Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1/ Kiến thức ,kĩ năng

 - Thực hiện được phép cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.

 + Đặt tính theo cột dọc

 + Tính từ phải sang trái, lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

 2/ Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, phân tích tình huống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK,Bộ ĐDHT

 

docx 20 trang trithuc 15/08/2022 7762
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10

Giáo án Toán Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 10
TOÁN( Tiết 46)
BÀI 18: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1/ Kiến thức ,kĩ năng
- Nhận biết ,cảm nhận được về khối lượng ,dung tích ;thực hiện được các phép tính cộng trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l).
-Vận dụng giải các bài tập ,các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vi đo ki –lô-gam và lít.
 2/ Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu.
a/ Ôn bài cũ.
- Gv gọi 1 học sinh lên làm bài
+ Học sinh cả lớp làm vở nháp.
Bài 5: Dùng ca 1 lít, múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô mau vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ. Hỏi cả hai xô có bao nhiêu lít nước?
- Gv , học sinh nhận xét chốt lại bài giải đúng.
 Bài giải
Cả hai xô có số lít nước là:
 3 + 5 = 8 ( lít)
 Đáp số: 8 lít nước
- Gv nhận xét phần bài cũ.
a/ Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về số đo khối lượng và dung tích
- GV ghi tên bài: Luyện tập chung
+ Hai học sinh nhắc lại đề bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
Bài 1:Tính 
- GV HDHS tính đúng kết quả các phép tính với số đo kg và số đo l. 
- GV cho HS hoạt động theo cặp đôi, đổi chéo bài để kiểm tra bài của nhau.
- HS làm việc trong nhóm 2, một bạn nêu phép tính, một bạn nêu đáp án, sau đó đổi lại để kiểm tra chéo bài cho nhau.
- GV cho HS nối tiếp báo cáo kq. 
- HS nối tiếp báo cáo kết quả
- GV nhận xét chung cả lớp. 
- HS cùng GV nhận xét, góp ý.
a)
40 kg + 20 kg = 60 kg
8 kg + 5 kg = 13 kg
25 kg + 31 kg = 56 kg
60 kg – 40 kg = 20 kg
13 kg – 8 kg = 5 kg
56 kg – 31 kg = 25 kg
b/ 30 l + 10 l = 40 l
7 l + 6 l = 13 l
45 l + 23 l = 68 l
40 l – 10 l = 30 l
13 l – 7 l = 6 l
68 l – 23 l = 45 l
Bài 2/ Số?
- GV nêu bài tập 2 là câu chuyện vui: Các bạn thỏ gà, chó, thỏ chơi cầu thăng bằng. Đầu tiên, thỏ và gà cùng chơi, bên đầu của gà vẫn bị bổng lên, thế là gà gọi thêm một bạn của mình cùng đứng lên và rồi cầu đã thăng bằng. Sau đó, chó và thỏ cùng chơi, kết quả hai bạn thỏ mới thăng bằng được với chó. Vậy đó các bạn, 1 con thỏ nặng bằng mấy con gà? Một con chó nặng bằng bao nhiêu con gà?
- HS quan sát hình, lắng nghe GV kể chuyện.
- HS trao đổi nhóm 4 để giải quyết tình huống mà GV đưa ra:
- Đại diện các nhóm nêu đáp án.
Lưu ý: HS chỉ cần trả lời, chẳng hạn: Con thỏ nặng bằng 2 con gà, viết số 2 vào ô có dấu “?” (câu a) hoặc con chó nặng bằng 4 con gà, viết số 4 vào ô có dấu “?” (câu b). 
- GV có thể hỏi tại sao biết được như vậy để HS giải thích (nếu cần).
- HS giải thích và nêu suy luận tại sao lại tìm được đáp án đó.
VD: 1 con thỏ nặng bằng 2 con gà nên 2 con thỏ nặng bằng 4 con gà (2 + 2 = 4). Mà 1 con chó nặng bằng 2 con thỏ. Vậy 1 con chó nặng bằng 4 gà 
- Lớp nhận xét, đối chiếu.
Bài 3: Tại cửa hàng xăng dầu, một người đi ô tô vào mua 25 lít xăng, một người đi xe máy vào mua 3 lít xăng. Hỏi cả hai người mua bao nhiêu lít xăng?
- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.
- HS quan sát tranh, đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Tại cửa hàng xăng dầu, một người đi ô tô vào mua 25 lít xăng, một người đi xe máy vào mua 3 lít xăng.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Hỏi cả hai người mua bao nhiêu lít xăng.
- GV bao quát lớp làm bài vào vở ô li.
- HS làm bài cá nhân trong vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe và cùng sửa
- Gv chốt lại bài giải đúng
Bài giải
Số lít xăng cả hai người đã mua là:
25 + 3 = 28 (1)
Đáp số: 28 lxăng.
Bài 4: Gv đưa hình bài 4/ 71 cho học sinh quan sát
- Cho HS quan sát các túi gạo. HD các em bằng cách thử chọn, tìm ra các túi gạo thích hợp đối với yêu cầu rồi trả lời mỗi câu hỏi a và b trong bài tập. 
- HS nghe HD và tìm ra đáp án.
- Câu a: GV có thể gợi ý (nếu cần) hai số nào trong các số ghi ở các túi có tổng bằng 13.
- HS quan sát lựa chọn, nhẩm tính trong số ki lô gam ở các túi chỉ tìm được 2 túi 6 +7 = 13. Vậy lấy ra hai túi gạo 6 kg và 7 kg sẽ được 13 kg gạo. 
- Câu b: GV có thể gợi ý (nếu cần). 
- HS thử chọn, ba số nào trong các số ghi ở các túi gạo có tổng bằng 9. HS quan sát, thử chọn, tìm được 2 + 3 + 4 = 9 và lấy ra 3 túi 2 kg, 3 kg, 4 kg....
- GV hỏi những câu khác tương tự (thay đổi số) để phát triển tư duy của HS.
VD: “Lấy nguyên hai bao nào để được 10 kg gạo?”
+ Có hai đáp số là: 6 + 4 và 3 + 7.
“Lấy ra ba bao nào để số gạo còn lại ở hai bao là 9kg?”.
+ còn lại bao 7 kg và 2 kg, lấy ra ba bao 4 kg, 6 kg và 3 kg hoặc còn lại bao 6 kg và 3 kg, lấy ra ba bao 2 kg, 4 kg và 7kg.
- Gọi 2-3 HS nêu câu trả lời, GV hỏi HS giải thích.
- HS chữa bài, nhận xét.
3/ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- HS nhắc lại tên bài.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- HS nêu cảm nhận của mình.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
..............................................& ................................................
TOÁN: ( Tiết 47)
 BÀI 19 : PHÉP CỘNG ( có nhớ ) 
SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1/ Kiến thức ,kĩ năng
 - Thực hiện được phép cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái, lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
 2/ Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, phân tích tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK,Bộ ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu.
a/ Ôn bài cũ:
- Gv gọi học sinh lên bảng làm bài.
- 1 em lên làm bài trên bảng, lớp làm vở nháp.
Bài 3/ 71 : Bài giải
Số lít xăng cả hai người đã mua là:
25 + 3 = 28 (1)
 Đáp số: 28 lxăng.
- Gv, học sinh cùng sửa bài và nhận xét.
+ Học sinh chữa bài 
b/ Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
c/ Giới thiệu bài:
- GV kết nối vào bài: Bắt đầu từ tiết học này chúng ta học sang một chủ đề mới: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100. Tiết 1 của chủ đề là Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100).
- GV ghi tên bài: Bài 19: Phép cộng...
+ 2 học sinh nhắc lại đề bài.
2. Hoạt động khám phá.
- GV cho HS quan sát tranh SGK trang 72 và dẫn dắt câu chuyện: “Trong tranh có ba nhân vật: chị kiến, anh ve sầu và Rô-bốt. Ve sầu hết gạo ăn nên vay của kiến. Sau một thời gian, ve sầu trả nợ cho kiến”. 
- HS lắng nghe câu chuyện.
- GV gọi một HS đọc lời thoại của kiến và một HS đọc lời thoại của ve sầu. 
- HS quan sát tranh và đọc lời thoại của Kiến và Ve sầu.
- GV đặt câu hỏi cho HS: 
- HS trả lời câu hỏi để khám phá kiến thức mới:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán cho biết Kiến có 35 hạt gạo, Ve sầu trả nợ cho Kiến 7 hạt gạo. 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán hỏi Kiến có tất cả bao nhiêu hạt gạo?
+ Muốn biết kiến có bao nhiêu hạt gạo, phải làm phép tính gì? 
+ Muốn biết kiến có bao nhiêu hạt gạo, phải làm phép tính cộng.
- GV tóm tắt lại dữ kiện và giả thiết của bài toán, chẳng hạn: “Kiến có 35 hạt gạo. Ve sầu trả cho kiến 7 hạt gạo. Như vậy ve sầu sẽ có bao nhiêu hạt gạo?”. Ta cùng nhau thực hiện phép cộng “35 + 7” để tìm ra đáp án. 
- GV sử dụng que tính để minh hoạ phép cộng. GV giải thích cấu tạo các số 35 và 7 qua câu hỏi gợi ý:
- HS quan sát GV minh họa bằng que tính.
+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Nêu cách lấy ra 35 que tính. 
+ Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị. Ta lấy 3 bó một chục và 5 que tính rời.
+ Lấy tiếp cho cô 7 que tính rời xếp bên dưới 5 que tính rời của số 35.
- HS lấy và xếp que tính theo yêu cầu của GV.
- GV cho HS tự thao tác gộp và đếm có tất cả bao nhiêu que tính.
- HS gộp và nêu cách đếm để tìm ra kết quả. 
- GV nhận xét, chốt cách làm thuận tiện nhất và minh họa trên máy chiếu thao tác gộp để tìm ra kết quả là 42 que tính và điền số vào bảng cộng.
+ Học sinh theo dõi gv thao tác trên màn hình.
- Gộp 5 que tính với 7 que tính được 12 que tính. Thay 12 que tính rời bằng 1 bó 10 que tính và 2 que tính. Viết số 2 ở cột đơn vị của kết quả. 
+ Sau đó, gộp 1 bó gồm 10 que tính (1 chục que tính) với 3 bó 10 que tính được 4bó 10 que tính, viết số 4 ở cột chục của kết quả.
- GV kết luận kết quả phép cộng là 42. 
- GV nêu câu trả lời: “Bạn ve sầu có 42 hạt gạo” 
- GV hướng dẫn kĩ thuật đặt tính rồi tính phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số như trong SGK.
+ GV cho HS nêu lại cách đặt tính rồi tính số có hai chữ số với số có 1 chữ số.
- HS nêu lại cách đặt tính.
+ Cho HS dựa vào cách đặt tính đã biết, tự đặt tính trên bảng con 35+ 7.
- HS đặt tính trên bảng con và tính.
- Nếu HS khá, cho các em tự viết kết quả. GV hỗ trợ HS yếu.
- GV cho học sinh nêu cách làm của mình.
- HS nêu cách làm của mình.
- GV chốt cách đặt tính rồi tính (có nhớ):
+ B1: Đặt tính thẳng cột, đơn vị với đơn vị, chục thẳng chục, đặt dấu cộng giữa hai số và dùng thước kẻ vạch ngang.
+ Bước 2: Tính từ phải qua trái.
- 3 - 4 HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
* Lưu ý có nhớ sang hàng chục.
* Hoạt động:
Bài 1: SGK/ 72: Tính
+ Học sinh mở sách GK/ 72
- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 1. 
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu hs làm bảng con.
+ Hs làm bài cá nhân vào bảng con.
- GV và học sinh nhận xét chốt lại đáp án đúng.
- Gv cho hs nhắc lại kĩ thuật tính phép cộng (có nhớ).
+ Hai hs nhắc lại các bước đặt tính.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
35 + 6 47 + 8 89 + 2 63 + 9
- Gọi học sinh đọc đề.
+ 1 học sinh đọc đề toán.
- Cho học sinh nêu các bước đặt tính
+ 1 học sinh nêu.
- GV cho học sinh làm vào vở 2
+ 2 học sinh làm bài trên bảng lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét. Chốt lại đáp án đúng
35 + 6 47 + 8 89 + 2 63 + 9 
Bài 3: SGK/ 73: Mỗi chum đựng số lít nước là kết quả của phép tính ghi trên chum. Hỏi chum nào đựng nhiều nước nhất?
- GVHDHS thực hiện lần lượt ba phép cộng với số đo lít ghi trên các chum và trả lời kết quả. 
- HS làm vào nháp rồi trả lời kết quả.
- GV cùng học sinh nhận xét bài của bạn.
59 l + 9 l = 68 l 
61 l + 9 l = 70 l 
57 l + 4 l = 61 l
- Nếu có thời gian, GV có thể kể câu chuyện ẩn sau bức tranh minh hoạ. Chẳng hạn: “Quạ đang khát nước. Chó mang gáo đến để múc nước cho quạ. Chum nào nhiều nước nhất thì dễ múc nước nhất”. 
3/ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- HS nhắc lại tên bài.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
..............................................& ................................................
TOÁN (tiết 48)
 BÀI 19 : PHÉP CỘNG ( có nhớ ) 
 SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1/ Kiến thức, kĩ năng.
 -Thực hiện được phép cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái, lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục v ... 3 + 7 = 30; 15 + 5 = 20
Bài 4: Chọn kết quả đúng.
- Gv cho hs đọc đề bài.
+ 1 học sinh đọc đề
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
+ Chọn kết quả đúng.
- GV hỏi: Để thực hiện phép tính có 2 dấu cộng ta thực hiện như thế nào? 
- Thực hiện từ trái sang phải
- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại kết quả đúng.
a/ 28 + 9 + 2 = ?
A/ 37 B/ 39 C/ 30
b/ 45 + 5 + 8 = ?
A/ 58 B/ 48 C/ 68
Bài 5: Tính tổng các số trên những hạt dẻ mà chú sóc nhặt được trên đường về nhà.
 ( Học sinh quan sát tranh trong sách GK)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-HS đọc
- GV yêu cầu HS tìm và vẽ đường đi về nhà cho chú Sóc
- GV yêu cầu HS tìm các số ghi trên mỗi hạt dẻ mà chú Sóc nhặt được trên đường đi về nhà.
- 38 ,9, 5
- GV yêu cầu HS viết phép tính cộng các số đó và tìm kết quả
38 + 9 + 5 =52
-HS nhận xét
-GV nhận xét,tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
+ Học sinh nêu đề bài.
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Nêu cách đặt tính?
+ Hs nêu
+ Để thực hiện phép tính có 2 dấu cộng ta thực hiện như thế nào?
+ Nêu các bước giải toán có văn?
-GV nhận xét giờ học
-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
..............................................& ................................................
Toán ( Tiết 50)
 PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số:
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học
2/ Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK. Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Hoạt động mở đầu:
- Ôn bài cũ.
Bài 4/ 75 SGK: Chọn kết quả đúng.
- Gv gọi 1 học sinh lên bảng
+ Cả lớp làm vở nháp.
a/ 28 + 9 + 2 = ?
A/ 37 B/ 39 C/ 30
b/ 45 + 5 + 8 = ?
A/ 58 B/ 48 C/ 68
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại kết quả đúng.
+ Học sinh sửa bài nếu sai.
- GV kết nối vào bài mới: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.
+ HS nhắc lại đề bài
2/ Hoạt động khám phá.
- GV cho HS quan sát tranh/ 76
- HS quan sát tranh, lắng nghe câu chuyện GV dẫn dắt
- GV dẫn dắt câu chuyện: “Nhà trường tổ chức gom pin cũ để bảo vệ môi trường. Các bạn HS có thể đổi pin cũ lấy vở. Bạn Rô-bốt và Mai cũng tham gia”. 
- GV giới thiệu lợi ích bảo vệ môi trường của việc thu gom và tái chế pin cũ. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ: Thu gom và tái chế pin cũ là việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
- GV gọi hai HS để một bạn đọc lời thoại của bạn Rô-bốt và một bạn đọc lời thoại của bạn Mai. 
- 2 HS đọc lời thoại của Mai và Rô-bốt.
- GV đặt câu hỏi: Muốn biết cả hai bạn đã đổi bao nhiêu cục pin cũ thì phải làm phép tính gì? 
- HS nêu phép tính: 36 + 17 
* GV hướng dẫn HS thao tác với que tính tìm kết quả(GV lấy que tính gài trên bảng cùng HS)
- HS thao tác trên que tính và tìm kết quả
+ Lấy 36 que tính, lấy thêm 17 que tính nữa
- HS chia sẻ
* GV hướng dẫn đặt tính và tính ( Dựa vào cách đặt tính và tính các số có 2 chữ số không nhớ HS nêu cách đặt tính và tính, nếu HS không làm được giáo viên hướng dẫn từng bước)
+ Yêu cầu HS nêu cách đặt tính
- HS nêu
+ Yêu cầu HS nêu cách tính
- 2-3 HS nêu
- Gv gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
+ HS cả lớp theo dõi và nhận xét cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của bạn.
- Gv, học sinh nhận xét. Khen
. 6 cộng 7 bằng 13, viết 3 nhớ 1
. 3 thêm 1 bằng 4, 4 cộng 1 bằng 5, viết 5
- Gv thao tác lại để học sinh quan sát.
+ Hs quan sát GV hướng dẫn.
GV: Khi thực hiện các phép tính cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số ta thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Đặt tính thẳng cột, viết dấu cộng và dấu gạch ngang.
Bước 2: Tính từ phải sang trái, lưu ý nhớ 1 vào cột chục..
* Hoạt động thực hành:
Bài 1. Tính
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ 2 học sinh đọc
- Gv gọi 1 học sinh lên bảng.
+ Cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét , khen, động viên
* Củng cố: ? Khi tính thực hiện theo thứ tự nào?
? Khi tổng các chữ số hàng đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào V2
+ Cả lớp làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gv và học sinh sửa bài, nhận xét . Khen
* GV chốt lại kết quả đúng.
23 + 67 46 + 18 59 + 21 64 + 19
Bài 3: Mỗi hình có 1 que tính đặt sai vị trí. Em hãy đặt lại cho đúng. Biết rằng: 
a/ Que tính ở kết quả đặt sai
b/ Que tính ở số hạng thứ hai đặt sai.
- GV yêu cầu HS dùng que tính để xếp thành phép tính như hình vẽ trong SGK. 
- HS làm việc nhóm 2. Dùng que tính để xếp thành phép tính như hình vẽ trong SGK. 
- GV yêu cầu HS đặt lại vị trí một que tính để được phép tính đúng. 
- HS tìm và đặt lại vị trí một que tính để được phép tính đúng.
- GV theo dõi các nhóm thực hiện, trợ giúp HS gặp khó khăn.
- GV minh họa lại trên máy chiếu.
- Các nhóm nêu kết quả, 
- Nếu còn thời gian GV cho HS tự xếp và chuyển đổi que tính để có phép cộng đúng về số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Kết quả: Xếp lại thành phép tính: a) 36 + 45 = 81; b) 74 + 10 = 84. 
3/ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Hôm nay em học bài gì? 
+ Học sinh nêu
? Khi thực hiện phép công có nhớ số có hai chữ số với số có 2 chữ số ta thực hiện theo thứ tự nào?
+ Từ phải qua trái.
? Khi tổng các chữ số hàng đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào?
+ Ta nhớ 1 sang hàng chục.
? Nêu cách đặt tính?
+ Học sinh nêu
- Nhận xét giờ học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
..............................................& ................................................
TOÁN: (Tiết: 46) TUẦN 9
Bài 17 : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ
 KI-LÔ-GAM. LÍT ( T2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức, kĩ năng
- Học sinh sử dụng được cân bàn đồng hồ để cân một số vật ,cân sức khỏe.
- Biết sử dụng ca 1l ,cốc để đo lượng nước (dung tích) từ đó vận dụng vào giải các bài toán thực tế( liên quan đến kg ,lít).
 2/ Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv : Cân bàn đồng hồ ,PHT
-HS :SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Hoạt động mở đầu.
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- Gv gọi 1 học sinh nhắc lại.
+ GV cho HS nhắc lại lưu ý khi thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l). 
- HS: Khi thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l) chú ý ghi (kg) hoặc (l) ở kết quả vừa tìm được. 
- Gv nhận xét, sửa chữa, khen
2. Hoạt động luyện tập.
a/ Giới thiệu bài:
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về số đo khối lượng và dung tích.
GV ghi tên bài: Luyện tập 
- 2 học sinh nhắc lại đề bài
Bài 1: Bốn bạn Mai, Nam, Việt và Rô – bốt cân kiểm tra sức khỏe được kết quả như sau:
Mai: 23 kg, Nam: 25 kg, Việt: 24 kg, Rô – bốt: 20 kg.
- Gv đọc đề bài
- 1 học sinh đọc đề
- Gv yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào phiếu
chỉ số kg tương ứng cho từng bạn.
a/ Số:
Tên
Việt
Rô – bốt
Nam
Mai
Cân nặng
24 kg
? kg
? kg
? kg
- 1 học sinh lên bảng điền. Lớp làm phiếu.
- Gv, học sinh nhận xét, chốt lại đáp án đúng
a/ Số:
Tên
Việt
Rô – bốt
Nam
Mai
Cân nặng
24 kg
20 kg
25 kg
23 kg
b/ Bạn nào cân nặng nhất? Bạn nào cân nhẹ nhất?
- Hs làm miệng
? Bạn nào cân nặng nhất? 
+ Bạn Nam cân nặng nhất.
? Bạn nào cân nhẹ nhất?
+ Bạn Rô – bốt cân nhẹ nhất.
- Gv, hs nhận xét 
Bài 2: Bằng cái cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ, hãy tập cân một số đồ vật xung quanh em.
- Gv nêu yêu cầu của bài tập
+ Hs nêu 
- Gv cho học sinh thực hành lên cân những đồ vật xung quanh em, sau đó viết số cân nặng của từng đồ vật ra vở nháp.
+ 3 – 5 học sinh lên thực hành cân
- Gv cho học sinh đọc kết quả cân và sửa chữa ( nếu sai)
+ Hs quan sát và nhận xét
Bài 3: Rót hết nước từ bình của Việt và Mai được các cốc nước ( như hình vẽ). Bình nước của bạn nào chứa được nhiều nước hơn và nhiều hơn mấy cốc?
- Gv nêu bài toán
+ Học sinh đọc đề bài
- Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh bài 3/ 69.
? Bạn Việt rót nước bình của mình ra được bao nhiêu cốc?
+ 8 cốc
? Bạn Mai rót hết nước trong bình của mình ra được mấy cốc? 
+ 7 cốc
? Để biết bình nước của bạn nào chứa được nhiều nước hơn và nhiều hơn mấy cốc ta làm thế nào?
+ Học sinh suy nghĩ câu trả lời.
- Gv yêu cầu học sinh giải vào vở V2
- 1 học sinh lên bảng làm
- Gv đi quan sát nhắc nhở học sinh làm bài
- Gv và học sinh nhận xét chốt lại bài giải đúng
Bài giải
 Lượng nước ở bình của Việt nhiều hơn lượng nước ở bình của Mai là:
8 – 7 = 1 (cốc)
 Đáp số: 1 cốc
-Gv khen những học sinh làm lài tốt và trình bày bài đẹp.
+ Học sinh lắng nghe
Bài 4: 
- Học sinh quan sát hình vẽ bài 4/ 69 và cho biết:
+ Quan sát hình vẽ và cho cô biết bài 4 vẽ gì?
+ Bài 4 vẽ: Có một bình nước A và 1 bình nước B
+ Bên cạnh bình A có mấy cốc nước?
+ Có 9 cốc nước
+ Bên cạnh bình nước B có mấy cốc nước?
+ Có 7 cốc nước
* Gv lưu ý cho học sinh là: Lượng nước ở bình A bằng 9 cốc nước, lượng nước ở bình B bằng 7 cốc nước. Lượng nước ở các cốc đều có lượng nước bằng nhau.
- Vậy lượng nước ở cả 2 bình bằng bao nhiêu cốc?
+ Học sinh suy nghĩ và giải câu a của bài vào vở.
a/ Lượng nước ở cả hai bình bằng bao nhiêu cốc?
+ Học sinh giải vào vở V2
Bài giải
 Lượng nước ở cả hai bình là:
 9 + 7 = 16 ( cốc)
 Đáp số: 16 cốc
- Gv, học sinh nhận xét và sửa bài.
+ Học sinh đổi vở cho nhau chữa lỗi.
- Vậy suy nghĩ tiếp và trả lời: Lượng nước ở bình nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu cốc?
+ Học sinh suy nghĩ câu hỏi và làm bài b vào vở.
b/ Lượng nước ở bình nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu cốc?
+ Học sinh giải vào vở
 Bài giải
Lượng nước ở bình B ít hơn ở bình A là:
 9 – 7 = 2 ( cốc)
 Đáp số: 2 cốc
- Gv và học sinh nhận xét sửa lỗi
Bài 5: Dùng ca 1 lít, múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô mau vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ. Hỏi cả hai xô có bao nhiêu lít nước?
- Gv gọi học sinh đọc đề
+ 1 học sinh đọc đề.
? Bài toán cho biết gì?
Dùng ca 1 lít, múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô mau vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ
? Bài toán hỏi gì?
+ Cả hai xô có bao nhiêu lít nước
- Gv gọi học sinh lên bảng giải, lớp làm V2
 Bài giải
Cả hai xô có số lít nước là:
 3 + 5 = 8 ( lít)
 Đáp số: 8 lít nước
- Gv và học sinh nhận xét sửa bài
3/ Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
? Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ Hs nêu đề bài
* Gv hệ thống lại kiến thức từng bài: Trong nội dung bài hôm nay chúng ta đã được thực hành làm quen với đơn vị kg và lít. Ở bài 3,4,5 các em đã được ôn lại các dạng toán giải liên quan đến phép cộng và phép trừ
- Gv nhận xét tiết học và dặn học sinh cb bài 18: Luyện tập chung
+ Học sinh lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx