************************`
TIẾT 4: TOÁN
Bài 28: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 1)
- TIẾT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút,).
- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: Đồ vật nào dài hơn?
- GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh.
- GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng.
-GV hỏi từng câu một cho HS trả lời.
-Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
* Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm những bạn nào?
+ Bạn nào cao nhất?
+ Bạn nào thấp nhất?
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Bạn Nam cao nhất.
b. Bạn Mi thấp nhất.
* Bài 3:Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi: 
a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn?
+ Trong bức tranh thứ nhất, có con gì?
+ Con nào cao hơn?
+ Con nào thấp hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Hươu cao cổ cao hơn.
+ Ngựa thấp hơn.
b. Thước hay bút chì dài hơn?
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1.
+ Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì.
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật
- GV nêu yêu cầu của bài 4.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
* Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút?
- GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật.
+ Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút.
* Hoạt động tiết chủ đề:
Cho học sinh thực hành đo và so sánh chiều cao các bạn trong lớp theo tổ.
Tìm ra bạn cao nhất tổ, cao nhất lớp bằng số đo
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý.
-HS thực hành đo.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS nêu: Bút chì, bút sáp màu, cục tẩy, cái ghim.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Nam, Mi, Việt, Mai.
- HS trả lời: Bạn Nam
- HS trả lời: Bạn Mi
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Hươu cao cổ, ngựa vằn
-HS trả lời: Hươu cao cổ
-HS trả lời: Ngựa
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách toán 1, bút chì, thước kẻ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Sách Toán 1dài hơn.
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn
-HS trả lời: Thước kẻ dài hơn bút chì
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS trả lời: Bút chì, bút sáp màu, đồng hồ, điện thoại.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, trả lời: Hộp bút: 15cm, bút chì: 9cm, thước kẻ: 20cm, cục tẩy: 3cm.
-HS trả lời: Bút chì, cục tẩy.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Học sinh thực hành đo và so sánh.
-HS lắng nghe.
*************************************
TIẾT 5: ÔN TOÁN
BÀI 28: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Cũng cố kiến thức về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
- Vận dụng vào thực tiễn.
- Thực hiên thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, ảnh/ 41, 42; bảng phụ, phiếu BT.
HS: Bảng con, màu vẽ, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG: 2’
- GV cùng cả lớp xem video bài hát: "Con Hươu cao cồ" và hát theo.
- GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.
- Ghi bảng: Luyện tập chung
LUYỆN TẬP:30’
Bài 1/41: Tô màu chiếc xe dài nhất/ ngắn nhất
- GV nêu yêu cầu đề.
* Quan sát 6 chiếc xe trong hì ... S . 
HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . 
HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . 
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ
Yêu cầu một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) . Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . 
HS làm việc nhóm đối để tìm những chữ phù hợp
9. Quan sát tranh và đúng từ ngữ trong khung để nói theo tranh : Những gì em cần phải tự làm ? Những gì em không được tự ý làm ? 
GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh ( những gì em cần phải tự làm , những gì không được tự ý làm ) , cỏ dùng các từ ngữ đã gợi ý . 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . 
Tranh 1 : Một bạn nhỏ đang tự tặc quần áo . ( Trẻ em 6 - 7 tuổi phải tự làm được ) : Tranh 2 : Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đồ vật trên tử bếp cao . ( Trẻ em 6 - 7 tuổi không được làm vì có thể ngã , nguy hiểm ) 
- HS và GV nhận xét .
 - GV có thể gợi ý HS nói thêm về một số việc trẻ cần tự làm và một số việc trẻ em không được phép làm vi nguy hiểm 
HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
HS trình bày kết quả nói theo tranh . 
10. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học 
GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) .
*************************************
TIẾT 3: TOÁN
BÀI 29:PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng thông qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khám phá
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ nhất.
- GV hỏi HS số lượng que tính trong mỗi hàng.
+ Để biết có tất cả bai nhiêu que tính ta làm phép tính gì? (phép tính cộng)
- GV hướng dẫn viết phép tính 41 + 5 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn:
Đặt tính:
+ Viết 41 rồi viết 5 thẳng cột với 1.
+ Viết dấu - 
+ Kẻ vạch ngang.
Tính:
+ 1 cộng 5 bằng 6 viết 6.
+ Hạ 4 viết 4.
Vậy 41 + 5 = 46
- GV yêu cầu HS đếm tổng số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ hai.
- GV hỏi HS số lượng quả táo ở mỗi hàng.
+ Để biết có bao nhiêu quả táo ta làm phép tính gì? (Phép tính cộng).
- GV hướng dẫn viết phép tính 20 + 4 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn:
Đặt tính:
+ Viết 20 rồi viết 4 thẳng cột với 0.
+ Viết dấu - 
+ Kẻ vạch ngang.
Tính:
+ 0 cộng 4 bằng 4 viết 4.
+ Hạ 2 viết 2.
Vậy 20 + 4 = 24
- GV yêu cầu HS đếm tổng số qủa táo ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của hai phép tính đó.
- GV nhận xét, chốt lại.
2. Hoạt động 2: Hoạt động
* Bài 1: 
- GV đọc nội dung bài 1.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 2. 
Có thể cho HS thực hiện thành hai bước: bước thứ nhất đặt đúng phép tính, GV kiểm tra cả lớp xem đã đặt đúng chưa rồ mới chuyển sang bước thứ hai là tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 2.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát tranh trong sách.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện phép tính ở bên trái và tìm kết quả ở bên phải. Thực hiện đúng, HS sẽ ghép được cặp con vật – thức ăn.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét. GV giới thiệu thêm kiến thức về thức ăn của các loài vật gần gũi. 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (tiết 2).
-HS quan sát.
- HS trả lời: Hàng 1: 41que tính, hàng 2: 5 que tính.
-HS trả lời: Phép tính cộng
-HS quan sát, lắng nghe
-HS đếm.
-HS quan sát.
-HS trả lời: Hàng 1: 20 quả táo. Hàng 2: 4 quả táo.
-HS trả lời: Phép tính cộng.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS đếm.
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
24 + 3 = 27; 60 + 7 = 67; 
82 + 5 = 87
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp làm vào vở.
11 + 8 = 19; 71 + 5 = 76; 
94 + 4 = 98
-3 HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS thực hành.
- HS trả lời.
40 + 9 = 49
76 + 2 = 78
90 + 8 = 98
25 + 1 = 26
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
*************************************
TIẾT 4: ÔN TIẾNG VIỆT
KHI MẸ VẮNG NHÀ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu
- Biết điền từ để hoàn thành câu
- Biết chọn đúng từ ngữ để điền vào chỗ trống
- Biết làm bài tập chính tả phân biệt iêng/iên, iêm/iêt, l/n, s/x, r/d. Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
GV: VBT.
HS: VBT, bảng con, màu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Luyện đọc.
*Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng.
HS đọc
2. Luyện Tiếng Việt
* Bài tập bắt buộc
Bài 1/ 31
- GV đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- HS viết câu vào vở
- GV cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét tuyên dương.
- Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm.
* Bài tập tự chọn
Bài 1/ 32
- GV đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc sau đó chọn vần thchs hợp để điền vào chỗ trống 
- HS làm việc cá nhân
- Cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 2/32
- Nêu yêu cầu của bài
- HD học sinh lựa chọn câu đúng để điền vào chỗ trống
- Cho HS đọc lại câu đúng
- Nhận xét
Bài 3/32:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS QST
- Tranh vẽ gì?
- Ghi câu trả lời vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4/33*
-Nêu yêu cầu
- HDHS đặt câu hỏi
- GV làm mẫu
- HS nêu miệng rồi viết vào vở
-Cho HS đọc lại câu hỏi của mình
- Nhận xét
- Viết lại các câu sau cho đúng
a. hôm nay nam cùng bố mẹ về quê
- Hôm nay Nam cùng bố mẹ về quê.
b. mẹ dặn nam nhớ đóng cửa cẩn thận
- Mẹ dặn Nam nhớ đóng cửa cẩn thận.
- HS lắng nghe và thực hiện
HS đọc lại câu
HS nhận xét
- Điền vào chỗ trống 
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS làm vào vở
a. iêng hay iên?
Đàn kiến tha mồi về tổ.
b. iêm hay iêt?
Nước rất khan hiếm , vì vậy chúng ta phải tiết. kiệm nước.
- Đọc lại câu
- HS nhận xét
Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống
 Nhân lúc lợn mẹ vắng nhà, sói (sám/xám) xám lẻn vào nhà qua đường ống khói. Nhìn thấy sói, lợn con liền chất củi vào bếp và (nổi/lổi) nổi lửa. Khói bốc lên nghi ngút khiến sói bị ngạt, (xuýt/suýt) suýt chết. Nó vội vã chui (ra/da) ra  ngoài và chạy biến vào rừng.
(Phỏng theo truyện cổ tích Ba chú heo con)
- 1 HS đọc
- Nhận xét
Viết từ ngữ hoặc câu phù hợp với tranh
- HS quan sát
- 1 HS nêu: Bé bỏ rác vào thùng.
- HS làm vở
-Nhận xét
 Đặt câu hỏi cho từng câu trả lời sau
a. Dê mẹ khen đàn con vì biết nghe lời mẹ.
- Vì sao dê mẹ lại khen đàn con?
b. Khi dê mẹ đi xa, một con sói đến gõ cửa.
- Khi dê mẹ đi xa thì điều gì đã xảy ra?
- Vài HS đọc
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS lắng nghe và thực hiện
**************************************
TIẾT 5: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 7 “Tham gia hoạt động cộng đồng” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Sơ kết tuần 25, xây dựng kế hoạch tuần 26
Khởi động
1.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua:
- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp: Thực hiện nề nếp ra vào lớp
+ Về học tập:
+ Vệ sinh thân thể: 
Tồn tại: + Về nề nếp:
 + Về học tập:
- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.
- GV tuyên dương
2. Kế hoạch tuần 26
- Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội quy của nhà trường.
- Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.
- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.
- Tăng cường phụ đạo cho các bạn học yếu: 
- Rèn vở sạch – chữ đẹp
- Giữ vệ sinh lớp học
- Chăm sóc bồn hoa chào mừng 26/3
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
Sinh hoạt theo chủ đề " Chúng em cùng tham gia hoạt động cộng đồng"
- GV yêu cầu HS xung phong chia sẻ cho các bạn nghe:
 + Kể tên những hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia.
+ Chia sẻ những việc tốt em đã làm được với hàng xóm.
- GV khen ngợi các em đã mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình.
- GV tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ với nội dung liên quan đến chủ đề sinh hoạt.
ĐÁNH GIÁ
a) Cá nhân tự đánh giá
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
c) Đánh giá chung của GV
- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS 
- HS hát và vận động theo nhạc
- Các tổ trưởng báo cáo.
- Các tổ khác nhận xét.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
- HS lắng nghe
- Các tổ thực hiện y/c
Hs chia sẽ
Hs đánh giá
- HS lắng nghe
GV đánh giá
******************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc