Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu :

Giúp học sinh:

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần uôi, uôm (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.

II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS,

 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .

 

docx 30 trang trithuc 17/08/2022 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)
TUẦN 15
Ngày dạy : Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020.
TIẾNG VIỆT
BÀI 66: UÔI, UÔM
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh:
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động. 2-3’
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết. 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo : Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- GV gìới thiệu bài 66 : uôi, uôm. 
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần.
 + GV giới thiệu vần uôi, uôm.
 + GV yêu cầu HS so sánh vần uôi, uôm để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần.
 + GV đánh vần mẫu các vần uôi, uôm.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
-Đọc trơn các vần.
- Ghép chữ cái tạo vần.
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôi.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ i, ghép m vào để tạo thành uôm.
+ GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôi, uôm một số lần.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu.
+ GV giới thiệu mô hình tiếng xuôi. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng xuôi.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng xuôi.
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng xuôi. 
- Đọc tiếng trong SHS.
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau .
+ Đọc trơn tiếng. 
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. 
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Ghép chữ cái tạo tiếng.
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôi, uôm.
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ.
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn chong chóng.
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uôi trong suối, phân tích và đánh vần tiếng suối, đọc trơn con suối. GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sáng, quả muỗm - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ. 
4. Viết bảng.
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôi, uôm. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôi, uôm.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôi, uôm, chong, bông, suối, muỗm. 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- Hs chơi
- HS trả lời
- Hs lắng nghe và nói theo GV.
- HS nối tiếp nhau đọc tựa đề.
- Hs lắng nghe và quan sát.
- 2, 3 HS so sánh lớp theo dõi
- HS lắng nghe – ghi nhớ.
- Hs lắng nghe
- HS đánh vần: CN, nhóm, ĐT.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- HS tìm
- HS ghép
- HS đọc
- HS thực hiện
- HS đánh vần: CN, dãy bàn, ĐT
- HS đọc trơn: CN, dãy bàn, ĐT
- HS đánh vần, lớp đánh vần.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, ĐT cả lớp.
- HS đọc
- HS tự tạo
- HS phân tích
- HS ghép lại
- HS lắng nghe, quan sát
- HS nói
- HS nhận biết và phân tích tiếng suối.
- HS thực hiện.
- HS đọc trơn nối tiếp các từ ngữ.
- HS đọc nhóm đôi, ĐT cả lớp.
- HS quan sát
-HS viết
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
TIẾT 2
Khởi động. 2-3’
5. Viết vở. 12’
- Yêu cầu HS viết vào VTV1, tập một các vần uôi, uôm từ ngữ con suối, quả muỗm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc đoạn. 15’
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.
- Yêu cầu HS đọc trơn các tiếng mới. 
- Yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn.
- YC HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
 7. Nói theo tranh. 8’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
Em có biết tên những phương tiện đó không? 
Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
 8. Củng cố. 2-3’
- Yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần uôi, uôm và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học. GV lưu ý HS ôn lại các văn ac, ắc, đc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- Hát múa
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- 4, 5HS đọc trơn, lớp đọc ĐT.
- HS xác định 
- HS đọc nối tiếp, 2 lượt.
- 2, 3 HS đọc cả đoạn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS tìm
-HS lắng nghe
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 13 : LUYỆN TẬP CHUNG
( 3 TIẾT)
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép cộng, phép trừ. Thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm) trong phạm vi 10.
- Tiếp tục củng cố năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp khi nêu được tính thích hợp với mỗi tình huống thực tế (qua tranh vẽ).
- Có ý thức tự học, tự chịu trách nhiệm với việc học tập của mình. Biết chăm chỉ trong học tập.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học toán 1. 
III. Hoạt động dạy học:
	TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 3-4’
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài : Luyện tập chung (t2)
2. Hoạt động: Luyện tập. 30’
Bài 1: Bài 1: Số ? 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 3 + 3 = 6.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính.
Bài 2: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 8 + 2 = 10.
- HS thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: > , < , =
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tính kết quả rồi so sánh.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống : 8 - 2 = 6.
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò. 3’
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- YC HS đọc bảng cộng, trừ trong PV 10.
- Hát
- Lắng nghe
HS theo dõi 
HS thực hiện
HS nêu kết quả
HS nhận xét
HS theo dõi
HS thực hiện
HS trả lời
HS nhận xét
HS theo dõi
HS tính rồi so sánh
HS nhận xét
HS theo dõi
HS thực hiện theo nhóm
HS trả lời
HS nhận xét
HS lắng nghe
Cả lớp đọc đồng thanh.
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy : Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020.
TIẾNG VIỆT
BÀI 67: UÔT, UÔC
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận biết và đọc dúng các vần uôt, uôc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc.
- Phát triển vốn từ, phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh.
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động. 3-4’
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng uôi, uôm
2. Nhận biết. 5’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
 Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- GV gìới thiệu các vần mới uôt, uôc. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần. 
+ GV gìới thiệu vần uôt, uôc.
+ GV yêu cầu HS so sánh các vần uôt, uôc để tìm ra điểm gìống và khác nhau.
+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần.
+ GV đánh vần mẫu các vần uôt, uôc.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
- Đọc trơn các vần.
- Ghép chữ cái tạo vần. 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôt.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ t, ghép c vào để tạo thành uôc.
- YC lớp đọc ĐT uôt, uôc một số lần.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu. 
+ Giới thiệu mô hình tiếng buộc. Khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng buộc.
+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng buộc. 
+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng buộc. 
- Đọc tiếng trong SHS.
+ Đánh vần tiếng trong SHS.
+ Đọc trơn tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trong các tiếng chứa một các tiếng.
- YC lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả.
- Ghép chữ cái tạo tiếng.
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôt, uôc
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1-2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ. 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết và phấn tích tiếng chứa vần uôt, uôc.
- YC HS đọc trơn nối tiếp các từ trên.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ.
4. Viết bảng. 12’
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôt, uôc. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôt, uôc.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôt, uôc , đuốc, chuột (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
-Hs chơi
-HS viết
-HS trả lời
-Hs nói
- HS nối tiếp đọc tựa bài.
- Hs lắng nghe và quan sát.
- Hs tìm và so sánh.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe, quan sát
- 4, 5HS đánh vần, lớp ĐT.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- HS tìm
-HS ghép
-HS đọc
-HS lắng nghe
- 4,5HS đánh vần, lớp ĐT.
 ...  vật dạng hình khối lập phương và Hình HCN.
- Hát
- Lắng nghe
- HS theo dõi
-HS thực quan sát
- HS trả lời 
-Nhận xét
- HS nhìn hình nhận biết và đếm
- HS ghi kết quả ra giấy
- HS trả lời
- HS nhận xét bạn
- HS theo dõi
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS trả lời: a) B
 b) A
- Nhận xét
- HS trả lời
- Lắng nghe – ghi nhớ.
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT UÔN, UÔNG, ƯƠI, ƯƠU
I. Mục tiêu:
- Gìúp HS củng cố về đọc viết các uôn, uông ,ươi, ươu đã học.
- Tìm được được các tiếng có chứa vần uôn, uông. Nhìn vào tranh có thể nối được các hình với từ ngữ. Đọc được các vần đã học áp dụng vần vào làm bài tập có liên quan. 
- HS quan sát, chú ý lắng nghe, động não, suy nghĩ, tìm tòi các tiếng có chứa vần đã học.
- Thao tác các bài tập và giải quyết bài tập nhanh nhẹn
- Phát triển cho HS tính ham học, yêu thích môn học, qua đó các em biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
II. Đồ dùng:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc: 10’
- GV ghi bảng : uôn, uông ,ươi, ươu 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết: 10’
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
uôn, uông ,ươi, ươu, luôn, buồng, cười, hươu. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Bài tập. 8’
a) Điền uôn hay uông vào chỗ chấm ?
- Se chỉ l kim
- B.. chuối
b) Điền ươi hay ươu và chỗ chấm ?
- Mỉm c ; con h
4. Chấm bài: 5’
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
5. Củng cố - dặn dò: 2’
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Hs làm bài vào vở.
- Se chỉ luồn kim.
- Buồng chuối
- Mỉm cười ; con hươu.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020.
TIẾNG VIỆT
BÀI 70: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nắm vững cách đọc các vần uôn, uông ,ươi, ươu, uôi, uôm, uôt, uôc ;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần trên; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Chuột nhà và chuột đồng và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS trân trọng cuộc sống tự do, tự chủ và yêu quý những gì do chính mình làm ra.
- Thêm yêu thích môn học, có trách nhiệm trong học tập và rèn luyện.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh họa, sách HS, 
 - Học sinh : Sách HS, vở tập viết, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động. 3-4’ 
- HS đọc uôn, uông ,ươi, ươu, uôi, uôm, uôt, uôc, .
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ. 10’
- Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn. 12’
-GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu HS trả lời một số cầu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
Ông trồng những loại cây nào?
 Các loài cây ấy đang ở vào thời điểm nào? Ông nuôi những con vật gì? 
Những con vật ấy có gì đặc biệt?
4. Viết câu. 10’
- Hướng dẫn viết vào VTV 1, tập một câu: “Khóm chuối đã trổ buồng” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gìan cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- Hs đọc tiếp nối.
- Hs đọc
- HS đọc
- HS đọc thầm và tìm.
- Hs lắng nghe	
- Một số (4-5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- HS viết 
- Hs lắng nghe
TIẾT 2
Khởi động. 2-3’
5. Kể chuyện
a. Văn bản
b. GV kể chuyện, đặt cầu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt cầu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến bỏ quê lên thành phố. GV hỏi HS:
1. Khi chuột nhà đến chơi, chuột đồng đã thết đãi chuột nhà những gì?
2. Vì sao chuột nhà rủ chuột đồng lên thành phố?
Đoạn 2: Từ Tối đáu tiên đi kiếm ăn đến Ta sẽ đi lối khác kiếm ăn. GV hỏi HS:
3. Tối đầu tiên đi kiếm ăn trên thành phố, chúng gặp phải chuyện gì?
4. Thất bại ở trong lần đầu kiếm ăn, chuột nhà đã an ủi chuột đồng như thế nào?
Đoạn 3: Từ Lần này đến cái bụng đói meo, GV hỏi HS:
5. Chuyện gì xảy ra khi chuột nhà và chuột đồng mò đến kho thực phẩm?
4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
6. Sau rất nhiều chuyện xảy ra, chuột đồng quyết định làm gi?
7. Chia tay chuột nhà, chuột đồng nói gì?
- GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của cầu chuyện được kể.
c. HS kể chuyện.
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ cầu chuyện. 
- GV cần tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của cầu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn câu chuyện.
6. Củng cố. 2’
- GV nhận xét chung gìờ học. GV khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gìa đình hoặc bạn bè cầu chuyện.
Hát + Ôn lại bài tiết 1.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- HS kể
- 2,3 HS kể kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS thực hiện theo HD của GV
- HS lắng nghe
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 15
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em”.
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 1’
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 10’
a/ Sơ kết tuần học
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp.
- Lớp trưởng: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.
- Lớp trưởng: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở tổ nào về vị trí tổ của mình.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới. 8’
- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi tổ.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.
- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.
- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề. 14’
-Gv nêu những yêu cầu để có lớp học an toàn, thân thiện như:
+Giúp nhau trong học tập, khi gặp khó khăn.
+Chơi hoàn đồng với tất cả các bạn.
+Tự giác thực hiện những quy định của trường, lớp.
+Không bắt nạt nhau.
+Tránh gây ra sự không an toàn trong lớp.
-GV yêu cầu HS nêu lên những hành động tích cực, đáng khích lệ, cả những hành động không mong đợi đã thể hiện trong lớp cần khắc phục.
ĐÁNH GIÁ. 6’
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+Nhận biết được các biểu hiện của bắt nạt.
+Biết ứng xử phù hợp khi bắt nạt.
-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.
-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên.
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm.
-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không.
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố - dặn dò. 1’
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS.
-HS hát một số bài hát.
-Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các tổ thực hiện theo lớp trưởng.
- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Tổ trưởng lên báo cáo.
-HS lắng nghe 
- HS chia sẻ, lắng nghe 
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
-HS lắng nghe 
RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx