Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ac, ăc, âc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ac, ăc, âc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ac, ăc, âc.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ac, ăc, âc có trong bài học.

 2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về phong cảnh.

 3. Thái độ

- Cảm nhận được vẻ đẹp một vùng đất của Tổ quốc, từ đó yêu mến hơn quê hương, đất nước.

 II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh SGK, Bộ đồ dùng học TV, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang trithuc 17/08/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
TUẦN 11
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
BUỔI SÁNG:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 / 11
************************************************
TIẾNG VIỆT : BÀI 46: AC, ĂC, ÂC
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ac, ăc, âc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ac, ăc, âc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ac, ăc, âc.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ac, ăc, âc có trong bài học.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về phong cảnh.
 3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp một vùng đất của Tổ quốc, từ đó yêu mến hơn quê hương, đất nước.
 II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh SGK, Bộ đồ dùng học TV, bảng con
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động dạy học
Phương án hỗ trợ - kết quả
Hoạt động 1: Ôn và khởi động:
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS kiểm tra lẫn nhau bài trong SGK 2 phút sau đó gọi 2 HS đọc bài.
- Gọi HS các nhóm báo cáo việc kiểm tra. 
- GV NX chung.
Hoạt động 2: Nhận biết:
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV đọc câu nhận biết: Tây Bắc có ruộng bậc thang có thác nước.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
- GV giới thiệu các vần mới: ac, ăc, âc
Viết tên bài lên bảng. 
Hoạt động 3: Luyện đọc:
a. Đọc vần ac, ăc, âc: 
- GV yêu cầu HS so sánh ac, ăc, âc.
- GV đánh vần mẫu các vần ac, ăc, âc
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.
- GV yêu cầu HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh.
* Ghép chữ cái tạo vần 
- GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ac, ăc, âc 
b. Đọc tiếng:
- GV đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu:(trong SHS). 
- GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn tiếng mẫu
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng mẫu.
* Đọc các tiếng nhóm 1: GV hướng dẫn HS:
+ So sánh
+ Đánh vần + Đọc trơn
* Đọc các tiếng nhóm 2, 3: GV hướng dẫn HS tương tự Nhóm 1.
* Ghép chữ cái tạo tiếng:
- HS tự tạo các tiếng có chứa ac, ăc, âc
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bác sĩ, mắc áo, quả gấc
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 4: Viết bảng:
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn ac, ăc, âc
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết lần lượt các vấn ac, ăc, âc và bác, mắc, gấc 
- Y/C HS viết trên không trước khi viết viết vào bảng con. 
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS vui vẻ phấn chấn để học bài mới.
-HS kiểm tra chéo nhau.
- Lần lượt các nhóm bàn báo cáo.
- Thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Hs lắng nghe
- HS đọc: CN - ĐT
- HS đọc cá nhân, đồng thanh:
+ So sánh vần 
+ Đánh vần các vần
+ Đọc trơn các vần
+ Phân tích vần
- Hỗ trợ HS thao tác ghép.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs lắng nghe
- HS đọc: cá nhân, đồng thanh
- HD so sánh điểm giống nhau giữa các tiếng
- CN – ĐT – Tổ
- Hỗ trợ HS ghép
- HS nêu từ ngữ minh họa cho tranh: + Phân tích
 + Đọc trơn
- HS đọc nối tiếp, đồng thanh.
- HS đọc 
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
- HS nhận xét - lắng nghe
TIẾT 2
Hoạt động 5: Viết vở:
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần ac, ăc, âc các từ ngữ bác, mắc, gấc
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
Hoạt động 6: Luyện đọc:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về nội dung bức tranh.
- GV thống nhất câu trả lời. 
- GV giới thiệu đoạn văn, đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ac, ăc, âc trong từng câu.
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. 
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
+ Sa Pa ở đâu?
+ Vào mùa hè, mỗi ngày, Sa Pa như có mấy mùa?
+ Sa Pa có những gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 7: Nói theo tranh:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi quan sát tranh trong SGK và nói về tình huống trong tranh. Đóng vai thực hành nói lời xin phép.
- GV yêu câu một số HS đóng vai thực hành nói lời xin phép trước cả lớp. GV và HS nhận xét.
Hoạt động củng cố:
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần an, ăn, ăn và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- HS lắng nghe
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Đại diện nhóm trả về nội dung tranh.
- CN xung phong xác định .
- Tìm, đánh vần, PT tiêng: CN-ĐT
- HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh.
- Hs lắng nghe
***********************************************************
BUỔI CHIỀU:
LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT AC, ĂC, ÂC.
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và đọc đúng vần ac,ăc,âc, ; đọc đúng các tiếng có chứa vần ac,ăc,âc.
- Viết đúng chữ ac, ăc, âc ; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa vần ac,ăc,âc. Biết ghép tiếng, từ có chứa vần ac,ăc,âc và dấu thanh.
- Phát triển kỹ năng quan sát tranh. 
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt. Vở ô li. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
 Khởi động: HS hát 
Bài cũ:
Cho hs chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
Gv phổ biến luật chơi ,cách chơi: 
Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội 5 HS
-GV có 10 thẻ từ chứa có từ, tiếng các em đã học. GV đọc to thẻ từ chứa tiếng ,từ các em đã học. Đội nào chọn đúng được thẻ từ sẽ là đội chiến thắng
GV tổ chức cho HS chơi
GV nhận xét trò chơi
3. Ôn đọc:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài trong SGK: CN-ĐT
- GV nhận xét, sửa phát âm.
4. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ac, ăc, âc và 1 số từ. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Hướng dẫn HS làm vở BTTV.
GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1
Bài 1/ 42
GV đọc yêu cầu
GV gợi ý: Em thấy gì trong tranh?
GV cho HS quan sát từng tranh và hỏi.
Em đã bao giờ thấy thác chưa?và ở đâu?
Em thường dùng mắc áo để làm gì?
GV cho HS điền, đọc lại từ
GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2/42
GV đọc yêu cầu
GV cho HS đọc các tiếng có trong bài và tìm tiếng chứa vần ac,ăc,âc
HS làm việc cá nhân suy nghĩ nối câu có ý nghĩa.
GV cho HS sinh đọc lại câu vừa nối
Mưa lắc rắc là mưa như thế nào?
GV chấm vở 1 số HS, nhận xét , tuyên dương.
Bài 3/42
GV đọc yêu cầu
GV phân tích đề bài
Yêu cầu HS làm nhóm đôi, sắp xếp lại câu có ý nghĩa
GV cho HS đọc câu vừa sắp xếp
GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS hát
-HS lắng nghe
-HS chơi
-Hs lắng nghe
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
- HS lắng nghe và thực hiện
Bài 1
HS lắng nghe và thực hiện
HS trả lời:
Hình 1: xôi gấc
Hình 2: thác
+hố dang thơm,.
Hình 3: mắc áo
+phơi quần áo,
HS điền và đọc lại từ
HS nhận xét
Bài 2: 
HS lắng nghe và thực hiện
-HS đọc,
-HS nối
-HS đọc câu
-mưa ít, nhỏ giọt..
-HS lắng nghe
Bài 3
-HS lắng nghe
-Hs làm bài
-HS đọc cá nhân, đt
-HS lắng nghe
****************************************************
ÔN TOÁN: BÀI 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
TIẾT 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ.
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính trừ
2. Phát triển năng lực: 
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số trong phạm vi 10 học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số trong phạm vi 10 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi.
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KHỞI ĐỘNG
- Cho cả lớp hát bài.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài học. Ghi đề bài lên bảng
- HS hát.
- HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.
LUYỆN TẬP
Bài 1: Nối (theo mẫu) (Vở BT/60 - 61)
- GV mời HS nêu yêu cầu đề bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài.
-H: Em thấy 2 phép tính được nối với nhau có gì đặc biệt?
- H: Từ hai phép tính trên, em có nhận xét gì?
- Vận dụng những điều em rút ra được để hoàn thành bài tập 1 vào vở.
- Sửa bài bằng trò chơi " Ai nhanh - Ai đúng". Chia HS làm 2 đội để chơi.
- Kiểm ra kết quả, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Số? (VBT/60)
- Mời 1 bạn đứng dậy đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Tổ chức trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt”: Giáo viên phóng to bài tập lên bảng, chuẩn bị các thẻ số. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội ban đầu cử ra 1 bạn để bắt đầu trò chơi. Các bạn chọn các thẻ số là đáp án đúng của các phép toán và chạy đến gắn vào bảng. Mỗi bạn sau khi gắn xong thì chạy đến đập tay của một bạn bất kì trong đội lên tham gia tiếp, lần lượt cho đến khi kết thúc.
- Kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
a. Số?
- Yêu cầu HS làm bài tập thông qua trò chơi “Bắn tên”
- H: Qua bài tập vừa rồi, nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép tính cộng liên tiếp, các em sẽ làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Tính (Theo mẫu)
Mẫu: 4 + 2 +3 =
H: Em nhận xét bài này có gì đặc biệt?
H: Vậy, nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép tính cộng liên tiếp, ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS nhẩm:
4 + 2 = 6
6 + 3 = 9
4 + 2 +3 = 6 + 3 = 9
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm đôi.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
Bài 4: Tô màu
- Mời 2 bạn đứng dậy nêu yêu cầu bài toán.
- Cuộc thi “Em làm họa sĩ”:
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 8 bạn tham gia trò chơi. Các bạn lần lượt lên bảng tô màu đỏ nếu quả bóng có ghi phép tính có kết quả bằng 9, và tô màu xanh nếu quả bóng có ghi phép tính có kết quả bằng 10.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 5: Số?
- Mời HS nêu yêu cầu bài toán.
- H: Quan sát hàng 1 và hàng 2, em thấy điều gì đặc biệt?
- H: Vậy bạn nào nhận ra mối liên hệ giữa hàng 2 và hàng 3 nào?
- Đối với bài toán này, ta sẽ làm như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập theo nhóm 4
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS chú ý quan sát.
- 2 phép tính có các chữ số giống nhau, vị trí các số được thay ...  huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tinhsvaf câu trả lời cho bài tính
II. CHUẨN BỊ 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 . 
- Xúc xích để tổ chức trò chơi
- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Khởi động:
Ổn định
 Giới thiệu bài
Hát
*Bài 1: Số ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hd HS quan sát hình vẽ :
 - Yêu cầu HS từ hình vẽ tìm ra kết quả phép tính thích hợp
- HD HS hình thành phép trừ trong phạm vi 10
- Thực hiện , đọc phép trừ
- GV cùng HS nhận xét
HS quan sát
HS nêu phepr trừ
HS thực hiện trên vở BT
*Bài 1: Tính nhẩm
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV cho HS quan sát tranh
- HS nhẩm tính ra kết quả các phép tính ghi trên mỗi con thỏ
- HS trình bày
GV cùng HS nhận xét
HS theo dõi
HS quan sát tranh và tính nhẩm
HS nhận xét
*Bài 3: Số ?
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV HD bài mẫu
- Yêu cầu HS thực hiện các bài còn lại
- HS trình bày
GV cùng HS nhận xét
HS theo dõi
HS thực hiện
HS nhận xét
*Bài 4: Số ?
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV HD quan sát tranh từ mỗi hình vẽ để tìm ra phép tính thích hợp
- Yêu cầu HS thực hiện các bài còn lại
- HS trình bày
GV cùng HS nhận xét
HS quan sát tranh
HS thực hiện
HS nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
*************************************************
BÀI 50
ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vần ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, at, ăt, ât, ot, ôt, ơt ;cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, at, ăt, ât, ot, ôt, ơt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói qua hoạt động nghe truyện Bài học đầu tiên của thỏ con và trả lời câu hỏi. Thông qua việc nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi, HS cũng được phát triển một số kĩ năng khác như ghi nhớ các chi tiết, suy đoán, đánh gìá, phản hồi, xử lý tình huống,...
 3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm các vần ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, at, ăt, ât, ot, ôt, ơt; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý vận dụng cách gìải thích nghĩa bằng các hình ảnh trực quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS viết ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, at, ăt, ât, ot, ôt, ơt
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
- Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần (theo mẫu a cờ ác). Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn
-GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
+ Gå mẹ dẫn đàn con đi đâu?
+ Tìm thấy mối, gà mẹ làm gì?
+ Gå mẹ đã làm gì cho đàn con?
+ Theo em, gà mę gìống với người mẹ ở điểm nào.
4. Viết câu
- GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Hạt thóc nảy mầm” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gìan cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
-Hs viết
-Hs đọc
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe	
-Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-HS viết 
-Hs lắng nghe
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến chạy vào rừng. GV hỏi HS:
1. Thỏ con đi chơi ở đâu?
2. Trước khi thỏ con đi chơi, thỏ mẹ dặn dò điều gì?
Đoạn 2: Từ mải lắng nghe đến rồi đi tiếp. GV hỏi HS:
3. Vì sao thỏ con va phải anh sóc?
4. Thỏ con nói gì với anh sóc?
5. Vì sao anh sóc ngạc nhiên?
Đoạn 3: Từ mải nhìn khi mẹ đến phải nói cảm ơn chứ. GV hỏi HS:
6. Chuyện gì xảy ra khi thỏ con mải nhìn khi mẹ ngồi chải lông cho khỉ con?
7. Ai cứu thỏ con?
8. Được bác voi cu, thỏ con nói gì với bác voi?
9. Vì sao bác voi ngạc nhiên?
Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
10. Thỏ con hiểu ra điều gì?
11. Em ghi nhớ điều gì sau khi nghe câu chuyện này?
- GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể
c. HS kể chuyện 
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gìan để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả,
6. Củng cố
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gìa đình hoặc bạn bè câu chuyện Bài học đầu tiên của thỏ con.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS kể
-HS kể
-HS lắng nghe
*****************************************
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 11
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 3 “Truyền thống trường em” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lần lượt các trưởng nhóm lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi nhóm, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng nhóm và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng nhóm đã báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, nhóm nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng nhóm; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
- Lớp trưởng: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.
- Lớp trưởng: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng yêu cầu các trưởng nhóm dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các nhóm thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi nhóm.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các nhóm báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng nhóm báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi nhóm báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các nhóm.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)
- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.
- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các nhóm.
- HS hát một số bài hát.
-Các trưởng nhóm nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các nhóm.
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các nhóm thực hiện theo lớp trưởng.
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng nhóm lên báo cáo.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
-Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao, của HS trong lớp cho vào hộp
-Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng
Đánh giá
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:
-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+ Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn
+ Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực
- Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên
- Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
- GVHD tổ trưởng nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS tham gia trò chơi 
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi
-HS lắng nghe
*********************************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc