Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Sổ

I. MỤC TIÊU:

HS có khả năng:

- Nhận biết được cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà và nơi

công cộng.

- Thực hiệ được các hành vi an toàn cho bản thân phù hợp với lứa tuổi.

- Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh hành động để đáp ứng với sự thây đổi, phẩm

chất và trách nhiệm với bản thân

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

+ GV phổ biến công việc tuần mới.

* Tìm hiểu luật giao thông.

GV nêu vấn đề: Phổ biến luật giao thông kết hợp với tranh và một số biển báo.

- GV đưa câu hỏi để các em trả lời

- HS đưa ra ý kiến.

- GV tổng hợp bổ sung.

- Giải thích cho HS hiểu.

* Tìm hiểu những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà và nơi công cộng.

 

doc 204 trang trithuc 17/08/2022 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Sổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Sổ

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Sổ
TUẦN 16
Ngày soạn: 14/ 12/2020 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
AN TOÀN CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
I. MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
- Nhận biết được cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà và nơi
công cộng.
- Thực hiệ được các hành vi an toàn cho bản thân phù hợp với lứa tuổi.
- Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh hành động để đáp ứng với sự thây đổi, phẩm
chất và trách nhiệm với bản thân
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.
+ Đứng nghiêm trang.
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
+ GV phổ biến công việc tuần mới.
* Tìm hiểu luật giao thông.
GV nêu vấn đề: Phổ biến luật giao thông kết hợp với tranh và một số biển báo.
- GV đưa câu hỏi để các em trả lời
- HS đưa ra ý kiến.
- GV tổng hợp bổ sung.
- Giải thích cho HS hiểu.
* Tìm hiểu những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà và nơi công cộng.
* Điều chỉnh bổ sung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
 BÀI 71: ƯƠC, ƯƠT
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươc, ươt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươc, ươt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươc, ươt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươc, ươt.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươc, ươt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh, chữ mẫu,...
2. Học sinh : Bảng con, BĐD,
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Hà ước/ được lướt/ sóng biển.
- GV gìới thiệu các vần mới ươc, ươt. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GV gìới thiệu vần ươc, ươt.
 + GV yêu cầu một số (2-3) HS so sánh vần ươc, ươt để tìm ra điểm gìống và khác nhau. GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần
 + GV đánh vần mẫu các vần ươc, ươt.
+ GV yêu cầu một số (4-5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ươc.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ c, ghép t vào để tạo thành ươt.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV gìới thiệu mô hình tiếng được. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng được.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng được .Lớp đánh vần đồng thanh tiếng được.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng được. Lớp đọc trơn đống thanh tiếng được.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần ươc, ươt.
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: thước kẻ, dược sĩ, lướt ván. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn chong chóng
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ thước kẻ xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần ươc trong thước kẻ, phân tích và đánh vần tiếng thước, đọc trơn thước kẻ. GV thực hiện các bước tương tự đối với dược sĩ, lướt ván
 - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đổng thanh một lần,
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươc, ươt. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươc, ươt.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươc, ươt, dược, lướt. (chữ cỡ vừa). 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- Hs chơi.
- HS trả lời.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc.
- Hs lắng nghe và quan sát.
- Hs lắng nghe.
- HS tìm.
- HS lắng nghe.
- HS đánh vần tiếng mẫu.
- Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- HS tìm.
- HS ghép.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
- HS đánh vần, lớp đánh vần.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS tự tạo.
- HS phân tích.
- HS ghép lại.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS nói.
- HS nhận biết.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS quan sát.
- HS viết.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV cho HS luyện viết hạ cỡ chữ. Việc hạ cỡ chữ được tiến hành theo hai hình thức: 
1. viết các chữ cái cỡ nhỏ theo bốn nhóm chữ nhóm 1: i, t, u, tư, , , P; 
nhóm 2: r, s, v, c, x, e, ê;
 nhóm 3: 0, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, 
nhóm 4: 1, b, h, k, y,g. q); 
2) viết vần, từ ngữ song song hai cỡ chữ (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ). 
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các từ ngữ thước kẻ, lướt ván. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
 6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươc, ươt.
- GV yêu cầu một số (45) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rối cả lớp đọc đống thanh những tiếng có vần ươc, ươt trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi HS một cầu), khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Nam mơ ước làm những nghề gì?
+ Em có thích làm những nghề như Nam mơ ước không?
 7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
Hãy nói về nghề nghiệp của những người trong tranh?
 Nhiệm vụ của bác sĩ, phi công, kiến trúc sư, thấy gìáo là gì? (Chữa bệnh cho mọi người; lái máy bay; vẽ thiết kế những ngôi nhà; dạy học)
 8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần ươc, ươt và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các văn ac, ắc, đc và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc .
- HS xác định .
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tìm.
- HS lắng nghe.
* Điều chỉnh bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 4: Đạo đức	
 BÀI 15: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mụctiêu:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp.
Biết được vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp.
Bước đầu hình thành được một số nền nếp gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em ngoan hơn búp bê” - sáng tác: Phùng Như Thạch),... gắn với bài học “Gọn gàng, ngăn nắp”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em ngoan hơn búp bê"
GV tổ chức cho HS hát bài “Em ngoan hơn búp bê”.
GV đặt câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát ngoan hơn búp bê?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã biết cởi áo bông trước khi đi ngủ, ngồi xong xếp ghế, bạn đã có thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Khám phá
Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp
GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp?” lên bảng, giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nào gọn gàng, ngăn nắp?
+ Vi sao phải gọn gàng, ngăn nắp?
GV lắng nghe câu trả lời:
+ Tranh 1: Khi ở nhà, bạn gái sắp xếp sách vở gọn gàng trên giá sách, mỗi khi cần dùng sách gì thì bạn tìm thấy ngay.
+ Tranh 2: Khi ở trường, bạn trai sắp xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp trên bàn, sách vở phẳng phiu, đồ dùng không bị rơi, gãy. Bạn gái để sách vở bừa bộn, đổ dùng học tập mỗi thứ một nơi. Mỗi khi sử dụng mất nhiều thời gian tìm, đồ dùng dễ bị gãy, hỏng.
GV khen ngợi những em có câu trả lời đúng và hay.
Kết luận: Em cần gọn gàng ngăn nắp mọi lúc, mọi nơi. Sự gọn gàng, ngăn nắp giúp em thấy thứ mình cần nhanh hơn, an toàn cho bản thân và người khác đồng thời sẽ giúp em giữ gìn đổ dùng, đồ chơi bển, đẹp,...
Hoạt động 2 Khám phá những việc cần làm để luôn gọn gàng, ngân nắp
GV đặt câu hỏi: “Em cần làm gì để sách vở, đổ dùng luôn gọn gàng, ngăn nắp?”
GV gọi một số HS phát biểu, sau đó nhận xét, bổ sung, khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng; chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.
Kết luận: Để luôn gọn gàng, ngăn nắp em cần sắp xếp: đổ dùng, đổ chơi, sách vở, dụng cụ học tập... đúng nơi quy định. Gọn gàng, ngăn nắp giúp em rèn luyện thói quen tốt trong cuộc sổng.
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định việc nên làm và việc không nên làm
Cách 1: GV chỉ vào tranh, yêu cẩu HS thảo luận theo nhóm (từ	 4-6HS),để chọn cách làm đúng bằng cách dán sticker. Sau đó, mời đại diện nhóm lên thực hiện, nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
Cách 2: Có thể chia nhóm nhỏ từ 4 - 6 HS và tổ chức cho các em chơi trò “Ai nhanh, ai khéo”. GV phát cho mỗi đội một bộ tranh giống như trong SGK (cỡ lớn hơn), hướng dẫn từng  ... đúng, ô tảng một bài thơ, hiệu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vẫn với nhau, củng cố kiến thức về vấn; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vấn và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. 
II.Chuẩn bị:
 1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vấn, nhịp và nội dung của bài thơ Bạncủa gió; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( lúa, hoài, vòm lá, biếc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. 
2. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính phần mểm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. 
III Hoạt động dạy hoc:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. 
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
 a . Tranh về những vật gì ? 
b . Nhờ đâu mà những vật đó có thể chuyển động. 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Bạn của gió. 
- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời.
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi , Các HS khác Có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS nghe.
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngất nghi đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( lúa, hoài, buồn, buồn, nước, thiếc). 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đang đóng thu, pho dòng thơ lớn ? 
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ. 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khố, 2 lượt. 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( lùa: luồn qua nơi có chỗ trống hẹp; hoài: mãi không thôi, mãi không dứt; vòm lát nhiều cảnh lá trên cây đan xen nhau tạo thành hình khum khum úp xuống, biếc: xanh, trông đẹp mắt). 
+ HS đọc từng khổ thơ. 
+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khố thờ . Các bạn nhận xét , đánh giá . 
- HS đọc cả bài thơ. 
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ. 
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 
- HS đọc khổ thơ.
- HS đọc thành tiếng.
3. Tìm trong hai khổ thơ cuối những tiếng cùng vần với nhau
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại hai khổ thơ cuối và tìm tiếng củng vấn với nhau.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả . GV và HS nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời ( khỉ - đi, lả - cả - ra, giỏ - gõ, vắng – lặng - chủng , im - chim). 
- HS viết những tiếng tìm được vào vở.
- HS trình bày kết quả.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
 a. Ở khổ thư thứ nhất , gió đã làm gì để tìm bạn ?
 b. Gió làm gì khi nhớ bạn ?
 c. Điều gì xảy ra khi gió đi vắng ?.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. 
 - GV và HS thống nhất câu trả lời.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
5. Học thuộc lòng 
- GV treo bảng phụ bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoả ! che dẩn một số từ ngữ trong khổ thơ này cho đến khi xoá / che hết .. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng khổ thơ.
- HS đọc thành tiếng bài thơ . 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá, che dần.
6. Trò chơi Tìm bạn cho gió ( Mục tiêu là mở rộng và tích cực hoả vốn từ cho HS, bước đầu tạo ấn tượng về cách gieo vần). 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. 
- GV chuẩn bị sẵn thẻ tử. 
- Hướng dẫn HS chọn các thẻ từ. 
 Mẫu: Gió thổi / Mây bay Chong chóng xoay Cánh diều bay trong gió, ... 
- HS làm việc nhóm.
- HS chọn.
7. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
* Điều chỉnh, bổ sung: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CM – BGH
...............................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................................................................................
................................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................
......................................................................................................................
...........................................................
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN, LẬP KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 5 “Quý trọng bản thân” .
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
* Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).
- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
- CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.
- CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.
- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời).
- CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.
- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
- HS hát một số bài hát.
- Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo CTHĐ.
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
Gv yêu cầu HS chia sẻ :
- Những điều em đã học hỏi và cảm nhận được trong Ngày hội Vì sức khỏe học đường.
- Những việc đã làm được ở gia đình để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cảm nhận của bản thân khi làm được những việc đó.
- Chơi trò chơi, học múa hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
Đánh giá:
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
- Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+ Tự làm được những việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày.
+ Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ.
+ Tự giác thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên.
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung :
+ Có chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao không.
+ Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS.
- HS tự đánh giá.
- HS đánh giá lẫn nhau.
- HS theo dõi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc