Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 21

I.Mục tiêu:

1. Phát triển các kiến thức.

- Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).

2. Phát triển các năng lực

- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số.

- Năng lực vận dụng từ “ qui tắc” ( mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế.

II.Chuẩn bị:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

- Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa) để HS thực hiện theo cặp đôi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

docx 32 trang trithuc 17/08/2022 6600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 21

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 21
TUẦN 21
TOÁN: BÀI 22: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I.Mục tiêu: 
1. Phát triển các kiến thức.
- Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).
2. Phát triển các năng lực 
- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số. 
- Năng lực vận dụng từ “ qui tắc” ( mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế. 
II.Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa) để HS thực hiện theo cặp đôi.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài : So sánh số có hai chữ số
2. Khám phá: 
* Hướng dẫn so sánh: 16 và 19
- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng : 16
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng : 19
- GV hướng dẫn HS so sánh số 16 và 19.
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng đơn vị?
- Vậy 6 đơn vị so với 9 đơn vị như thế nào?
- Vậy số16 như thế nào so với số 19?
- GV ghi bảng: 16 < 19
- Vậy số 19 như thế nào so với số 16?
- GV ghi bảng: 19 > 16
* So sánh: 42 và 25
- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 42 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng : 42
+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy số 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi bảng : 25
- GV hướng dẫn HS so sánh số 42 và 25.
- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục
- Vậy 4 chục như thế nào so với 2 chục?
- Vậy sô 42 như thế nào so với số 25?
- GV ghi bảng: 42 > 25
- Số 25 như thế nào so với số 42?
GV ghi: 25 < 42
@ Gv chốt khi so sánh số có hai chữ số ta so sánh như sau: nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
GIẢI LAO
3. Hoạt động:
* Bài 1: So sánh ( theo mẫu)
- Gv hướng dẫn mẫu 13 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 13 < 16
- Cho HS làm bài vào vở
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- Số 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số 25 và số 15?
- Tiến hành tương tự với những bài còn lại.
- GV cùng HS nhận xét
* GV chốt khi so sánh số có hai chữ số nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
* Bài 2: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh câu a
- Số 35 như thế nào so với số 53?
- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?
 - Cho HS quan sát tranh câu b
- Số 57 như thế nào so với số 50?
- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?
- Cho HS quan sát tranh câu c
- Số 18 như thế nào so với số 68?
- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn? 
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 3: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 4: 
- GV phát phiếu bài tập 4 và hướng dẫn cách làm khoanh tròn vào:
a. Chiếc lọ nào có số lớn nhất?
b. Chiếc lọ nào có số bé nhất?
- Cho HS trình bày kết quả
4.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Muốn so sánh số có hai chữ số ta làm như thế nào?
-GV chốt lại nội dung kiến thức bài.
- Hát
- Lắng nghe
- HS quan sát, đếm số quả cà chua và nêu
+ Có 16 quả cà chua
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
+ Có 19 quả cà chua
- Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.
- HS nêu hai số 16 và 19 đều có chữ số ở hàng chục bằng nhau là 1 chục.
- Hs nêu: số 16 có 6 đơn vị, số 19 có 9 đơn vị.
- 6 đơn vị bé hơn 9 đơn vị
- 16 bé hơn 19
- 19 lớn hơn 16
- HS đọc: Mười chín lớn hơn mười sáu.
- HS quan sát, đếm sô quả cà chua và nêu
+ Có 42 quả cà chua
- Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.
+ Có 25 quả cà chua
- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- HS nêu số 42 có 4 chục; số 25 có 2 chục
- 4 chục lớn hơn 2 chục.
- 42 lớn hơn 25
- HS đọc: Bốn mươi hai lớn hơn hai mươi lăm.
- số 25 bé hơn số 42
- HS đọc: Hai mươi lăm bé hơn bốn mươi hai.
HS quan sát
- Làm vào vở BT.
- HS nêu miệng: 
+ 25 quả táo nhiều hơn 15 quả táo nên 25 > 15
- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- HS nêu
+ 14 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 14 < 16
+ 20 quả táo bằng 20 quả táo nên 20 = 20
- HS nhận xét bạn
- HS nêu: Túi nào có số lớn hơn?
- HS quan sát.
- Số 35 bé hơn số 53.
- Túi 53 có số lớn hơn
- Số 57 lớn hơn số 50.
- Túi 57 có số lớn hơn 
- Số 18 bé hơn số 68.
- Túi 68 có số lớn hơn
- HS nhận xét bạn
- HS nêu: Điền dấu >, < , =
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả.
24 > 19 56 < 65
35 89
68 = 68 71 < 81
- HS trình bày
- HS nhận xét bạn
- HS nhận phiếu bài tập và làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nêu: So sánh số có hai chữ số
- HS nêu
 TOÁN: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾT 3)
 I. Mục tiêu:
1. Phát triển các kiến thức.
- So sánh các số có hai chữ số. 
- Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 2 số.
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
2. Phát triển các năng lực phẩm chất 
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II.Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động: Trò chơi :
“ Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
 Cách chơi:
- Giáo viên đưa các bài toán so sánh các số trong phạm vi 10 lên bảng:
 14 > 91 56 > 65
 35 89
 68 = 80 + 6 71 < 81
- GV chia lớp thành 2 đội. Các đội chơi sẽ thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của bài toán, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.
- Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu chưa đúng thì các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì khi đó trò chơi sẽ dừng lại.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng.
 - GV nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục So sánh các số có hai chữ số (tiết 2)
2. Luyện tập
Bài 1:  Số nào lớn hơn trong mỗi cặp?
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh.
- GV cho HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 2:  Số nào bé hơn trong mỗi cặp?
- Cho HS đọc yêu cầu
- Muốn tìm được số bé hơn em cần làm gì ?
- Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt .
- GV nhận xét chốt đáp án.
GIẢI LAO
 Bài 3:  
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- Gv đính các ô tô theo hình trong sách.
Hỏi: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?
- GV nhận xét,kết luận: Chúng ta cần so sánh, các số tìm số bé nhất xếp đầu tiên , số bé nhất xếp sau cùng. Từ đó đổi chỗ hai ô tô để xếp được số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- Gv đính các ô tô theo hình trong sách.
Hỏi: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?
- GV nhận xét, kết luận tương tự bài 3.
Chơi trò chơi: 
- GV nêu cách chơi:
*Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận được. Đọc số bé hơn trong ô đó.
 *Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống.
* Trò chơi kết thúc khi có người về đích.
 - GV phân chia nhóm 4 HS chơi.
 - GV giám sát các em chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp. 
- Nhận xét
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý.
- Cả lớp cùng chơi cùng truy tìm ra chỗ sai của bài toán, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.
- HS đọc yêu cầu.
- HS xung phong trả lời.
- HS mở SGK trang 18.
- HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài 2
- Cá nhân HS trả lời : ta cần so sánh hai số.
- Cả lớp làm bài tập phiếu học tập.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để được kết quả đúng.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để được kết quả đúng.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS chơi theo nhóm 4.
- HS chọn ra nhóm thắng
- Đếm và so sánh theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
TOÁN: SO SÁNH SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾT 3)
 I.Mục tiêu :
 1. Phát triển các kiến thức.
- So sánh các số có hai chữ số. 
- Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 2 số.
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
2. Phát triển các năng lực phẩm chất 
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Luyện tập 
Bài tập 1: 
Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.
Phương pháp: trực quan, thực hành
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1
- GV hướng dẫn HS làm bài.
GV đưa mẫu lên màn hình, giải thích mẫu
Mẫu : 18 > 81 S
- GV đưa từng phần lên màn hình
- GV cho cả lớp quan sát đáp án ttrên màn hình.
Chốt : GV nhận xét HS làm bài.
Bài tập 2 :
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1
- GV đưa bài lên màn hình để chữa bài
- Gv yêu cầu một vài HS giải thích cách làm 
14 ? 29 36 ? 36
80	? 75 78? 22
Chốt: Muốn điền dấu vào ô trống ta làm thế nào?
b.GV cho HS quan sát bài tập 2 (đã làm phần a)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi: Phần b yêu cầu gì
- Chữa bài
GV chốt : Cần quan sát kĩ để tìm đường cho ô tô đi đến trạm xăng.
Bài tập 3: 
GV gọi HS đọc đề bài
a.Yêu cầu HS đọc to câu hỏi a
-GV nhắc lại: Lớp 1A và lớp 1 B, lớp nào có nhiều HS hơn?
b.-Yêu cầu HS đọc to câu hỏi b
- GV nhắc lại: Lớp 1B và lớp 1 C, lớp nào có ítHS hơn?
-Yêu cầu HS giải thích
c. GV gọi HS đọc yêu cầu:
Lớp nào có nhiều HS nhất?
Chữa bài : GV yêu cầu HS giải thích
d. GV gọi HS đọc yêu cầu
 Lớp nào có ít HS nhất?
Chốt: Để Trả lời đúng các câu hỏi của bài, em cần làm gì?: 
3. Củng cố - Dặn dò 
-Bài học hôm nay giúp em củng cố kiến thức gì ?
- Chốt: Nêu cách so sánh hai số có hai chữ số ?
- GV đưa phần kết luận lên màn hình:
Kết luận: 
Khi so sánh hai các số có hai chữ số ta so sánh chữ số hàng chục nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì chúng ta so sánh sang hàng đơn vị, nếu chữ số ở hàng đơn vị nào bé hơn thì nó bé hơn, chữ số hàng đơn vị nào lớn hơn thì nó lớn hơn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn HS chăm chú tham gia phát biểu xây dựng bài, nhắc nhỏ HS chưa chú ý. 
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo
Hát 
-HS đọc yêu cầu của bài t ... núi, hai anh em vui sướng hét vang.) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết . 
+ Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam và Đức, kết thúc câu có dấu chấm, 
+ Chữ dễ viết sai chính tả: stướng, chơi GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách ,
 - Đọc và viết chính tả : 
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Nam và Đức được đi chơi núi . Đến đỉnh núi , / hai anh em vui sướng hát vang . ) . Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần . GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS . 
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai cầu và yêu cầu HS rà soát lỗi .
 + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
8. Chọn vấn phù hợp thay cho ô vuông
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . 
- GV nêu nhiệm vụ 
- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng ) 
- Một số HS đọc to các từ ngữ, Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn .
9. Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ,GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận về nội dung các bức tranh GV gợi ý cho HS nội dung nói thông qua việc trả lời một số câu hỏi . ( Em cùng gia đình đi chơi ở đâu ? ( Có thể là một chuyến về thăm quê, một chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài , ... Gợi ý những hoạt động gần gũi với thực tế của HS )
- Em thấy nơi gia đình đi chơi có đẹp không - Em có thích chuyến đi này không ? ) GV cho một vài nhóm trao đổi với nhau trước lớp. GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
10. Củng cố - dặn dò 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính .
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.GV nhận xét, khen ngợi,động viên HS .
HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
.- HS làm việc nhóm đối để tìm những vấn phù hợp . 
HS thực hiện
HS hoạt động nhóm,thảo luận về nội dung các bức tranh
-HS trình bày lớp nhận xét bổ sung
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu.thích hay không thích,cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )
HĐTN: BÀI 15: SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNG ĐỂ ĐÓN TẾT
 I.Mục tiêu: HS có khả năng:
Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
Xác định và thực hiện được những việc nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.
Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
*GDĐP:CĐ6:Thể hện một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi 
 II.Chuẩn bị:
Giáo viên: - Tranh ảnh nhà cửa sắp xếp gọn gàng và nhà cửa bừa bộn
Video clip về một số công việc gia đình (nếu có điều kiện)
6 tờ thăm cho các đội dự thi, trong tờ thăm ghi yêu cầu dự thi
Phần thưởng cho các độ dự thi.
Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức
Mỗi tổ chuẩn bị: 1 đến 2 chiếc chăn mỏng, gối, màn đơn dùng cho trẻ em; hai bộ quần áo, tất, khăn của trẻ em
 III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể để tạo không khí vui vẻ.
2.Khám phá –kết nối
1.Nhận xét việc sắp xếp đồ đạc để nhà cửa gọn gàng
- GV tổ chức HS làm viêc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Nêu nhận xét về cách sắp xếp nhà cửa trong 2 căn phòng ở 2 tranh trong HĐ 1. Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?
-Mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.
-Nhận xét, khái quát: Ai trong chúng ta cũng thích nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Sắp xếp nhà cửa gọn gàng sẽ giúp cho ngôi nhà thoáng, mát, đẹp và đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Không những thế, em và mọi người trong gia đình không bị mất thời gian để tìm đồ đạc, sách vở, quần áo, mỗi khi cần dùng.
-Liên hệ: Yêu cầu HS liên hệ theo 2 câu hỏi gợi ý:
+Kể lại việc em đã làm được để giữ cho nhà cửa gọn gàng.
+Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng?
-Chỉ định một số HS chia sẻ trước lớp. 
Kết luận: Nhiều em trong lớp tuy nhỏ nhưng đã làm được những việc để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Đây là những việc làm tốt, cô mong các em phát huy và thực hiện thường xuyên.
2. Xác định những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng
-GV HD HS quan sát tranh/SGK, thảo luận nhóm để nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
-GV ghi bảng thành 2 cột:
1/ Những việc nên làm
2/ Những việc không nên làm
-Mời đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. GV ghi tóm tắt lên bảng
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
Những việc nên làm
Những việc không nên làm
Để đúng chỗ, ngay ngắn các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, bàn chải, giày, dép, mũ, cặp sách
Đồ dùng các nhân để bừa bãi, không đúng nơi quy định
Gấp quần, áo, chăn, màn gọn gàng
Quần áo, chăn màn để khắp nơi, không chịu gấp
Sắp xếp ngay ngắn từng loại: sách, vở, truyện, đồ dùng học tập đúng nơi quy định
Để sách, vở, đồ dùng học tập bừa bãi, lộn xộn
Tự giác cất, xếp đồ chơi gọn gàng vào đúng vị trí sau khi chơi xong
Không cất, dọn đồ chơi sau khi chơi xong
- Gọi HS nhắc lại
-GV nhận xét, chốt lại những việc HS có thể tự làm được để sắp xếp nhà cửa gọn gàng
-HD HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng để đón mùa xuân mới.
3. GDĐP:CĐ6:Thể hện một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi
GV cho HS nêu một số việc làm phù hợp với bản thân hằng ngày 
- GV kết luân 
4.Củng cố dặn dò: GV hệ thống bài học 
-HS tham gia
-HS thảo luận nhóm, trả lời
-HS chia sẻ, lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS liên hệ theo gợi ý
-Các bạn khác lắng nghe, nhận xét về những chia sẻ của bạn.
-HS lắng nghe
-HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
-Đại diện trình bày, HS nhận xét
-HS lắng nghe
 HS nhắc lại
- HS nêu 
- Lớp bổ sung 
HS lắng nghe
HĐTT: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 21
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 6 “Vui đón mùa xuân” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Chuẩn bị:
- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a. Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- LT mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- LT nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).
- LT tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- LT mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của LT, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
- LT: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.
- LT:Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.
b. Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- LT yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.
- LT cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- LT: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)
- LT: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.
- LT: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
Gv yêu cầu HS chia sẻ :
- Những điều em đã học được và cảm nhận của các em khi tham gia ủng hộ “Tết yêu thương”
- Những việc em đã làm được ở gia đình để đón Tết
- Cảm xúc của em khi cùng gia đình sắp xếp nhà cửa gọn gàng để đón Tết
-HS hát một số bài hát.
Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- LT nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo LT
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
-HS thực hiện theo yêu cầu
- HS chia sẻ 
Đánh gía
a.Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+Kể được những việc nên làm để nhà cửa gọn gàng
+Nêu được những việc mà bản thân đã làm khi cùng gia đình chuẩn bị đón Tết (trang trí nhà cửa, lau dọn đồ đạc
+Tự tin chia sẻ những việc đã làm được và cảm xúc của bản thân
- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên
- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên
b. Đánh giá theo tổ/ nhóm
- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung :
+Có nêu và xác định được những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng không.
+Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c.Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx