Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10 (Bản hay)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
-Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước.
- Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Sử dụng phương tiện và công cụ học toán, Giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
+ Sợi dây, thước thẳng.
+ Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật,.
- HS: Thước thẳng có chia vạch cm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10 (Bản hay)
TUẦN 10 Bài 24: LUYỆN TẬP CHUNG ( 2 Tiết ) Ngày dạy:12-15/11 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán. - Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; các thẻ chữ số 3, 3, 8; bảng nhóm. - HS: Bộ đồ dùng học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn” GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài vào vở - Mời 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương - YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Bài 2: - Gọi HS nêu YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Để điền được số vào ô trống, con cần làm gì? - YC HS làm bài vào VBT Toán. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - HDHS phân tích bài toán. - YC HS giải bài toán vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài tập. - Mời 3 HS đóng đọc lời của Mai, Nam và Rô-bốt. - Đưa ra câu hỏi: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nhãn vở của Rô-bốt? a. 32 – 17 b. 62 – 42 c. 51 -33 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài tập. - YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Vận dụng: - Nhận xét giờ học. - Tham gia trò chơi. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách đặt tính, cách tính. Lớp NX, góp ý. - Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá. - 2 -3 HS nêu. - HS trả lời. - HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng nhóm. - Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. - Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - 3 HS thực hiện. - HS thảo luận, tìm câu trả lời. - Lớp NX, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn. - HS chia sẻ. I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn” GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm bài vào vở - Mời 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương - YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Chiếu hình ảnh BT 2. - Cần tính tổng của những số nào? - Cần thực hiện phép tính nào? - YC HS làm bài vào vở. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - HDHS phân tích bài toán. - YC HS giải bài toán vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài tập. - Để tìm được số ở ô có dấu “?”, cần làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh TL nhóm theo bàn để tìm câu trả lời. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài tập. - YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương . 3. Trò chơi “Cặp tấm thẻ anh em”: - Nêu tên trò chơi. - HD cách chơi. - Cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người. - Quan sát, cổ vũ, động viên học sinh. 4. Vận dụng: - Nhận xét giờ học. - Tham gia trò chơi. - 2 -3 HS đọc. - HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách cách tính. Lớp NX, góp ý. - Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá. - 2 -3 HS đọc. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. - Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. - Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận, tìm câu trả lời. - Lớp NX, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn. - HS chia sẻ - Nghe HD cách chơi. - Các nhóm chơi trò chơi. Bài 25: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG ( 2 Tiết ) Ngày dạy: I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan. -Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan. - Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước. - Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Sử dụng phương tiện và công cụ học toán, Giao tiếp và hợp tác. - Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. + Sợi dây, thước thẳng. + Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật,... - HS: Thước thẳng có chia vạch cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Đưa ra sợi dây, mời 2 HS lên cầm 2 đầu sợi dây và kéo căng. - Đưa ra thước thằng - Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: - GV cho HS mở sgk/tr.98: - YC HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bóng nói của Mai, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hói sau: + Trên bảng có những gì? + Đầu mỗi chiếc đinh là gì? Dây treo cờ là gì? - Mời một số HS nêu câu trả lời của mình. - Chỉ vào hình và chốt: Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểm, dây treo cờ là một đoạn thẳng. - Vẽ các điểm A, B, C lên bảng, HD HS cách ghi tên điểm, các đọc tên điểm. - Nối điểm B với điểm C. - YC HS dựa vào lời của Rô-bốt và cho biết ta được gì? - Chốt kiến thức: Nối điểm B với điểm C ta được đoạn thẳng BC. - Chỉ vào hình, YC HS đọc tên đoạn thẳng. - YC 2 HS lên kéo căng sợi dây: + Mỗi đầu sợi dây là gì? + Sợi dây là gì? - YC HS hoạt động nhóm 4 tìm các ví dụ về điểm, đoạn thẳng. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - NX, tuyên dương HS. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:Làm tương tự bài 1. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS quan sát mẫu và HD: + Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt thước như thế nào? + Điểm A trùng vạch số nào? Điểm B trùng vạch số nào? + Đoạn thẳng AB dài mấy cm? + YC HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng trong VBT Toán. - YC HS đổi vở, kiểm tra chéo bài làm của nhau. - Mời HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Vận dụng: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về điểm, đoạn thẳng trong lớp, ở nhà, ... - Nhận xét giờ học. - Quan sát - HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời. - Lớp NX - HS đọc tên các điểm. - 2 -3 HS trả lời - 1-2 HS trả lời. - HS đọc tên hình. - HS trả lời - Làm việc theo nhóm, tìm ngay trong lớp học các ví dụ về điểm, đoạn thẳng. - 2 -3 nhóm trình bày, lớp NX. - 2 HS đọc - Các nhóm làm việc - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Quan sát, trả lời câu hỏi. - Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng. - Kiểm tra và góp ý cho nhau. I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. - Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: - GV cho HS mở sgk/tr.100: - YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Việt, trả lời CH: + Tranh vẽ những gì? + Vạch kẻ đường có dạng gì? Cầu vồng có dạng gì? + Hãy đọc tên các điểm có trong hình vẽ. + Nối điểm A với điểm B ta được gì? - GV giới thiệu: Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB. - Cho HS đọc tên đường thẳng AB. + Ba điểm M, N, P cùng nằm trên đường thẳng nào? - Chỉ vào hình và chốt: Ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hang. - Trên bảng vẽ đường cong nào? - Đưa ra các đồ vật có dạng đường cong cho HS nhận biết. - Vẽ thêm một số đường thẳng, yêu cầu HS đọc tên các đường thẳng đó. - YC HS thảo luận nhóm bàn, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - NX, tuyên dương HS. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:- Gọi HS nêu YC bài. - YC HS làm bài vào VBT - Mời một số HS chia sẻ bài làm trước lớp, giải thích rõ vì sao lại điền Đ hoặc S. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3:- Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm việc theo nhóm bàn. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung. - Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn: Bài 4:- Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm việc theo nhóm 4. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung. - Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 5. Vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - Quan sát, nhận dạng các đường thẳng, đường cong có trong thực tiễn cuộc sống. - Nhận xét giờ học. - HS quan sát, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời - Lớp NX. - HS đọc tên các điểm. - 2 -3 HS trả lời - 1-2 HS trả lời. - HS đọc tên hình. - HS trả lời - 2 HS trả lời. - HS quan sát,nhận biết đường cong. - HS đọc tên các đường thẳng vừa vẽ. - Các nhóm làm việc - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Quan sát, trả lời câu hỏi. - 2 HS nêu. - HS làm bài. - 2 HS chia sẻ trước lớp - 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Các nhóm thực hiện yêu cầu. 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý. Bài 26: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, HÌNH TỨ GIÁC ( 2 Tiết ) Ngày dạy: I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết được đường gấp khúc thong qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó. - Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản lien quan đến các hình đã học. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học. - Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; + Một số vật dụng có dạng hình chữ nhật, hình vuông. - HS: Bộ đồ dùng học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên các đoạn thẳng đó. - NX - Ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: 2.1. Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc: - GV cho HS mở sgk/tr.102: - YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Rô-bốt, thảo luận nhóm theo bàn trả lời CH: + Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Có dạng hình gì? + Trên bảng có đường gấp khúc nào? + Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng? + Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm? + Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì? - Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV chốt kiến thức. 2.1. Hình tứ giác: - YC HS quan sát hình trong SGK, đọc lời của các nhân vật - Đưa ra một số hình tứ giác khác nhau: + Đây là hình gì? - YC HS hoạt động nhóm 4, lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán. - Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm. - YC HS tìm những đồ vật có dạng hình tứ giác có ở lớp. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Thảo luận, nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình. - Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:Làm tương tự bài 1. - Khi HS nêu kết quả, GV YC HS chỉ vào từng hình tứ giác. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm bài vào VBT - Mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Vận dụng: - Hôm nay em học bài gì? - Quan sát, nhận dạng các đường gấp khúc, các hình tứ giác có trong thực tiễn cuộc sống. - Nhận xét giờ học. - Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX. - HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời - Lớp NX. - Đại diện 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác NX, bổ sung. - HS làm việc CN. - HS nêu tên các hình. - Các nhóm hoạt động, mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn. - Quan sát, thực hiện yêu cầu. - 2 HS đọc. - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc - HS làm bài. - 2 HS chia sẻ trước lớp
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx