Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

* Kiến thức

- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ

- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10

* Phát triển năng lực

- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).

- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài tính

*Phẩm chất:

-Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 . Ti vi .

- Xúc xích để tổ chức trò chơi

- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ

 

doc 54 trang trithuc 17/08/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11 - Năm học 2020-2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 11
 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
TOÁN: Bài 11 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
 Tiết 1: Bớt đi còn lại mấy.
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức 
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
* Phát triển năng lực
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài tính
*Phẩm chất:
-Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 . Ti vi .
- Xúc xích để tổ chức trò chơi
- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
Hs làm bảng con
Nhận xét
- Giới thiệu bài :
- Hát
4 + 5 = 9
9 + 1 = 10
- Lắng nghe
2. Khám phá: Bớt đi còn lại mấy
GV nêu bài toán : “ Có 6 quả cam, bớt 1 quả còn lại mấy quả cam?”
– HS đếm số quả cam còn lại.
GV: 6 quả bớt 1 quả còn 5 quả, hay nói 6 bớt 1 là 5, 6 trừ 1 là 5, 6 – 1 = 5, dấu - là dấu trừ
 –GV đọc phép tính 6-1=5
HS tự trả lời câu hỏi như câu a
- Còn 5 quả cam
- HS theo dõi
HS đọc phép tính
6 – 1 = 5
3. Hoạt động
*Bài 1: Số ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- a)Hd HS quan sát tranh nêu phép tính trừ: 
 8 - 3 =5 rồi nêu số thích hợp vào ô
 ? Trên cây còn 5 quả đã hái đi mấy quả
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét
Tương tự GV cho HS làm câu b)
Hs quan sát
Hái 3 quả
HS theo dõi
8 – 3 = 5
HS nêu kết quả, nhận xét
*Bài 2: Số ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hd HS quan sát hình vẽ :
 GV: dấu gạch đi có nghĩa là trừ đi
- Yêu cầu HS từ hình vẽ tìm ra kết quả phép tính thích hợp
- HS nêu phép tính tìm được
- Thực hiện bài tập vào vở
- GV cùng HS nhận xét
HS quan sát
HS nêu phép tính, kết quả phép tính
 7 – 2 = 5
 7 – 5 = 2
 8 – 5 = 3
 6 – 4 = 2
 9 – 4 = 5
HS thực hiện 
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
..
ÂM NHẠC
Tiếng Việt
BÀI: ac ăc âc
I. Mục tiêu.
 Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
*Năng lực:
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các vần ac, ăc, âc ; các tiếng, các từ, câu có tiếng chứa vần ac, ăc, âc.
- Viết: Viết đúng, viết đẹp các vần ac, ăc, âc ; các tiếng, các từ có chứa các vần ac, ăc, âc.
- Nói: Phát triển vốn từ ngữ dựa vào các từ ngữ chứa các vần ac, ăc, âc có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về phong cảnh.
*Phẩm chất
- Qua đó góp phần hình thành phẩm chất, yêu nước, nhân ái, trung thực (Cảm nhận được vẻ đẹp một vùng đất của Tổ quốc, từ đó yêu mến hơn quê hương, đất nước.)
II. Đồ dùng dạy học.	
GV- SGK, Tranh vẽ Tây Bắc có ruộng bậc thang, có thác nước. Tranh vẽ minh họa đoạn văn : Nếu lên...Sín Chải..; tranh vẽ bác sĩ, mắc áo, quả gấc (hoặc nghĩa các từ : bác sĩ, mắc áo, quả gấc ). Tranh vẽ vể chủ đề: xin phép.
- Máy tính, màn hình ti vi.
HS: - Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng con, phấn, bộ chữ ghép...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động. 
Gọi 2 HS đọc lại bài hôm trước: ôn tập và kể chuyện
Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết
-Mục tiêu: Nhận biết các tiếng có vần ac, ăc, âc.
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát, đọc đồng thanh, thảo luận nhóm đôi.
Cho HS quan sát bức tranh vẽ Về Tây Bắc, thảo luận, trao đổi với bạn bên cạnh về bức tranh.
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Trong tranh có gì?
GV: Thống nhất rút ra câu.
-GV đọc câu thuyết minh dưới tranh: 
Tây Bắc có ruộng bậc thang, có thác nước.
-GV gọi học sinh đọc
- Em hãy chỉ tiếng có vần ac?
- Em chỉ tiếng có vần ăc?
- Em hãy chỉ tiếng có vần ac?
- Em chỉ tiếng có vần âc?
GV: Trong câu các em vừa đọc có tiếng chứa vần mới ac, ăc, âc. Tiếng Việt hôm nay các em sẽ học bài: ac ăc âc
GV ghi tên bài: Bài: ac, ăc, âc.
Hoạt động 2: Đọc 
Mục tiêu: Đọc đúng các vần ac, ăc, âc.
, các tiếng , các từ chứa vần ac, ăc, âc.
có trong bài. 
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát; đọc cá nhân đọc đồng thanh.
a/ Đọc vần 
GV đọc trơn các vần ac, ăc, âc
Hỏi: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của vần ac, ăc, âc
GV đánh vần mẫu ac, ăc, âc(a-cờ-ac; ă-cờ-ăc; â-cờ-âc)
- Gọi học sinh đánh vần 
GV đọc trơn các vần 
GV gọi hs đọc trơn các vần
GV cho hs lấy bảng gài ghép vần ăc
Hỏi: Muốn ghép cho nhanh vần âc thì ta chỉ việc tháo âm nào ra?
Yêu cầu HS đọc trơn các vần
b/Đọc tiếng
-Đọc tiếng mẫu: GV giới thiệu mô hình tiếng thác
H: Có vần ac muốn có tiếng thác ta phải thêm âm gì, thanh gì?
- GV giới thiệu mô hình tiếng thác
th
ac
thác
- GV: Trong tiếng thác âm nào đứng trước, vần nào đứng sau, thanh sắc đặt ở đâu? 
- GV đánh vần: thờ-ac-thác-sắc-thác
- GV đọc trơn : thác
- Đọc tiếng trong SHS
- GV đưa các tiếng trong SHS, mỗi HS đánh vần và đọc trơn một tiếng: lạc, nhạc, mặc, nhắc, gấc, giấc.
Mở rộng: (tổ chức trò chơi Ai đúng ai nhanh)
- HS tim tiếng có vần ac, ăc, âc ghép bảng cài.
GV gọi HS đánh vần và đọc trơn các tiếng vừa tìm được.
GV nhận xét tuyên dương những em tìm đúng.
Giải lao giữa tiết
c/ Đọc từ ngữ
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận biết hình ảnh trong tranh.
Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: bác sĩ, mắc áo, quả gấc 
- Trong tranh vẽ gì?
- Tìm tiếng có chứa vần ac?
GV cho hs phân tích tiếng bác. Đánh vần, đọc trơn tiếng bác
- Giáo viên giả nghĩ từ kết hợp giáo dục học sinh.
Tương tự các từ : mắc áo, quả gấc 
d/ Đọc lại các tiếng các từ
Cho hs đọc lại các tiếng các từ
e/ Viết bảng con
Mục tiêu: Viết đúng các vần ac, ăc, âc; các từ ngữ: mắc áo, quả gấc vào bảng con.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
GV đưa mẫu chữ các vần : ac, ăc, âc
Em hãy nêu độ cao, độ rộng các con 
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết các vần ac, ăc, âc
Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
- Hs quan sát từ mắc áo, quả gấc 
- GV nêu cấu tạo từng tiếng
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết .
-Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Viết vở 
Mục tiêu: Viết đúng các vần ac,ăc, âc; từ ngữ mắc áo, quả gấc trong vở tập viết.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
- Gọi học sinh đọc bài viết
GV nhắc lại các tư thế ngồi viết cho HS.
Cho Hs viết vào vở tập viết các vần ac, ăc, âc tiếng từ ngữ mắc áo, quả gấc trong vở tập viết 
- Gv cho HS quan sát cách trình bày bài viết trong vở.
GV uốn nắn và giúp đỡ các em viết yếu.
GV thu bài nhận xét bài viết của HS
GV nhận xét và sửa bài một số HS.
Hoạt động 4: Đọc đoạn)
Mục tiêu: Đọc rõ ràng các tiếng trong đoạn văn, hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi trong đoạn văn.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức: quan sát; đọc (đọc thầm, đọc đồng thanh), nói; cá nhân 
- GV đọc mẫu đoạn văn: 
 Nếu lên...Sín Chải
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tìm các tiếng có vần hôm nay học trong đoạn văn ?
- Đoạn văn có mấy câu?
Cho HS đọc nối tiếp câu (cá nhân).
Cho HS đọc cả đoạn văn (cá nhân, đồng thanh).
HS, gv nhận xét học sinh đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Sa Pa ở đâu?
- Vào mùa hè, mỗi ngày, Sa Pa như có mấy mùa?
- Sa Pa có những gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nếu sát ý nội dung đoạn văn, kết hợp giáo dục học sinh.
Hoạt động 5: Nói theo tranh 
Mục tiêu: Nhận biết về những viiẹc làm của bà.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: quan sát tranh; nghe, nói; cá nhân, nhóm.
- Cho HS quan sát tranh SHS
- GV hướng dẫn HS quan sát và nói về tình huống trong tranh.
- GV yêu câu HS làm việc nhóm đôi, đóng vai thực hành nói lời xin phép.
- GV yêu câu một số HS đóng vai thực hành nói lời xin phép trước cả lớp. GV và HS nhận xét
- GV có thể mở rộng gìúp HS có thể đặt câu hỏi về ông bà và gìa đình, gióa dục các em biết xin phép ở các tình huống cụ thể.
3. Củng cố:
- Bài học vừa rồi chúng ta học vần gì?
- Hs đọc bài ở sách giáo khoa
*Học sinh chia sẻ tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học; tìm thêm từ ngữ chứa vần ac, ăc, âc, thực hành giao tiếp ở nhà. Xem trước Bài 47: o ôc uc ưc
- GV nhận xét tiết học. 
chịu khó, kêu gọi, mưu trí
Mùa hè ở Tam Đảo quả là dễ chịu.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Cảnh rừng núi.
- Có ruộng bậc thang, thác nước.
- Hs đọc : Tây Bắc có ruộng bậc thang, có thác nước .: Cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp.
- HS lần lượt lên chỉ các tiếng có vần: Bắc, bậc, thác.
-HS quan sát ,nghe
- Hs nêu: đều có chung âm c đứng cuối vần, khác nhau âm a, ă, â đầu vần
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh: a-cờ-ac; ă-cờ-ăc; â-cờ-âc
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, đồng thanh: ac. ăc. âc.
-HS ghép vần ăc
- Tháo âm ă ra thay âm â giữ nguyên âm c, học sinh ghép vần ac
- HS thực hành tháo và ghép vần còn lại.
-HS đọc đồng thanh các vần: ac, ăc, âc
- HS: Thêm âm th, thanh sắc .
- Trong tiếng thác âm th đứng trước, vần ac đứng sau, thanh sắc đặt trên đầu âm a.
- HS đánh vần: thờ-ac-thác-sắc-thác
: cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. .
- Hs đọc trơn: thác
- HS nối tiếp nhau đánh vần và đọc trơn:lạc, nhạc, mặc, nhắc, gấc, giấc: cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. .
- HS thi đua tìm và ghép vào bảng cài.
Ca múa hát, trò chơi
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh, nhận biết hình ảnh trong tranh, đánh vần và đọc các tiếng: có vần au, âu, êu đánh vần và đọc trơn
- Bác sĩ
- Tiếng bác chứa vần ac
Đánh vần: bờ-ac-bác-sắc-bác
Đọc trơn : bác
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- HS quan sát chữ mẫu
-HS: a, ă, â, c cao 2 li, ....
-HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con các vần: ac, ăc, âc
- HS nhận xét bài viết bảng của bạn.
- HS quan sát chữ mẫu
-HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con từ: mắc áo, quả gấc 
- HS nhận xét bài viết bảng của bạn.
Múa, hát, trò chơi
-Học sinh đọc
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS nêu và đọc các tiếng vừa tìm: Bắc, Thác Bạc, các. 
- Đoạn văn có 3 câu.
- HS đọc nối tiếp câu cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- HS đọc cả đoạn cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- ở Tây Bắc
- Có 4 mùa
- Thác Bạc,....
- HS trả lời.
- HS nói
- HS làm.
- HS đóng vai
 - ac, ăc, âc
- 2 em đọc.
 .
 LUYỆN TOÁN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành:
1. Phát triển các kiến thức.
- Biết thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 10.
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất 
+ Năng lực:
- Thực hiện được các phép tính trừ trong phạm vi 10.
- Biết quan sát hình ảnh để tìm ra phép tính phù hợp.
+ Phẩm chất: Rèn tính tự lập, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, hứng thú trong môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KHỞI ĐỘNG
- Cho cả lớp hát bài: Bé học phép trừ (Nguyễn Ngọc Lan)
- GV dẫn dắt vào bài, ghi bảng
- Hs hát
LUYỆN TẬP
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (Vở BT/ 62)
- GV nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh 
hỏi:
Bạn nhỏ trong tranh có bao nhiêu quả bóng?
Bạn thả bay mấy quả bóng?
Bạn còn lại mấy quả bóng?
 HS nêu cách làm 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT.
Bài 2: Nối (theo mẫu) (Vở BT/ 62)
- GV nêu yêu ...  hạt thóc, xúc xắc, gót chân, đôi mắt, lác đác, giấc mơ, quả ớt
- HS đọc : CN-N-ĐT
- HS viết 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- Thỏ con xin phép mẹ được ra ngoài chơi. 
- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai gìúp đỡ thì con phải cảm ơn.
- Mải lắng nghe chim sơn ca hót, thỏ con va phải anh sóc.
- Cảm ơn anh sóc!
- Sao thỏ con lại cảm ơn! Phải nói xin lỗi chứ!
- Thỏ con bị trượt chân, rơi xuống một cái hố sâu. 
- Bác voi 
- Cháu xin lỗi bác voi! Cháu xin lỗi bác voi!
- Sao thỏ con lại nói xin lỗi? Phải nói cảm ơn chứ!
- Nếu làm sai điểu gì, con phải xin lỗi. Được ai gìúp đỡ thì con phải cảm ơn.
- Nói lời cảm ơn khi được ngưới khác quan tâm giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác.
HS kể hoặc đóng vai.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe
TIẾNG VIỆT
ÔN AT, ĂT, ÂT, OT, ÔT, ƠT
I. MỤC TIÊU:
 - Gìúp HS củng cố về đọc viết các at, ăt, ât, ot, ôt, ơt đã học.
- Rèn kỹ năng đọc, viết đúng, đẹp, chính xác các tiếng, từ và câu .
- Học sinh chăm chỉ, tích cự, tự giác khi luyện đọc, viết.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
at, ăt, ât, ot, ôt, ơt .
Hs đọc sgk
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, hát, hắt, tất, lọt, hột, hớt. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
Hs đọc cá nhân
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
Luyện Viết
Bài : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm và viết đúng các vần : at, ăt, ât, ot, ôt, ơt các từ: cái bạt, khăn mặt, bật lửa và câu : Em ăn xôi gấc. 
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, chính xác các tiếng, từ và câu .
- Học sinh chăm chỉ, tích cự, tự giác khi luyện viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hướng dẫn học sinh đọc các tiếng và từ đã học :
- Gọi Học sinh đoc.
- at, ăt, ât, ot, ôt, ơt
- cái bạt, khăn mặt, bật lửa
- Em ăn xôi gấc. 
GV theo dõi sửa sai cho một số em đọc chưa tốt
2. Hướng dẫn cho hs viết bảng con
GV viết mẫu trên bảng lớp và hướng dẫn cho hs cách viết:
 at, ăt, ât, ot , ôt, ơt
cái bạt, khăn mặt, bật lửa
 Em ăn xôi gấc 
- Gv yêu cầu học sinh viết bảng con
GV theo dõi sửa sai cho hs.
GV nhận xét chung 
3. Hướng dẫn cho hs viết vở ô li
GV theo dõi chỉnh sửa tư thế ngồi, tư thế cầm bút cho từng hs.
 GV chấm vở - nhận xét.
4.Nhận xét chung tiết học.
- Nhaän xeùt tieát hoïc 
 - Tuyeân döông hoïc sinh tích cöïc trong tiết luyện viết. 
-Học sinh đọc: 
- at, ăt, ât, ot, ôt, ơt
- cái bạt, khăn mặt, bật lửa
- Em ăn xôi gấc. 
- Học sinh đọc (cn- đt)
- Hs quan sát
Hs viết bảng con
- Hs viết vào vở ô li
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 11
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 3 “Truyền thống trường em” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể. 
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- GV chủ nhiệm dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp nhận xét tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
- GV chủ nhiệm nêu kế hoạch, nhiệm vụ trong tuần và hướng phấn đấu thi đua để cả lớp thực hiện.
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- HS nghe.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
GV cho HS chia sẻ tình cảm, lòng biết ơn của em đối với thầy, cô giáo qua những việc làm sau: 
-Trưng bày sản phẩm vào “Góc tri ân” thầy, cô giáo. Mời 1 số HS có sản phẩm đẹp, ý nghĩa giới thiệu sản phẩm và nói lên cảm xúc của bản thân khi làm sản phẩm
-Chia sẻ những tình cảm của bản thân đối với thầy cô
-Bình chọn những sản phẩm đẹp, có ý nghĩa, giàu cảm xúc để trưng bày 
-HS thực hiện, theo dõi, bình chọn
-HS chia sẻ, lắng nghe, nhận xét
-HS theo dõi
ĐÁNH GIÁ
Cá nhân tự đánh giá
-GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới dây:
-Tốt: Thực hiện được các yêu cầu sau:
+Biết được công lao của thầy cô giáo
+Biết được những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy cô
-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên
-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên 
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
-HS tự đánh giá
-HS theo dõi
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS lắng nghe
..
ĐẠO ĐỨC: ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ
(Thời lượng: 1 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Về năng lực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đi học đúng giờ;
- Biết vì sao phải thực hiện đi học đúng giờ;
- Thực hiện đi học đúng giờ;
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đi học đúng giờ.
2.Về phẩm chất: 
 Hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ thực hiện đúng qui định trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về trẻ tự giác thực hiện đi học đúng giờ 
- Tranh, ảnh, video bài hát Đi học (nhạc và lời Đình Thảo)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức dạy học chính: kết hợp dạy học theo lớp, theo nhóm và dạy học cá nhân (chia lớp làm 4 nhóm cố định suốt giờ học).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Cho hs nghe bài hát “Đi học”
Nêu các câu hỏi HS cần trả lời theo lời bài hát:
 + Hôm qua bạn nhỏ đến trường với ai?
+ Hôm nay bạn nhỏ đến trường cùng ai?
+ Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học như thế nào?
Vậy đi học đúng giờ mang lợi ích gì, cần làm gì để đi học đúng giờ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Đi học đúng giờ (ghi tên bài lên bảng). 
- Lắng nghe và hát theo
- Trả lời các câu hỏi:
+ Hôm qua bạn nhỏ được mẹ dắt tay đến trường.
+ Một mình em tới lớp.
 + Dù đến trường cùng ba mẹ hay một mình thì chúng ta cũng cần đi học đúng giờ
+ Nghe và nhắc lại tên bài. 
Hoạt động 2: Khám phá vấn đề (10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ GV hướng dẫn đọc lời thoại
+ Phân vai đọc lời thoại trong tranh
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi (chia đều câu hỏi theo số nhóm): 
+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào ? Vì sao?
+ Theo em việc đi học đúng giờ mang lại lợi ích gì?
- Theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích nhóm HS nêu được càng nhiều việc càng tốt (có thể tạo thành cuộc thi đua nho nhỏ). 
 - Viết ý chính của các câu trả lời lên bảng.
- Mời đại diện 1 nhóm trình bày. 
- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.
 - Khen những nhóm nêu được nhiều lợi ích và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.
 - Chỉ ra điều HS cần khắc phục để phần trình bày có thể tốt hơn. 
- Cho hs quan sát 5 tranh SGK thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để đi học đúng giờ
- Hỏi: Em cần làm gì để đi học đúng giờ?
- Tổng kết/trình chiếu hình ảnh và bổ sung những lợi ích của việc đi học đúng giờ.
 - Khen những hs nêu được nhiều việc để đi học đúng giờ và có cách trình bày rõ ràng, thuyết phục.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ hai bạn đang đi học, bên đường có tiệm game và cảnh lớp học, có cô giáo và các bạn hs.
+ nghe và đọc theo
+ Hai HS đọc
+ Em đồng tình với bạn Bo, không đồng tình với bạn Bi. Vì bạn Bo không ham chơi, đi học đúng giờ. Còn bạn Bi ham chơi game nên đến lớp muộn.
+ Đi học đúng giờ giúp em được nghe giảng bài đầy đủ, học mau tiến bộ, không vi phạm nội quy trường lớp.
Các nhóm khác đồng ý thì giơ mặt cười, không đồng ý giơ mặt méo.
Học sinh quan sát tranh và TLCH
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập từ tối hôm trước, đặt báo thức, thức dậy đúng giờ, ăn sáng và đi học đúng giờ.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)
Cho Học sinh quan sát 3 tranh 
và nêu tình huống trong mỗi bức tranh.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu câu hỏi:
Trong 3 bức tranh em vừa quan sát, em thấy những việc nào nên làm và việc nào không nên làm? Vì sao?
- Em cần làm gì để đi học đúng giờ ?
GV chốt ý: Để đi học đúng giờ , cần phải :
+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya .
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ .
+ Tập thói quen dậy sớm, đúng giờ .
Học sinh quan sát tranh.
Phân nhóm thảo luận.
Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày 
Việc em nên làm là: 
 + Soạn sách vở đúng giờ trước khi đi học.
+ Ăn sáng đúng giờ.
Việc không nên làm:
Không được ngủ dậy muộn. 
Em sử dụng đồng hồ báo thức hoặc nhờ mẹ gọi dậy. Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn thành vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhanh,
Hoạt động 4: Thực hành (10 phút)
- GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung bức tranh.
- GV chốt ý.
- Cho HS đóng vai theo tình huống trong tranh.
- Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ? 
- Đi học đúng giờ để làm gì?
- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình
Nội quy mình nhớ khắc ghi
Đến trường học tập em đi đúng giờ.
Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau .
HS quan sát, nêu nội dung
HS thảo luận nhóm đôi đóng vai
HS nhận xét
HS trả lời: Bạn đi học rồi tối về xem ti vi, trễ học cổng trường đóng, hoặc đội cờ đỏ sẽ trừ điểm, 
HS trả lời
Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút) 
Cách 2: GV hoặc cho HS theo dõi bạn đi học đúng giờ đánh x vào bảng chấm theo dõi ngày em đến trường ở mỗi lớp học..
+ HS nói ngắn gọn được những điều mình học được qua bài học này. 
+ HS thể hiện cam kết sẽ tự giác để đi học đúng giờ. 
********************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc