Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

1.Năng lực:

- Làm quen với trường, lớp.

- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.

- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.

- Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.

- Có khả năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.

2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.

- Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ.

- Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy. Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác (đồ dùng bắt buộc) như bộ thẻ chữ cái, .

 

docx 49 trang trithuc 17/08/2022 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh
 TUẦN 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tiết 1 : Chào cờ đầu tuần
********************************************************
Tiếng Việt
Tiết 2+3 : LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ;
 LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1.Năng lực:
- Làm quen với trường, lớp.
- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.
- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.
- Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.
- Có khả năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.
- Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ.
- Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy... Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác (đồ dùng bắt buộc) như bộ thẻ chữ cái, ....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát bài: “Tạm biệt búp bê thân yêu” – hát theo nhạc.
- GV chúc mừng học sinh đã được vào lớp 1.
2. Làm quen với trường lớp
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào?
+ Khung cảnh gồm những gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt những quy định của trường lớp.
3. Làm quen với bạn bè.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Các bạn HS đang làm gì?
+ Đến trường học Hà và Nam mới biết nhau. Theo em, để làm quen, các bạn sẽ nói với nhau thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV giới thiệu chung về cách làm quen với bạn mới: Chào hỏi, giới thiệu bản thân.
- Thảo luận nhóm đôi, đóng vai trong tình huống quen nhau
- GV và HS nhận xét
- GV giới thiệu thêm: Vào lớp 1, các em được làm quen với trường lớp, với bạn mới, ở trường được thầy cô dạy đọc, dạy viết, dạy làm toán, chỉ bảo mọi điều, được vui chơi cùng bạn bè.
- Lớp hát bài hát
- HS vỗ tay
- HS quan sát tranh trong SHS (trang 7)
- 2-3 HS trả lời.
- HS kể tên những phòng, những dãy nhà có trong trường mình.
- HS trao đổi ý kiến.
- Ví dụ: Đứng lên khi chào thầy, cô giáo bước vào lớp; giữ trật tự trong giờ học, giữ gìn vệ sinh chung,....động viên, lưu ý HS một số vấn đề về học tập và rèn luyện.
- HS quan sát tranh trong SHS (trang 7)
- 4, 5 HS trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm đóng vai trước cả lớp.
Tiết 2
4. Nối tiếp:
- Cho HS nghe bài: “Em yêu trường em” kết hợp với trò chơi truyền bút, khi bài hát kết thúc bút dừng ở bạn nào. Thì bạn đó nêu tên bạn ngồi bên cạnh mình.
+ Kể tên những đồ dung có trong bài hát.
- GV nhận xét
5. Làm quen với đồ dùng học tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các đồ dùng học tập.
- GV đọc tên từng đồ dùng học tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập:
+ Trong mỗi tranh, bạn HS đang làm gì?
+ Mỗi đồ dùng học tập dùng vào việc gì?
- Gọi HS nói về các đồ dùng của mình.
- GV và HS nhận xét
- GV chốt công dụng và hướng dẫn cách giữ gìn các đồ dùng học tập:
+ Phải làm thế nào để giữ sách vở không bị rách hay quăn mép?
+ Có cần cho bút vào hộp không? Vì sao?
+ Muốn kẻ vào vở, thì phải đặt thước như thế nào? 
+ Làm gì để thước kẻ không bị cong vẹo, sứt mẻ?
+ Khi nào cần phải gọt lại bút chì?
- GV và HS nhận xét.
- Cho HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập.
- HS nghe bài hát và thực hiện trò chơi
-HS nối tiếp kể
- HS quan sát tranh 
- 5-7 HS trình bày
- HS đưa ra đồ dùng học tập tương ứng.
- HS quan sát tranh , trao đổi theo nhóm.
VD: + Một bạn HS đang dùng SHS trong giờ học -> Sách để học
 + Một bạn cầm thứơc kẻ và kẻ lên giấy
-> Thước để kẻ.....
- 3, 5 HS nói về các đồ dùng học tập mà mình đang có.
- HS trả lời và ghi nhớ cách giữ gìn các đồ dùng học tập.
+Khi viết ngồi ngay ngắn, viết xong vở thì để gọn gàng.
+ Có. Vì cho bút vào hộp để kgông bị hỏng và khi cần thì có luôn.
+Đặt thước thẳng với đường kẻ của vở.
+ Khi dùng xong phải để gọn, cất vào hộp bút,...
+ Khi viết hết ngòi bút chì.
- Theo dõi
- HS thực hành
6. Củng cố
- Tổ chức cho HS giải câu đố về đồ dùng học tập (Có hình ảnh gợi ý).
- HS chú ý nghe và giải các câu đố
Câu đố: 
+ Áo em có đủ các màu
 Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng.
 Mỏng, dày là ở số trang
Lời thày cô, kiến thức vàng trong em.
+ Gọi tên, vẫn gọi là cây
Nhưng đây có phải đất này mà lên.
 Suốt đời một việc chẳng quên
Giúp cho bao chữ nối liền với nhau. 
+ Không phải bò
 Chẳng phải trâu
 Uống nước ao sâu
 Lên cày ruộng cạn.
+ Ruột dài từ mũi đến chân
 Mũi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo. 
+ Mình tròn thân trắng
Dáng hình thon thon
Thân phận cỏn con
Mòn dần theo chữ. 
+ Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Ở đâu mực dây
Có em là sạch. 
+ Cái gì thường vẫn để đo
 Giúp anh học trò kẻ vở thường xuyên? 
+ Quyển vở
+ Cái bút
+ Bút mực
+ Bút chì
+ Viên phấn
+ Cái tẩy
+ Cái thước kẻ
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại bài vừa học.
GV khuyến khích HS tìm thêm các đồ dùng học tập khác, chỉ ra công dụng của chúng và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
- Theo dõi
- HS nhắc lại nội dung vừa học
********************************************************
Tiết 4 Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS : 
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán 1.
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1.
- Làm quen với đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Tìm hiểu bài: 31’
* GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán :
- GV lấy SGK Toán
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi tiết học gồm 2 trang.
- GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4 phần : Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập.
- GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng dẫn cách giữ gìn.
* GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK Toán.
- GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô - bốt. Các nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia.
* GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1.
GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như :
- Đếm, đọc số, viết số.
- Làm tính cộng, tính trừ.
- Làm quen với hình phẳng và hình khối.
- Đo độ dài, xem giờ, xem lịch.
* GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm toán học và tự học.
* GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS
- GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán 
- GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen.
- HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Hôm nay các em học bài gì ?
- GV chốt kiến thức
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài : Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.
- HS lấy SGK.
- HS lấy SGK.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS quan sát
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
********************************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Toán:
CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 8, 9)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS: 
* Kiến thức :
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’
- HS nêu cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Tìm hiểu bài: 31’
* Khám phá : 
GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 8:
- Bức tranh 1: 
+ GV chỉ, giới thiệu : «Trong bể có một con cá »
+ GV chỉ, giới thiệu : «Có một khối vuông » 
+ GV viết số 1 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện.
- Bức tranh 2 :
+ GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào con cá thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Trong bể có hai con cá »
+ GV chỉ vào khối vuông thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào khối vuông thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Có hai khối vuông »
+ GV viết số 2 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện.
Bức tranh 3,4,5,6 : Tiến hành tương tự bức tranh 2.
* Hoạt động :
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu.
- GV đưa mẫu số 0, chỉ và giới thiệu: số 0 gồm có 1 nét cong kín. Số 0 cao 2 li, rộng 1 li.
- Viết số 0 :
+ GV viết mẫu số 0 (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết). GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm kết thúc.
+ HS viết bảng
- Viết số 1, 2, 3, 4, 5 : Thực hiện tương tự như viết số 0
- GV chốt kiến thức.
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu.
- Phần a) :
+ Bức tranh 1vẽ con gì ? Đếm và nêu kết quả.
+ Bức tranh 2, 3, 4, 5, 6 : Tiến hành tương tự bức tranh 1. GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Phần b) : 
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 3 bức tranh ?
+ Đếm số cá trong mỗi bể ?
- GV chốt kiến thức.
Bài 3 : 
- GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn : Đếm số lượng chấm tròn xuất hiện trên mặt xúc xắc rồi nêu số tương ứng
- GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Hôm nay các em học những số nào ?
- HS lên bảng viết các số hôm nay các em học ?
- GV chốt bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài Luyện tập (tr 10,11)
- 2 HS nêu
- HS nhận xét.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS đọc.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS đọc.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu, đọc.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát, nêu lại.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- Một số nhóm báo cáo.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nhắc lại.
- HS làm.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS lên bảng viết.
Tiếng việt
Tiết 2+3: LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1.Năng lực:
- Biết và thực hiện theo các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.
- Giúp các bạn khác rèn tư thế đứng khi đọc, viết, nói, nghe.
- Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc,viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học, bạn bè, thầy cô; nghiêm túc học tập.
II. Chuẩn bị
- Nắm vững các quy định về tư thế đứng khi đọc, viết, nói, nghe, hiểu thực tế để minh hoạ, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nói, nghe.
- Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe (về hiệu quả học tập, nhận thức, về sức khoẻ, )
III. Hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS chơi trò: “Khéo tay, hay làm” .
- GV chia lớp thành 3 đội chơi cùng thực hiện cầm thước đẻ kẻ những đường thẳng, cầm bút tô hình tròn, gọt bút chì.
- Đội nào làm đúng tư thế hơn, hoàn thành công việc sớm hơn, sẽ là đội chiến thắng. 
- Nhậ ... S về các con vật được minh hoạ trong mỗi bức tranh.
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh đầu tiên để kiểm tra lại đáp số được đưa ra trong SGK.
Bài 2:
-GV nêu yêu cầu
- GV yêu cầu thảo luận HS tìm phương án đúng
- Gv yêu cầu đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét kết quả nhóm bạn.
- GV nhận xét
- GV chốt: Các số ở hình đầu tiên xuất hiện theo thứ tự: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Các số ở hình tiếp theo xuất hiện theo thứ tự ngược lại: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. 
Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS đểm và ghi lại số chân của từng con vật, sau đó đếm số lượng các con vật có 6 chân rối nêu câu trả lời. Kết quả là: có 3 con vật có 6 chân.
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS xem tranh, đến rồi nêu kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp. 
- Nhận xét
- GV tổng kết bài học.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100
- Nghe lắng 
-HS viết
-HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS trả lời
- HS thực hiện
-HS lắng nghe và quan sát
-HS tìm
- HS nêu
- HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Làm bài trên phiếu học tập
- Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét.
- HS quan sát, nêu
- Đếm và so sánh theo yêu cầu
________________________________________________
Tiết 2+3 Tiếng Việt
E e Ê ê
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1.Năng lực:
+ Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm e,ê, đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm e,ê trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc
+ Viết:Viết đúng chữ e, ê; viết đúng các tiếng từ chứa e,ê
+ Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa e, ê; phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, bé, và bạn bè trong mối quan hệ với bố, bà và suy đoán nội dung tranh minh họa.
2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm e, ê
- Nắm vững cấu tạo, quy trình cách viết chữ ghi âm e, ê
- Hiểu về một số sự vật: bè, bé, bẽ
- Tranh trong SGK, chữ mẫu e ê
2. Học sinh
- Các kiến thức kinh nghiệm thực tế của các em
- Đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học
	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
1. Ôn và khởi động
- Cho HS đọc lại âm c và câu chứa âm c
- GV cho HS nghe lời bài hát: Em học chữ e, ê
- Các em hãy nhắc lại các âm, tiếng từ được nhắc đến trong bài
- GV nhận xét, giới thiệu bài e,ê.
2. Nhận biết
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì về bạn bè?
- GV chốt và nói câu về nội dung tranh theo SGK:
 Bé kể mẹ nghe về bạn bè.
- GV đọc mẫu, chú ý các cụm từ. GV nhấn vào các tiếng chứa âm e, ê, để gây chú ý cho HS phát hiện âm.
- Vậy trong câu có tiếng nào chứa âm e, ê ?
- GV giới thiệu và ghi chữ e, ê lên bảng.
3. Đọc
* Đọc âm
 Âm e:
- GV viết chữ e lên bảng, đọc mẫu
- GV gọi HS 
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
Âm ê: tương tự
* Đọc tiếng
- GV cho HS ghép tiếng bé, bế trên thanh gài
- GV ghi bảng, gọi HS đánh vần
- Gọi HS đọc trơn
- Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa e, ê
- Nhận xét
*Đọc từ ngữ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu từ: bè, bé, bế.
- GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn
- Nhận xét
4. Viết bảng
- GV treo mẫu chữ e, ê. Yêu cầu HS quan sát
+ Chữ e, ê được viết bởi những nét nào?
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết và cách viết chữ e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)
- Yêu cầu HS viết vào bảng con e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)
- Theo dõi, nhận xét.
 Hoạt động của học sinh
- Thực hiện theo hướng dẫn
- HS nghe
- HS trả lời: e, ê, bế, bé
- Cả lớp đọc theo ĐT
- HS nêu tiếng chứa âm e,ê
- Đọc thầm theo
- HS đọc CN- N- ĐT
- HS thực hiện
- Đọc CN- N -ĐT
- CN- ĐT
- HS thực hiện, nêu cách ghép.
- Đọc CN- ĐT
-HS quan sát.
- Trả lời theo gợi ý
-HS viết bảng con
Tiết 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)
- GV quan sát giúp đỡ học sinh
- Thu và nhận xét bài.
6. Đọc câu
- GV đọc mẫu “Bà bế bé”
- Yêu cầu HS tìm tiếng có âm e,ê và đọc
- Cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Tranh: Ai đang bế bé?
 Bé có thích không?..
- GV kết luận 
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS
- GV nêu câu hỏi lần lượt từng tranh
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu? Vào lúc nào?
+ Có những ai trong tranh?...
- GV chốt, thống nhất câu trả lời
VD: Tranh vẽ cảnh sân trường, vào giờ ra chơi
- GV cho HS thực hiện theo nhóm trả lời lại các câu hỏi trên
- GV nhận xét, tuyên dương
8. Củng cố
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét giờ học
- HS viết vở (chữ viết thường, cỡ chữ vừa)
- Nộp bài
- Lắng nghe
- Tìm và Đọc CN-N-ĐT
 Bà bế bé
- Thực hiện theo hương dẫn
- Nêu câu trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS chia nhóm và thực hiện
- Một số nhóm trình bày
- Nhận xét
-HS đọc lại toàn bài.
_____________________________________________
Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc âm e,ê các tiếng chứa âm e,e và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ đọc trơn được toàn bài
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
-gv cho cả lớp hát 1 bài
 Cho HS đọc lại âm đã học và từ ngữ chứa âm đã học
2. Đọc âm, tiếng, từ.
* Đọc âm
- GV viết các âm e,ê lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- GV gọi HS 
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc tiếng, từ ngữ
- GV cho HS ôn đọc lại các âm đã học
- GV gọi HS đọc trơn
- Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa âm e,ê đã học
- Nhận xét
* Đọc câu
- GV yêu cầu HS quan sát lại các câu trong bài e,ê đã học: 
 - GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn
- Nhận xét
(Trong hoạt động này GV có thể linh hoạt đặt thêm các câu hỏi để tương tác giữa GV-HS-HS-GV)
* Cho học sinh đọc, 
- GV quan sát giúp đỡ kèm cặp HS.
- GV nhận xét bài.
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
 Hoạt động của học sinh
- hs thực hiện
-Thực hiện theo hướng dẫn
- HS đọc CN-N-ĐT
- HS ghép lại và đọc
- HS đọc
- HS ghép và đọc CN- N- ĐT
- Cả lớp đọc theo ĐT
- Học sinh đọc
_____________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
Tiết 1+2 Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
1.Năng lực:
+ Đọc: Nắm vững cách đọc âm a,c,c,e,ê, thanh huyền, thanh sắc.đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm a, c, c, e, ê, thanh huyền, thanh sắc; trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ Viết: Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần, chữ đã học; phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”
+Nói và nghe: PT kĩ năng nghe, nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Búp bê và dế mèn; quan sát, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Qua câu chuyện, HS cũng được rèn luyện ý thức giúp đỡ việc nhà.
2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình, chăm làm việc nhà.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a, c, c, e, ê, và cách viết các chữ a, c, c, e, ê, thanh huyền, thanh; nghĩa của các từ ngữ: ba bà, ba bé, các bé, bê cá, bế bé trong bài học và cách giải thích nghĩa từ ngữ này.
2. Học sinh
- Các kiến thức kinh nghiệm thực tế của các em
- Đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học
	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
- Cho HS đọc lại âm đã học và từ ngữ chứa âm đã học
- GV nhận xét, giới thiệu bài e, ê.
2. Đọc âm, tiếng, từ.
* Đọc âm
- GV viết các âm a, b, c, e, ê lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- GV gọi HS 
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
* Ghép tiếng
- GV cho HS ghép âm đầu với nguyên âm được các tiếng ba, be, bê 
- GV ghi bảng , gọi HS đánh vần
- Gọi HS đọc trơn
- Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa e,ê
- Nhận xét
* Đọc từ ngữ
- GV yêu cầu HS quan sát nêu từ: ba bà, be bé, cá bé, bè cá, bế bé. 
- GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn
- Nhận xét
3. Đọc câu
- GV cho HS đọc thầm câu và tìm các âm đã học trong tuần.
- GV ghi bảng, đọc mẫu
- Gọi HS đọc thành tiếng cả câu
- Nhận xét
4. Viết 
- GV treo mẫu chữ số 6, 7, 8, 9, 10 và cụm từ bế bé. Yêu cầu HS quan sát.
- GV hướng dẫn cách tô vào vở tập viết
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Theo dõi, nhận xét.
 Hoạt động của học sinh
-Thực hiện theo hướng dẫn
- HS đọc CN-N-ĐT
- HS ghép
- HS đọc
- CN- N- ĐT
- Cả lớp đọc theo ĐT
- HS nêu tiếng chứa âm a, b, c, e, ê
- HS đọc CN- N- ĐT
- HS quan sát, nghe
- Viết bài
- HS thực hiện
Tiết 2
5. Kể chuyện
Câu chuyện: Búp bê và dế mèn
* GV kể chuyện, đặt câu hỏi và trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi
Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng hát
+ Búp bê làm những việc gì?
+ Lúc ngồi nghỉ búp bê nghe thấy gì?
Đoạn 2: tiếp cho đến tặng bạn đấy
+Tiếng hát búp bê nghe thấy là của ai?
+Vì sao dế mèn hát tặng búp bê?
Đoạn 3: Còn lại
+ Búp bê thấy thế nào khi nghe dế mèn hát?
* Học sinh kể chuyện
- GV yêu cầu HS quan sát tranh kể lại từng đoạn
- GV gọi một số HS kể theo đoạn, cả bài
- GV nhận xét, tuyên dương
6. Củng cố
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
- Nghe và trả lời câu hỏi
+ Bà quét nhà, rửa bát, nấu cơm.
+ Nghe thấy tiếng hát
+ Tiếng hát của dế mèn
+Vì thấy bạn bận rộn
+ Cảm thấy hết mệt
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Một số HS trình bày
- Nhận xét
-HS đọc lại toàn bài.
_________________________________________
Tiết 3: Toán 
 Bài : CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10
( TIẾT 3)
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
* Kiến thức
- Chọn số thích hợp và tìm câu trả lời đúng tương ứng với mỗi tranh.
- Vận dụng chơi trò chơi“ Nhặt trứng”
* Phát triển năng lực
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. 
 II. CHUẨN BỊ
 - Sách Toán 1.
 - Bộ đó dùng học Toán 1 của HS.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp học 
- Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100
- Nhận xét, chốt, chuyển
- GV yêu cầu cho HS viết vào bẳng con 6,7,8,9
- Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu 2. Các hoạt động dạy và học
Bài 1: 
- GV nên hỏi HS trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào. 
- GV có thể hướng dẫn cụ thể hơn về yêu cầu của để bài: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng.
- GV có thể chọn một, hai bức tranh để làm mẫu cho HS.
 Bài 2:
- GV hướng dẫn HS tìm ra phương án đúng bằng cách đếm thêm. 
- GV tổ chức trò chơi: Nhặt trứng Chuẩn bị: Xúc xắc, mô hình như SGK.
Cách chơi: - Chơi theo nhóm. Người chơi lắn lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. 
- Trò chơi kết thúc khi lấy được 6 quả trứng. Lưu ý: Để phân biệt quả trứng đã lấy, GV nên hướng dẫn HS sử dụng hai loại bút chì màu khác nhau để đánh dấu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp. 
- Nhận xét
- GV tổng kết bài học.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100
- Nghe lắng 
-HS viết
-HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS thực hiện
-HS lắng nghe và quan sát
-HS lắng nghe
- HS chơi
-HS lắng nghe, thực hiện
- Đếm và so sánh theo yêu cầu
________________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx