Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Khởi động

- GV gọi 2 HS có chiều cao khác nhau lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?

- GV nhận xét

2. Khám phá

1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động GV vào bài: Cao hơn, thấp hơn.

2. Khám phá: Cao hơn, thấp hơn.

- GV cho HS quan sát hình, dựa vào đường vạch ngang ở chân và ở đầu mỗi bạn để nhận biết được bạn nào thấp hơn, cao hơn hoặc cao hơn bằng bạn kia; bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.

- GV nhận xét, kết luận.

3.Hoạt động

* Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS xác định các đường vạch ngang ở phía chân và phía đầu các con vật, từ đó so sánh, nêu được con vật nào cao hơn trong mỗi cặp.

- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu.

- GV nhận xét, kết luận:

a. Sư tử; b. Mèo;

c. Đà điểu; d. Gấu.

- GV hỏi thêm: Con vật nào thấp hơn trong mỗi cặp?

- GV nhận xét, kết luận.

* Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV tiến hành tương tự bài 1 giúp HS xác định được lọ hoa nào thấp hơn trong mỗi cặp.

- GV nhận xét, KL.

- GV hỏi thêm: Lọ hoa nào cao hơn trong mỗi cặp?

- GV nhận xét, kết luận.

* Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Tương tự bài 1, GV hướng dẫn HS xác định các vạch ngang ở gốc cây và ngọn cây, quan sát, tìm ra được cây nào cao hơn hoặc thấp hơn cây kia. Từ đó tìm được cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.

- GV nhân xét, kết luận:

a. Cao nhất: D , thấp nhất: A;

b. Cao nhất: A, thấp nhất: C;

c. Cao nhất: A, thấp nhất: C;

d. Cao nhất: A, thấp nhất: D;

e. Cao nhất: C, thấp nhất: D.

4. Củng cố

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:

Tranh 1: 1 chiếc lọ cao và những cây hoa thấp hơn chiếc lọ.

+Những cây hoa có cắm được vào lọ không?

Tranh 2: 2 bạn học sinh có chiều cao chênh lệch.

+Theo em cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng.

- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.

 

docx 29 trang trithuc 17/08/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23
TUẦN 23
TOÁN: Bài 25: DÀI HƠN, NGẮN HƠN ( TIẾT1 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào dài hơn, đồ vật nào ngắn hơn, hai đồ vật bằng nhau.
2. Phát triển năng lực: 
Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động
- GV gọi 2 HS tóc ngắn và tóc dài lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời tóc bạn nào dài hơn? Tóc bạn nào ngắn hơn?
- GV nhận xét
2. Khám phá
1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động giới thiệu bài mới: Dài hơn, ngắn hơn.
2. Khám phá: Dài hơn, ngắn hơn.
- Cho HS quan sát hình vẽ có bút mực, bút chì. Các đầu bút đó đặt thẳng vạch dọc bên trái.
+ Trên hình vẽ 2 loại bút nào?
+ Bút nào dài hơn?
- GV nhận xét, kết luận: Bút mực dài hơn bút chì.
+ Bút nào ngắn hơn?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì ngắn hơn bút mực
- GV gọi HS nhắc lại: Bút mực dài hơn bút chì. Bút chì ngắn hơn bút mực.
3. Hoạt động
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS quan sát câu a và hỏi: +Trong hình vẽ gì?
+ Keo dán nào dài hơn?
- Nhận xét, kết luận.
- Tương tự, GV cho HS quan sát từng cặp hai vật ở câu b, c, d nhận biết được vật nào dài hơn trong mỗi cặp rồi trả lời câu hỏi : Vật nào dài hơn?
- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu b,c,d.
- GV nhận xét, kết luận:
 b.Thước màu xanh dài hơn thước màu cam.
c.Cọ vẽ màu hồng dài hơn cọ vẽ màu vàng.
 d. Bút màu xanh dài hơn bút màu hồng.
- GV hỏi thêm: Vật nào ngắn hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2
- Cho HS quan sát tranh vẽ các con sâu A, B, C
- GV lần lượt hỏi:
+ Con sâu A dài mấy đốt?
+ Con sâu B dài mấy đốt?
+ Vậy còn con sâu C dài mấy đốt?
- GV yêu cầu HS so sánh chiều dài các con sâu, từ đó tìm con sâu ngắn hơn con sâu A.
- GV nhận xét, KL: Con sâu C ngắn hơn con sâu A.
- GV hỏi thêm: Con sâu nào dài hơn con sâu A?
- GV nhận xét, KL: Con sâu B dài hơn con sâu A.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV kẻ các vạch thẳng dọc ở đầu bên trái và ở đầu bên phải của các chìa khóa, yêu cầu HS quan sát chiều dài các chìa khóa.
- GV cho HS nhận biết chìa khóa ở đặc điểm hình đuôi chìa khóa.
- Gọi HS lần lượt trả lời các câu a, b, c, d.
- GV nhân xét, kết luận:
a.A ngăn hơn B; b. D dài hơn C;
c. A ngắn hơn C; d. C ngắn hơn B.
* Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát chiều dài các con cá (kẻ vạch thẳng tương tự bài 3), từ đó xác định ba con cá, con nào dài nhất, con nào ngắn nhất.
- GV nhân xét, kết luận:
a. A ngắn nhất, B dài nhất.
b. A ngắn nhất, C dài nhất.
4. Củng cố
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:
Tranh 1: Chiếc thước kẻ dài hơn hộp bút.
+ Chiếc thước này có xếp được vào trong hộp không?
Tranh 2: Đôi giày ngắn hơn bàn chân.
+ Chân có đi vừa giày không?
Tranh 3: Quyển sách có kích thước dài hơn ngăn đựng của kệ sách.
+ Quyển sách có xếp được vào kệ không?
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.
- GV nhân xét, kết luận.
- NX chung giờ học
- Xem bài giờ sau.
- HS quan sát trả lời.
- HS quan sát
- Bút mực và bút chì.
- Bút mực dài hơn.
- Vài HS nhắc lại.
- Bút chì ngắn hơn.
- Vài HS nhắc lại.
- 3 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu: Vật nào dài hơn?
- Keo dán màu xanh và keo dán màu vàng.
- Keo dán màu vàng dài hơn keo dán màu xanh.
- HS quan sát, suy nghĩ.
.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS quan sát.
- Con sâu A dài 9 đốt.
- Con sâu B dài 10 đốt.
- Con sâu C dài 8 đốt.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu: So sánh dài hơn, ngắn hơn.
- HS quan sát các chìa khóa.
- HS xác định được chìa khóa nào dài hơn hoặc ngắn hơn chìa khóa kia.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu: Con cá nào dài nhất? Con cá nào ngắn nhất?
- HS quan sát.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện.
TOÁN: Bài 25: DÀI HƠN, NGẮN HƠN ( TIẾT1 )
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào cao hơn, đồ vật nào thấp hơn, hai đồ vật bằng nhau.
2. Phát triển năng lực: 
- Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động
- GV gọi 2 HS có chiều cao khác nhau lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?
- GV nhận xét
2. Khám phá
1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động GV vào bài: Cao hơn, thấp hơn.
2. Khám phá: Cao hơn, thấp hơn.
- GV cho HS quan sát hình, dựa vào đường vạch ngang ở chân và ở đầu mỗi bạn để nhận biết được bạn nào thấp hơn, cao hơn hoặc cao hơn bằng bạn kia; bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.
- GV nhận xét, kết luận.
3.Hoạt động 
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS xác định các đường vạch ngang ở phía chân và phía đầu các con vật, từ đó so sánh, nêu được con vật nào cao hơn trong mỗi cặp.
- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu.
- GV nhận xét, kết luận:
a. Sư tử; b. Mèo;
c. Đà điểu; d. Gấu.
- GV hỏi thêm: Con vật nào thấp hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV tiến hành tương tự bài 1 giúp HS xác định được lọ hoa nào thấp hơn trong mỗi cặp.
- GV nhận xét, KL.
- GV hỏi thêm: Lọ hoa nào cao hơn trong mỗi cặp?
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Tương tự bài 1, GV hướng dẫn HS xác định các vạch ngang ở gốc cây và ngọn cây, quan sát, tìm ra được cây nào cao hơn hoặc thấp hơn cây kia. Từ đó tìm được cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.
- GV nhân xét, kết luận:
a. Cao nhất: D , thấp nhất: A;
b. Cao nhất: A, thấp nhất: C;
c. Cao nhất: A, thấp nhất: C;
d. Cao nhất: A, thấp nhất: D;
e. Cao nhất: C, thấp nhất: D.
4. Củng cố
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:
Tranh 1: 1 chiếc lọ cao và những cây hoa thấp hơn chiếc lọ.
+Những cây hoa có cắm được vào lọ không?
Tranh 2: 2 bạn học sinh có chiều cao chênh lệch.
+Theo em cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.
- GV nhân xét, kết luận.
- NX chung giờ học.
- Xem bài giờ sau.
- HS quan sát trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu: Con vật nào cao hơn trong mỗi cặp?
- HS quan sát, suy nghĩ.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu: Lọ hoa nào thấp hơn?
- HS quan sát, trả lời.
- HS nhận xét.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu: Tìm cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.
- HS quan sát và trả lời, lớp nhận xét.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện.
HS tham gia chơi
TOÁN: Bài 26: ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).
- Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.
2. Phát triển năng lực: 
- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động
GV cho HS hát múa để tạo tâm thế hứng khởi vào bài mới.
2. Khám phá
- Giới thiệu bài: Đơn vị đo độ dài.
- GV cho HS thực hành đo thước kẻ và bút chỉ của mình bằng bao nhiêu gang tay.
- Gọi 3 HS đo và nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, gọi thêm vài HS nữa đứng tại chỗ nêu kết quả.
- GV lưu ý : Mỗi “gang tay” là một đơn vị “quy ước” (thường dùng để ước lượng độ dài).
Vận dụng :
a.HS quan sát tranh, đếm số gang tay đo chiều cao của mỗi lọ hoa, rồi nêu số đo mỗi lọ hoa (bằng gang tay).
- GV nhận xét, kết luận.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như câu a giúp các em nhận thấy bút chì dài hơn 1 gang tay, quyển sách dài hơn 2 gang tay, hộp bút chì bằng 2 gang tay, từ đó xác định được đồ vật nào dài nhất.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS lấy ra một số vật thật mà mình đã chuẩn bị ở nhà, thực hành đo rồi nêu sỗ đo của mỗi vật (bằng gang tay) với bạn theo nhóm đôi
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét và lưu ý HS: “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.
- Dựa vào kết quả đã đo bằng gang tay GV cho HS xác đinh trong các vật mình mang theo, vật nào dài nhất, vật nào ngắn nhất 
- Nhận xét.
3.Hoạt động 
 Khám phá lớp học:
- GV cho HS lần lượt quan sát các đồ vật thường thấy ở lớp học như: Cạnh cửa sổ, cạnh bàn, chiều dài của ghế, chiều dài bảng lớp, chiều cao của bànrồi tập ước lượng chiều dài hoặc chiều cao mỗi đồ vật theo “gang tay” của em (con số ước lượng này là “vào khoảng” mấy gang tay, chưa chính xác). 
- Gọi nhiều HS nêu số đo mà em ước lượng.
- GV cho HS đo thực tế mỗi đồ vật đó (xác định đúng chiều dài, chiều cao mỗi vật đó theo “gang tay”). 
- Cho HS so sánh số đo theo ước lượng với số đo thực tế để kiểm tra mình ước lượng đã đúng chưa.
- GV nhận xét và nhắc lại “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.
4. Củng cố
- GV cho HS nói về bản thân hoặc các thành viên trong gia đình mình ở nhà đã vận dụng đo các vật bằng gang tay trong những trường hợp nào.
HS hát múa
- HS thực hành đo.
- HS thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh, đếm số gang tay ở mỗi vật rồi xác định đồ vật nào dài nhất.
- HS phát biểu, lớp nhận xét.
- HS thực hành đo rồi trao đổi với bạn theo nhóm đôi. 
- HS trình bày.
- HS so sánh các số đo được rồi đưa ra kết quả.
- HS thực hiện theo dướng dẫn của GV.
- HS phát biểu.
- HS thực hiện đo.
- HS nêu số đo mình đo được và so sánh kết quả với số đo đã ước lượng.
- HS trả lời.
TIẾNG VIỆT: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
 Bài 1 :TÔI ĐI HỌC
I. Mục tiêu: 
Giúp HS : 
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất: đọc đúng vần yểm và tiếng, từ ngữ có văn này hiểu và trả lời các câu hỏi có biển quan đến VB: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy lu ...  ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết . 
+ Viết lủi vào đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chăm . 
+ Chữ dễ viết sai chính tả : thích , tranh , GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . Đọc và viết chính tả : 
+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Các bạn để thích / bức tranh bông hoa bối cảnh . Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .
 + Sau khi HS viết chỉnh tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà Soát lỗi 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . 
- GV nêu nhiệm vụ . HS làm việc nhóm đối để tìm những chữ phù hợp .
9. Vẽ một bức tranh về lớp em ( lớp học, thầy cô, bạn bè , ... ) và đặt cho bức tranh em vẽ
- GV cho HS chuẩn bị dụng cụ vẽ ( bút , giấy , ... ) và gợi ý nội dung về : vẽ cảnh lớp học , vẽ một góc lớp học , một đổ vặt thân thiết trong lớp học, về thầy cô, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp ... , 
- Hướng dẫn HS đặt tên tranh để thể hiện nội dung , ý nghĩa bức tranh , Tên tranh có thể đặt theo nghĩa thực ( Lớp tôi , Cô giáo tôi , Bạn thân , Góc sáng tạo của lớp ... ) hoặc theo nghĩa bóng ( Nơi yêu thương ấy Ấm áp tình thản , ... ) 
 - GV và HS khác nhận xét .
10. Củng cố:
GV yều cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh . -. GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
 - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách
HS viết
+ HS đối vở cho nhau để rà soát lỗi . 
- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) . Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần
HS chuẩn bị dụng cụ vẽ ( bút , giấy , ... ) và gợi ý nội dung về : vẽ cảnh lớp học , vẽ một góc lớp học , một đổ vặt thân thiết trong lớp học , về thầy cô , nhóm bạn bè , vẽ một bạn trong lớp ...
HS đặt tên tranh
3 - 4 HS dán tranh lên bảng và nói về bức tranh vừa vẽ ( nội dung , ý nghĩa , mục dich , ... ) .
HS nhắc lại những nội dung đã học
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )
HĐTN: BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT
Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người;
2. Năng lực:
-Biết giao tiếp ứng xử khi nhận được quà, kĩ năng sử dụng và quản lý tài chính
3. Phẩm chất: 
- Có thói quen biết tiết kiệm, quý trọng tình cảm của người khác 
- Hình thành phẩm chất trung thực, yêu cuộc sóng
*GDĐP: Thể hện được một số biểu hiện cảm xúc hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường 
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Ngày Tết Quê Em sáng tác Từ Huy hoặc thiết bị phát nhạc.
2.Học sinh: Một số bài hát về ngày Tết, thẻ màu màu xanh/ mặt cười và màu đỏ/ mặt mếu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Khởi động
- GV mở bài hát Ngày Tết Quê Em từ thiết bị phát nhạc và yêu cầu em nào thuộc thì hát theo.
- GV đặt câu hỏi:
- Em có thích Tết không?
- Vào ngày tết người lớn thường làm phong tục gì đối với trẻ em?
- Khi HS nói đúng phong tục mừng tuổi lì xì tặng quà thì giáo viên dừng hỏi và khen học sinh nói đúng.
2.Khám phá – Két nối
Hoạt động 1: Người thân mong muốn gì khi tặng quà cho em
- GV yêu cầu HS quan sát bốn bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: “Mọi người mừng tuổi, tặng quà cho trẻ emmong muốn điều gì?” – HĐ nhóm đôi
- GV khích lệ HS phát biểu những ý không trùng lặp.
- GV yêu cầu HS nhớ lại để trả lời các câu hỏi sau:
+Ngày Tết em đã được mừng tuổi, tặng quà gì?
+Những người tặng quà cho em mong muốn gì?
- GV động viên mọi HS tham gia chia sẻ những ý kiến khác, không giống bạn.
- GV tổng hợp, phân tích, những ý kiến của HS. Bổ sung và kết luận: “Mọi người mừng tuổi,tặng quà ngày Tết là mong muốn mọi điều tốt lành đén với các em”
Hoạt động 2: Nhận xét cách cư xử của các bạn khi được nhận quà.
GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 60 thảo luận theo cặp để xác định cách ứng xử phù hợp, chưa phù hợp.
GV khích lệ HS xung phong phân tích từng tranh, và giải thích vì sao cách ứng xử đó là phù hợp, chưa phù hợp.
 Sau khi xác nhận hành vi ứng xử phù hợp:
GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Khi được mừng tuổi em sẽ nói gì với người mừng tuổi em?
+ Khi được mừng tuổi em đón nhận quà như thế nào?
GV ghi nhận câu trả lời đúng, bổ sung và kết luận:“khi được mừng tuổi em cần đón nhận bằng hai tay đầu hơi cúi và nói lời cảm ơn ơn ạ”
*GDĐP: Thể hện được một số biểu hiện cảm xúc hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường
- GV đưa ra một số tình huống cho HS trải nghiệm 
- GV lưu ý tuỳ từng trường hợp các em biết ứng xử phù hợp 
3.Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
- HS tham gia hát theo nhạc.
HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- 2-3 HS phát biểu
- HS lắng nghe
HS trả lời
 4-5HS nhắc lại
-HS quan sát và thảo luận theo cặp
HS phát biểu trước lớp.
HS trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe
2 -3 HS nhắc lại
-HS bày tỏ ý kiến của mình 
- HS lắng nghe
HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 23
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 6“Vui đón mùa xuân”
- Thể hiện được cảm xúc yêu thương phù hợp khi được tặng quà ngày tết.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
1.GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
2.HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a. Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
+ Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).
- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
- Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.
b. Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. 
- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)
- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.
- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau:
*Kể về cách ứng xử của em khi nhận quà ngày Tết:
+ GV khích lệ HS xung phongchia sẻ cho các bạn nghe tên món quà và người tặng.Cách đón nhận và lời nói khi nhận quà thể hiện cảm xúc yêu thương đối với người tặng quà như thế nào?
- GV khái quát các ý kiến của học sinh.
*Chia sẻ cảm xúc của em khi được nhận quà
- GV khuyến khích học sinh chia sẻ cảm xúc khi được nhận quà ngày Tết.
- GV lưu ý HS ngoài cảm xúc vui sướng các em có cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho em không ông?
- GV động viên các em nói đúng với mong muốn của mình không bắt chước bạn.
- GV khen ngợi những em mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình
Đánh giá 
a.Cá nhân tự đánh giá
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
- Tốt: luôn nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết.
- Đạt: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tếtnhưng chưa thường xuyên
- Cần cố gắng: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết nhưng không phải luôn đúng.
b. Đánh giá theo tổ/ nhóm
- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:
- Có biết được cách ứng xử phù hợp khi nhận quà không?
-Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,  hay không?
c. Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS hát một số bài hát.
-Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các tổ thực hiện theo. 
- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Tổ trưởng lên báo cáo.
- HS chia sẻ 
HS chú ý để nhận xét hoặc bổ sung thêm
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ 
HS chú ý để nhận xét hoặc bổ sung thêm
- HS lắng nghe
- HS tự đánh giá theo các mức độ
 HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx