Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10+11+12 - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Thâm

I.MỤC TIÊU:

1.Phẩm chất:

- Chăm chỉ, cẩn thận yêu thích môn học.

2. Năng lực:

- NL 1: Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó.

 - NL 2: Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 10.

- Nl 3: Biết quan sát tranh và viết phép tính tương ứng

II. CHUẨN BỊ:

- Que tính , SGK.

-Bộ đồ dùng học Toán 1

III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :

-Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp,tính toán ,giải quyết vấn đề, trò chơi.

- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp.

 

doc 69 trang trithuc 17/08/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10+11+12 - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Thâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10+11+12 - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Thâm

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10+11+12 - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Thâm
 TUẦN 10
 Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2020.
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm(TCT: 28) 
Sinh hoạt dưới cờ: Lễ Phát động thi đua thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
Tiết 2: Toán (TCT 28) : Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (T4)
I.MỤC TIÊU:
1.Phẩm chất:
- Chăm chỉ, cẩn thận yêu thích môn học.
2. Năng lực:
- NL 1: Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó.
 - NL 2: Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 10.
- Nl 3: Biết quan sát tranh và viết phép tính tương ứng
II. CHUẨN BỊ:
- Que tính , SGK.
-Bộ đồ dùng học Toán 1
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp,tính toán ,giải quyết vấn đề, trò chơi.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
Ổn định tổ chức : hát bài tập đếm 
Giới thiệu bài
Hát
2. Khám phá:(NL 1)
 Số 0 trong phép cộng
GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời:
a)? Đĩa thứ nhất có 4 quả cam, đĩa thứ hai có 0 quả cam. Hỏi cả hai đĩa có mấy quả cam?
 - GV viết phép tính lên bảng 4 + 0 = 4
 - Yêu cầu HS đọc phép tính.
b) GV hướng dẫn tương tự như câu a
- GV nêu phép cộng 1+ 0 ; 0 =1; 3+0; 0+ 3
GV: Một số cộng với 0 bằng chính số đó
HS quan sát
HS trả lời
HS đọc phép tính
HS nhắc lại
3 .Hoạt động: 
Bài 1: (NL 2)Tính nhẩm
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính nhẩm
- GV cùng HS nhận xét
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính
HS tính nhẩm
HS nhận xét
Bài 2: (NL 2)Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HD HS thực hiện phép cộng
- HS thực hiện – GV cùng HS nhận xét
HS thực hiện phép cộng
HS nhận xét
Bài 3: (NL 3) số?
-GV nêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát hình vẽ, nêu tình huống bài toán tương ứng
-Yêu cầu HS tìm số thích hợp
_ GV cùng HS nhận xét
HS quan sát tranh, nêu tình huống
Hs tìm số thích hợp
HS nhận xét
Bài 4: (NL 2)Tìm chuồng cho thỏ
- GV nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS dùng que tính để tính tìm kết quả
- Yêu cầu HS tìm ngôi nhà ứng với phép tính đó
- GV cùng HS nhận xét 
- HS dùng que tính để tính
hsHS nối kết quả 
Nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
********************************
Tiết 3 +4:Tiếng Việt (TCT 91-92) : Bài 41: ui ưi
I.MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất
-Chăm chỉ,nhân ái.
2.Năng lực:
- NL1: HS Nhận biết và đọc đúng các vần ui, ưi;các tiếng và từ ngữ có các vần ui, ưi 
-NL2: Viết đúng các vần ui, ưi, viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ui, ưi
-NL3: Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa . Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ui, ui có trong bài học.
-NL4:Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm cuộc sống được gợi ý trong tranh Xin phép.
* Kĩ Năng sống đi đâu biết xin phép người lớn. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bộ đồ dùng học môn TV, SGK , các hình trong SGK,bảng con, vở tập viết.
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, gợi mở- vấn đáp,trực quan, đóng vai.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động 
- Cho HS hát bài: Cháu yêu bà.
- Giới thiệu bài 
2. Bài mới:
 HĐ1 :Nhận biết ( NL3)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
- GV đọc câu nhận biết nội dung bức tranh và
yêu cầu HS đọc theo.
- GV giới thiệu các vấn mới ui ưi. Viết tên bài lên bảng.
 HĐ 2: Luyện đọc (NL1)
1,Đọc vần:
- So sánh các vần:
+ GV giới thiệu vần ui ưi.
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ui ưi để tìm ra điểm giống và khác nhau.
+ GV kết luận
- Đánh vần, đọc trơn các vần:
+ GV đọc mẫu các vần ui ưi. 
+ GV yêu cầu HS đọc đánh vần , đọc trơn.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các vần ui ưi.
- Đọc và phân tích vần
 2, Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng túi. (GV:cô có vần ui, cô muốn có tiếng túi ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs ghép tiếng 
+ GV đọc mẫu yêu cầu Hs đọc
-Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ Yêu cầu HS ghép các âm và dấu thanh với các vần vừa học để tạo tiếng có nghĩa.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được
 +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
-- Đọc tiếng trong SHS
 GV đưa các tiếng có trong SHS yêu cầu học sinh phân tích và đọc.
3. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho hs quan sát và rút từ : dãy núi, bụi cỏ, gửi thư. 
- Giải nghĩa từ
- yêu cầu hs tìm tiếng có vần vừa học và đọc
4, Đọc lại các tiếng, từ ngữ
Cho hs đọc lại cả bài
-HS quan sát và trả lời
-HS đọc
Bà gửi cho Hà/ túi kẹo.
-HS theo dõi
-Hs lắng nghe
- HS trả lời: Giống nhau là đều có i đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:u,ư.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
-HS ghép vần
-Hs đọc và phân tích
- Hs trả lời
-HS ghép tiếng
-HS đọc cá nhân- nhóm - đt
-HS ghép tiếng
-HS đọc
- HS phân tích
- Nêu cách ghép
-HS phân tích và đọc
-Quan sát 
- Hs lắng nghe
-HS tìm vần và đọc .
-Hs đọc cá nhân- nhóm –đt.
TIẾT 2
HĐ3: Viết (NL2)
- GV hướng dẫn HS viết chữ trên không trung
- GV viết mẫu.
- Cho HS viết vào bảng con
GV quan sát ,giúp đỡ và sửa lỗi cho HS
- Cho HS nhận xét bài viết của bạn.
- GV nhận xét , sửa lỗi của HS.
- GV hướng dẫn HS tô và viết vào vở Tập viết . 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng .
- GV nhận xét bài viết
HĐ4: Đọc đoạn(NL3)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi . 
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ui, ưi.
- Yêu cầu hs đọc tiếng, câu, đoạn.
*HĐ 5:Nói theo tranh(NL4)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
(Em thấy những ai trong tranh? Muốn đi đá bóng với bạn, Nam xin phép mẹ như thế nào? Còn em, muốn đi chơi với bạn, em nói thế nào với ông bà, bố mẹ?).
-Cho HS lên đóng vai 
 Nhận xét
3. Củng cố :
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
-HS theo dõi và làm theo
-HS quan sát
- HS viết vào bảng con.
-HS nhận xét
-HS quan sát - HS tô và viết vào vở 
-HS viết
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS theo dõi
- Hs đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học.
- HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
- HS quan sát.
-Hs trả lời
-HS đóng vai
- Nhận xét bạn
-HS lắng nghe
********************************
š&›
 Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020.
SÁNG: 
Tiết 1: Tiếng Việt (TCT 37) Ôn : ui ưi
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần ui , ưi đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- Hướng dẫn lại cách đọc ui , ưi tiếng, từ ngữ.
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
- Cho HS viết 
- Quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ những HS viết chưa đúng.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS theo dõi
- HS viết vở ô ly.
-HS lắng nghe
********************************
Tiết 3 +4:Tiếng Việt (TCT 93-94) : Bài 42: ao eo
I.MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất
-Chăm chỉ,yêu thích môn học.
2.Năng lực:
- NL1: HS Nhận biết và đọc đúng các vần ao ,eo ;các tiếng và từ ngữ có các vần ao ,eo.
-NL2: Viết đúng các vần ao ,eo, viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ao ,eo.
-NL3: Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ao, eo có trong bài học.
-NL4:Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm cuộc sống Em chăm chỉ được gợi ý trong tranh. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bộ đồ dùng học môn TV, SGK , các hình trong SGK,bảng con, vở tập viết.
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, gợi mở- vấn đáp,thảo luận, thực hành.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động 
- Cho HS hát bài : Vì sao con mèo rửa mặt?.
- Giới thiệu bài 
2. Bài mới:
 HĐ1 :Nhận biết ( NL3)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
- GV đọc câu nhận biết nội dung bức tranh và
yêu cầu HS đọc theo.
- GV giới thiệu các vấn mới ao, eo. Viết tên bài lên bảng.
 HĐ 2: Luyện đọc (NL1)
1,Đọc vần:
- So sánh các vần:
+ GV giới thiệu vần ao, eo.
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ao, eo để tìm ra điểm giống và khác nhau.
+ GV kết luận
- Đánh vần, đọc trơn các vần:
+ GV đọc mẫu các vần ao, eo. 
+ GV yêu cầu HS đọc đánh vần , đọc trơn.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các vần ao, eo.
- Đọc và phân tích vần
 2, Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng lẽo. 
GV: cô có vần eo, cô muốn có tiếng lẽo ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs ghép tiếng 
+ GV đọc mẫu yêu cầu Hs đọc
-Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ Yêu cầu HS ghép các âm và dấu thanh với các vần vừa học để tạo tiếng có nghĩa.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được
 +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
-- Đọc tiếng trong SHS
 GV đưa các tiếng có trong SHS yêu cầu học sinh phân tích và đọc.
3. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho hs quan sát và rút từ : ngôi sao, quả táo, cái kẹo, ao bèo. 
- Giải nghĩa từ
- yêu cầu hs tìm tiếng có vần vừa học và đọc
4, Đọc lại các tiếng, từ ngữ
Cho hs đọc lại cả bài
-HS hát 
- HS lắng nghe
-HS quan sát và trả lời
-HS đọc
 Ao thu/ lạnh lẽo nước trong veo 
-HS theo dõi
-Hs lắng nghe
- HS trả lời: Giống nhau là đều có o đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:a,e.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
-HS ghép vần
-Hs đọc và phân tích
- Hs trả lời
-HS ghép tiếng
-HS đọc cá nhân- nhóm - đt
-HS ghép tiếng
-HS đọc
- HS phân tích
- Nêu cách ghép
-HS phân tích và đọc
-Quan sát 
- Hs lắng nghe
-HS tìm vần và đọc .
-Hs đọc cá nhân- nhóm –đt.
TIẾT 2
HĐ3: Viết (NL2)
- GV hướng dẫn HS viết chữ trên không trung
- GV viết mẫu.
- Cho HS viết vào bảng con
GV quan sát ,giúp đỡ và sửa lỗi cho HS
- Cho HS nhận xét bài viết của bạn.
- GV nhận xét , sửa lỗi của HS.
- GV hướng dẫn HS tô và viết vào vở Tập viết . 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng .
- GV nhận xét bài viết
HĐ4: Đọc đoạn(NL3)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi . 
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ao,eo.
- Yêu cầu hs đọc tiếng, câu, đoạn.
HĐ 5:Nói theo tranh(NL4)
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về bạn nhỏ trong tranh .
Bạn nhỏ trong tranh đang chăm chỉ làm gì?
 Các em có chăm chỉ như bạn nhỏ không ?.
Nhận xét
3. Củng cố :
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Nhắc HS chăm chỉ như bạn nhỏ ở lớp cũng như ở nhà.
-HS theo dõi và làm theo
-HS quan sát
- HS viết vào bảng con.
-HS nhận xét
-HS quan sát - HS tô và viết vào vở 
-HS viết
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS theo dõi
- Hs đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học.
- HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
- HS quan sát.
-Hs trả lời
-HS trả lời
-HS lắng nghe
********************************
CHIỀU:
 Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm(TCT: 29) 
	BÀI 6: THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I.MỤC TIÊU: 
1. Phẩm chất: 
-Nhân ái hình thành tình yêu thương, ý thức trách nhiệm
 2. Năng lực:
- NL1: Nhớ, đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy và xác định được những biểu hiện cụ thể cần phải làm theo Năm điề ... h và tính được giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính trừ.
II. CHUẨN BỊ:
- Que tính , SGK.
-Bộ đồ dùng học Toán 1
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp,tính toán , thực hành.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp. 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Ổn định tổ chức: hát 
- Giới thiệu bài: 
 Thực hiện hát
-HS lắng nghe
2. Luyện tập: ( NL 1) 
 Bài 1: Số
- Cho nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu quan sát tranh, rồi nêu phép tính thích hợp với từng tình huống: 
- Lần thứ nhất vớt ra 3 con, còn lại mấy con cá? 9– 3 = 6.
- Lần thứ hai vớt tiếp ra 2 con, còn lại mấy con cá?
 - Sau cả hai lần vớt còn 4 con cá.
Vậy: 9 – 3 – 2 = 4 
Bài 2: Tính
- Cho nêu yêu cầu bài
- Vận dụng cách tính ở bài 1 để làm bài 2.
 - Cả lớp làm vở.
 - Quan sát giúp đỡ các em gặp khó khăn trong làm toán.
- Cho nêu cách làm: 8 – 2 – 3 = 3
 *Trò chơi : Câu cá 
- Phổ biến luật chơi: câu cá
- HS chơi
- Tổng kết, nhận xét, tuyên dương
- Nêu: số
- Quan sát tranh, rồi nêu phép tính thích hợp với từng tình huống
- Còn 6 con cá. đọc phép tính
 9 – 3 = 6
- Còn 4 con cá. đọc 6 – 2 = 4
9 – 3 – 2 = 4 nhẩm: 9 – 3 = 6
 6 – 2 = 4
- Nêu: tính
- HS làm vào vở
-Tính lần lượt từ trái sang phải:
 8 – 2 = 6, 6 – 3 = 3
 8 – 2 – 3 = 3
- HS lắng nghe
- Tham gia trò chơi
- Theo dõi 
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
Lắng nghe
*************************************************
Tiết 2 +3:Tiếng Việt (TCT 117-118) : Bài 54: op ôp ơp
I.MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
-Chăm chỉ,trách nhiệm, yêu thiên nhiên và cuộc sống.
2.Năng lực:
- NL1: HS Nhận biết và đọc đúng các vần op , ôp, ơp ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần op , ôp, ơp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
-NL2: Viết đúng các vần op , ôp, ơp, viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần op , ôp, ơp.
-NL3: Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần op , ôp, ơp có trong bài học.
-NL4: Phát triển kỹ năng nhận biết và nói về ao, hồ. Qua đó, HS cũng có thể có thêm hiểu biết về thế gìới xung quanh và có những ứng xử phù hợp.
* Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
-Bộ đồ dùng học môn TV, SGK , các hình trong SGK,bảng con, vở tập viết.
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, gợi mở- vấn đáp,thảo luận, thực hành.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động 
- Cho HS hát bài : Trời nắng trời mưa
- Giới thiệu bài 
2. Bài mới:
 HĐ1 :Nhận biết ( NL3)
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
- GV đọc câu nhận biết nội dung bức tranh và
yêu cầu HS đọc theo.
- GV giới thiệu các vấn mới op, ôp, ơp. Viết tên bài lên bảng.
 HĐ 2: Luyện đọc (NL1)
1,Đọc vần:
- So sánh các vần:
+ GV giới thiệu vần op, ôp, ơp
+ GV yêu cầu HS so sánh vần op, ôp, ơp để tìm ra điểm giống và khác nhau.
+ GV kết luận
- Đánh vần, đọc trơn các vần:
+ GV đọc mẫu các vần op, ôp, ơp. 
+ GV yêu cầu HS đọc đánh vần , đọc trơn.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các vần op, ôp, ơp.
- Đọc và phân tích vần
 2, Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng họp. 
GV: cô có vần op, cô muốn có tiếng họp ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu hs ghép tiếng 
+ GV đọc mẫu yêu cầu Hs đọc
-Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ Yêu cầu HS ghép các âm và dấu thanh với các vần vừa học để tạo tiếng có nghĩa.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được
 +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
-- Đọc tiếng trong SHS
 GV đưa các tiếng có trong SHS yêu cầu học sinh phân tích và đọc.
3. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho hs quan sát và rút từ : con cọp, lốp xe, tia chớp. 
- Giải nghĩa từ
- yêu cầu hs tìm tiếng có vần vừa học và đọc
4, Đọc lại các tiếng, từ ngữ
Cho hs đọc lại cả bài
-HS hát 
- HS lắng nghe
-HS quan sát và trả lời
-HS đọc
-HS theo dõi
-Hs lắng nghe
- HS trả lời: Giống nhau là đều có p đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: o, ô, ơ.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
-HS ghép vần
-Hs đọc và phân tích
- Hs trả lời
-HS ghép tiếng
-HS đọc cá nhân- nhóm - đt
-HS ghép tiếng
-HS đọc
- HS phân tích
- Nêu cách ghép
-HS phân tích và đọc
-Quan sát 
- HS lắng nghe
-HS tìm vần và đọc .
-Hs đọc cá nhân- nhóm –đt.
TIẾT 2
HĐ3: Viết (NL2)
- GV hướng dẫn HS viết chữ trên không trung
- GV viết mẫu.
- Cho HS viết vào bảng con
GV quan sát ,giúp đỡ và sửa lỗi cho HS
- Cho HS nhận xét bài viết của bạn.
- GV nhận xét , sửa lỗi của HS.
- GV hướng dẫn HS tô và viết vào vở Tập viết . 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng .
- GV nhận xét bài viết
HĐ4: Đọc đoạn(NL3)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi . 
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần vừa học.
- Yêu cầu hs đọc tiếng, câu, đoạn.
*HĐ 5:Nói theo tranh(NL4)
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói về nội dung trong 2 tranh .
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
 Hai bức tranh vẽ gì? 
Tranh nào vẽ ao? 
Tranh nào vẽ hồ? 
Em thấy ao hồ ở đâu?
 Em thấy ao và hồ có gì gìống nhau và khác nhau? 
Có những loài vật nào sống ở ao hồ? 
GV: Nhắc HS không tắm ở ao hồ, không được ra ao hồ 1 mình, nếu ra ao hồ phải có người lớn đi theo, .....
3. Củng cố :
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
-HS theo dõi và làm theo
-HS quan sát
- HS viết vào bảng con.
-HS nhận xét
-HS quan sát - HS tô và viết vào vở 
-HS viết
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS theo dõi
- Hs đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học.
- HS đọc cá nhân – nhóm – đt.
- HS quan sát.
-Hs trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời: Giống nhau:Ao và hồ đều có nước, khác nhau ao nhỏ hơn hồ.
- cá, ếch, nhái,
-HS lắng nghe
********************************
Tiết 4: Tiếng Việt (TCT 48): Ôn : op ôp ơp
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần op, ôp, ơp đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- Hướng dẫn lại cách đọc op, ôp, ơp tiếng, từ ngữ.
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
- Cho HS viết 
- Quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ những HS viết chưa đúng.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS theo dõi
- HS viết vở ô ly.
-HS lắng nghe
********************************
CHIỀU:
 Tiết 2: Toán (TCT 24): Ôn : Phép trừ trong phạm vi 10 
I.MỤC TIÊU:
- Ôn tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính trừ.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học Toán 1, SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1.Ôn luyện 
1. - GV nêu yêu cầu đề.
 GV yêu cầu HS làm vào vở
9 – 2 – 4 =	 7 – 4 – 1 =	
8 – 3 – 2 =	 6 – 2 – 3 = 	
Nhận xét,tuyên dương
2 . Hướng dẫn làm trong VBT Toán
-HS làm vào VBT Toán
- Theo dõi, giúp đỡ
 2.Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
- HS lắng nghe.
-HS thực hiện vào vở
-Nhận xét bài bạn
-HS theo dõi
-HS làm bài vào vở .
********************************
š&›
 Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2020.
Tiết 1+2: Tiếng Việt (TCT 119-12): BÀI 55: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU
1.Phẩm chất:
 -Chăm chỉ,yêu thích môn học,biết trân trọng tình bạn.
2.Năng lực:
 - NL1: Nắm vững cách đọc các vần et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp;cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc
 - NL 2:Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
 - NL 3: Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Mật ong của gấu con, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kế lại câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
-Bộ đồ dùng học môn TV, SGK , vở tập viết.
- Nội dung câu chuyện.
III .CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC :
-Phương pháp dạy học: Quan sát, gợi mở- vấn đáp,trực quan,kể chuyện.
- Hình thức dạy học : cá nhân , nhóm , lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- Cho HS đọc op, ôp ,ơp
Nhận xét.
-Giới thiệu bài
2. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc (NL1)
1. Đọc tiếng: 
- GV yêu cầu HS đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng trong bảng ôn
2. Đọc từ ngữ: 
- GV yêu cầu HS đọc đánh vần, đọc trơn các từ ngữ 
3. Đọc đoạn:
- Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
GV giải thích nghĩa của từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS đọc nối tiếp .
-HS đọc 
-HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân- nhóm- đt
- HS đọc cá nhân- nhóm- đt
- HS đọc
-HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân- nhóm- đt
TIẾT 2
HĐ 2: Viết câu (NL2)
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, 
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí dấu thanh.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.
HĐ 3: Kể chuyện ( NL3)
1. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến chia cho các bạn cùng ăn nhé. 
Đoạn 2: Từ Gấu con ôm lo mật ong đến giấu lọ mật ong đi.
Đoạn 3: Từ Lát sau đến thẹn đỏ mặt.
Đoạn 4: Từ Mấy bạn đến rất nhiểu nấm.
 Đoạn 5: Tiếp theo cho đến hết
- Nội dung câu chuyện : Rèn kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể biết quan tâm chia sẻ với người khác.
2. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Về nhà kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Mật ong của gấu con.
-HS lắng nghe
-HS viết 
-HS theo dõi
-HS lắng nghe
-Hs trao đổi và đưa ra câu trả lời
-Lắng nghe
-HS kể chuyện
-Hs lắng nghe
-HS lắng nghe
********************************
Tiết 3: 
* Kĩ năng sống : Đi học đúng giờ
* Hoạt động trải nghiệm(TCT: 36) SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
I/ Đánh giá tuần 12:
- Duy trì nề nếp và sĩ số tốt.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp đi vào nề nếp.
- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Khen 1 số bạn đọc bài có tiến bộ.
- Ngoan,lễ phép, kính yêu thầy cô.
-Thực hiện được những việc làm thể hiện lòng kính yêu thầy cô.
- Tham gia phòng chống bệnh tay,chân , miệng , sốt xuất huyết và covid khá tốt.
- Một số em còn quên đồ dùng học tập và chưa tự giác học tập.
II. Kế hoạch tuần 13:
- Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số.
- Đi học đều, đúng giờ, tham gia tập thể dục đầu giờ và giữa giờ đầy đủ.
- Luôn giữ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tiếp tục phòng chống bệnh tay,chân , miệng , sốt xuất huyết và covid.
- Ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn.
- Chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy đủ trước khi lên lớp.
- Rèn chữ và kỹ năng đọc, viết cho 1 số học sinh.
-Rèn luyện những điều thầy cô dạy hằng ngày
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 12.
********************************
š&›
TUẦN 13 
 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020.
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm(TCT: 37) 
 Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu về quyền và bổn phận của trẻ em.
Tiết 2: Toán (TCT 37) : 
 Bài 12 : BẢNG CỘNG, BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (T1)

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_th.doc