Giáo án Toán học Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

CHƯƠNG I. ĐA THỨC

BÀI 1. ĐƠN THỨC (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.

- Nhận biết được đơn thức đồng dạng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Thu gọn một đơn thức cho trước.

- Cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng cho trước.

- Biểu đạt các ý kiến lập luận của riêng mình.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: được hình thành thông qua các thao tác như xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức; thu gọn đơn thức.

- Năng lực giao tiếp toán học: được hình thành qua việc HS sử dụng được các thuật ngữ toán học xuất hiện ở bài học trong trình bày, diễn đạt giải toán như đơn thức, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.

- Năng lực mô hình hóa toán học: được hình thành thông qua thao tác HS viết được đơn thức biểu thị các đại lượng để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tế đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: được hình thành qua việc HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết và sử dụng được kiến thức, kĩ năng toán học trong bài học để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

 

docx 342 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Giáo án Toán học Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG I. ĐA THỨC
BÀI 1. ĐƠN THỨC (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
Nhận biết được đơn thức đồng dạng.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Thu gọn một đơn thức cho trước.
Cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng cho trước.
Biểu đạt các ý kiến lập luận của riêng mình.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực tư duy và lập luận toán học: được hình thành thông qua các thao tác như xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức; thu gọn đơn thức.
Năng lực giao tiếp toán học: được hình thành qua việc HS sử dụng được các thuật ngữ toán học xuất hiện ở bài học trong trình bày, diễn đạt giải toán như đơn thức, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
Năng lực mô hình hóa toán học: được hình thành thông qua thao tác HS viết được đơn thức biểu thị các đại lượng để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tế đơn giản.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học: được hình thành qua việc HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết và sử dụng được kiến thức, kĩ năng toán học trong bài học để giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 
2 - HS: 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến khái niệm đơn thức.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): 
+ “Một nhóm thiện nguyện chuẩn bị y phần quà giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà gồm x kg bao gạo và x gói mì ăn liền. Viết biểu thức biểu thị giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của toàn bộ số quà đó, biết 12 nghìn đồng/kg gạo; 4,5 nghìn đồng/gói mì ăn ?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết được biểu thức liên hệ giữa giá trị của số gạo và số mì ăn liền trong phần quà ở phần mở đầu trên”.
⇒Bài 1: Đơn thức
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐƠN THỨC THU GỌN
Hoạt động 1: Đơn thức và đơn thức thu gọn
a) Mục tiêu: 
- HS hiểu được khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn và bậc của một đơn thức.
- Nhận biết được dạng của đơn thức, phần hệ số, phần biến và tổng số mũ của đơn thức.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập, vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ1 và HĐ2 để mô hình hoá bài toán nêu trong tình huống mở đầu.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ những ví dụ ở HĐ1 và HĐ2 chúng ta có thể thấy 2x2y; -5x2y; là những đơn thức. Vậy đơn thức là gì?”).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức không chứa phép cộng và căn bậc hai.
+ Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức.
→ GV dẫn dắt: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
+ Dựa vào định nghĩa, HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.
→ GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 1 trong SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát hai đơn thức A và B trong SGK – tr.7
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ đơn thức A và B sau khi thực hiện các phép tính ta được một đơn thức thu gọn, vậy đơn thức thu gọn là gì?”).
- GV đặt câu hỏi: “Với đơn thức B ta tính được tổng số mũ của B là bao nhiêu?”
- GV đặt câu hỏi cho HS thực hiện: “Dựa vào định nghĩa đơn thức đã học ở trên, các em hãy xác định phần hệ số và phần biến của đơn thức A ở trên?”
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV rút ra phần chú ý cho HS và nhấn mạnh cho HS thấy được cách ghi hệ số của đơn thức, bậc 0 và đơn thức 0.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 2, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
+ Em hãy nêu lại khái đơn thức thu gọn?
→ GV dẫn dắt: Sau khi thu gọn được đơn thức, hãy xác định phần số và phần còn lại?.
+ Dựa vào định nghĩa, HS hoàn thành bài tập Ví dụ 2 vào vở cá nhân, sau đó đối chiếu với đáp án trong SGK.
→ GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 2 trong SGK. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức.
1. Đơn thức và đơn thức thu gọn 
Khái niệm đơn thức
HĐ1: 
+ Biểu thức x2-2x không phải là đơn thức một biến.
+ Vì đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến.
HĐ2: 
+ Nhóm 1: 
x3-12x; -2x+7y;x+2y-z.
+ Nhóm 2:
 -5x2y;17z4; -15y25;xy4x2 
⇒Kết luận:
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
Ví dụ 1: (SGK – tr6)
Luyện tập 1:
Biểu thức là đơn thức là:
3x3y; -4;12x5; -59xyz; x2y2 
Theo em, bạn Tròn đúng, Vuông sai vì:
(1+2) là một số vô tỉ nhân với một biến là x2y. Nên nó là một đơn thức.
Đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức
* Đơn thức thu gọn:
+ Đơn thức A=2xy-3x2
A=2.-3.x.x2.y=-6x3.y 
+ Đơn thức B=5x2y3z
⇒Kết luận:
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
⇒Kết luận:
Trong đơn thức thu gọn, phần số hay còn gọi là phần hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.
* Chú ý:
- Với các đơn thức có hệ số là +1 hay -1, ta không viết số 1.
- Mỗi số khác 0 là một đơn thức thu gọn bậc 0.
- Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Nó không có bậc.
Ví dụ 2: (SGK – tr.7)
Luyện tập 2:
+ Đơn thức thu gọn: -9x3y2z
+ Bậc của đơn thức là 6.
TIẾT 2: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết và hiểu khái niệm đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức đồng dạng để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Luyện tập 3, 4.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm đơn thức đồng dạng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ3 và HĐ4 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “Với HĐ3, HĐ4 các em hãy nhận xét về phần hệ số, phần biến của những đơn thức? Những đơn thức có phần biến giống nhau và hệ số khác 0 là hai đơn thức đồng dạng”).
- GV đặt câu hỏi:
+ Nếu hai đơn thức đồng dạng, thì chúng có cùng bậc không? Lấy ví dụ?
(Có cùng bậc, ví dụ: 2xy2 và -12xy2là đơn thức đồng dạng và cùng bậc).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 3 trong SGK. 
- GV cho HS thảo luận nhóm phần Tranh luận để củng cố các khái niệm đơn thức.
Nhiệm vụ 2: Cộng và trừ đơn thức đồng dạng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ5 và HĐ6 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “ở HĐ6 phần a, ta thấy đây là phép cộng đơn thức; phần b là phép trừ đơn thức. Vậy muốn cộng (hoặc trừ) đơn thức thì ta cần làm như thế nào?”).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV đặt Ví dụ 3 cho HS:
Cho hai đơn thức: 
A=4x3y2 và B=-14x2y2x2
+ Tính A+B và A-B?
→ GV dẫn dắt: “Cũng giống với cộng (trừ) đơn thức một biến, theo các em cộng (trừ) đơn thức đã rút gọn sẽ làm như thế nào?”.
+ HS hoàn thành bài tập Ví dụ 3 vào vở cá nhân, sau đó đối chiếu đáp án với bạn cùng bàn.
→ GV gọi một vài HS trình bày kết quả.
- HS nhận biết cộng trừ, tính giá trị đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 4 trong SGK. 
→ GV dẫn dắt: 
+ Thực hiện tính tổng S của ba đơn thức.
+ Để tính giá trị của S thì ta sẽ làm như thế nào? 
+ GV gọi một HS lên bảng trình bày.
- HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Vận dụng.
+ GV gợi ý cho HS tính Giá trị của một phần quà trước, sau đó mới tính tổng số quà.
+ GV mời đại diện 2 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức.
2. Đơn thức đồng dạng
Khái niệm đơn thức đồng dạng
HĐ3: Ba đơn thức biến x cùng bậc với M:
12x2; -4x2;0,8x2 
Phần biến của các đơn thức giống nhau.
HĐ4: 
a) Cả ba đơn thức đều có bậc là 5.
b) Phần biến của đơn thức A giống đơn thức C.
Kết luận:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
* Nhận xét: Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
Luyện tập 3:
+ Nhóm 1: 53x2y;14x2y
+ Nhóm 2: -xy2; 2,75x4
Tranh luận:
Điều này đúng với đơn thức hai biến có cùng biến và cùng bậc.
Cộng và trừ đơn thức đồng dạng
HĐ5: 
Trong ví dụ này, ...  Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách vẽ hình chữ nhật
- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ1. GV đặt câu hỏi: 
+ Nhắc lại tính chất cơ bản của hình chữ nhật về số đo các góc và độ dài các cạnh.
(Hình chữ nhật có:
Các góc bằng nhau và bằng 90o
Các cặp cạnh đối luôn song song và bằng nhau)
+ Với đoạn AB đã cho thì có thể vẽ được bao nhiêu điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán
(Có 2 điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán)
- GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật ABCE với AB = 4 cm, BC = 3 cm.
- HS thực hiện Luyện tập 1. 
+ GV hướng dẫn HS lưu hình vẽ thành tệp ảnh.
Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hcn.png
+ GV đặt câu hỏi: Nhắc lại tính chất cơ bản của hình vuông về số đo các góc và độ dài các cạnh.
(Hình vuông có: 
Các góc bằng nhau và bằng 90o 
Các cạnh bằng nhau)
+ GV hướng dẫn HS vẽ hình vuông ABCE với AB = 4 cm.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách vẽ hình bình hành
- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ2. GV đặt câu hỏi: 
+ Nhắc lại tính chất cơ bản của hình bình hành về các cặp cạnh đối.
(Hình bình hành có: các cạnh đối song song với nhau và bằng nhau)
+ Với đoạn AB đã cho thì có thể vẽ được bao nhiêu điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán
(Có 2 điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán)
- GV hướng dẫn HS vẽ hình bình hành ABCD với AB = 4 cm, BC = 3cm và ABC=120o
- HS thực hiện Luyện tập 2. 
+ GV đặt câu hỏi: Nhắc lại tính chất cơ bản của hình thoi về độ dài các cạnh.
(Hình thoi có: các cạnh bằng nhau)
+ GV hướng dẫn HS vẽ hình thoi ABCD với AB = 4 cm.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách vẽ hình thang
- GV yêu cầu HS thực hiện HĐ3. GV đặt câu hỏi: 
+ Nhắc lại tính chất cơ bản của hình thang.
- GV hướng dẫn HS chia một hình thang bất kì (có hai đáy với độ dài khác nhau) thành một hình tam giác và một hình bình hành.
- GV hướng dẫn HS vẽ hình thang ADEC có đáy lớn AD = 6 cm, đáy nhỏ EC = 3 cm, các cạnh bên AC = 2 cm, DE = 4 cm.
- HS thực hiện Luyện tập 3. 
+ GV hướng dẫn HS lưu hình vẽ thành tệp ảnh.
Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hth.png
+ GV đặt câu hỏi: Nhắc lại tính chất cơ bản của hình thang cân
(Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy song song)
+ GV hướng dẫn HS vẽ hình thang cân ADEC có AD // EC, AD = 6 cm, CE = 4 cm, AC = DE = 3 cm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.
- GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay thực hiên, thực hành trên máy tính GV
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm cách thực hiện vẽ hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang trên Geogebra.
HĐ1:
Luyện tập 1
a) Dùng công cụ để kiểm tra các góc của tứ giác ABCE, ta thấy các góc của bốn góc này đều là góc vuông.
b) 
Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hcn.png
c) 
HĐ2:
Luyện tập 2:
a) Dùng  trong công cụ    để kiểm tra trung điểm AC và BD, ta thấy trung điểm AC và BD trùng nhau.
b) Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hbh.png
c) 
HĐ3:
Luyện tập 3:
a) Dùng  trong công cụ  để kiểm tra DE có bằng 4 cm không.
b) Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên ht.png
c) 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học hoàn thành bài tập 1, 2 (SGK – tr.119)
c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thực hành bài tập 1, 2 (SGK – tr.119)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành bài.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp.
Kết quả: 
Bài 1
a) Dùng phần mềm Geogebra để vẽ hình chữ nhật ABCE có AB = 6 cm, BC = 9 cm.
Bước 1 : Vẽ đoạn thẳng AB và có độ dài 6 cm.
Chọn công cụ → Chọn → Chọn điểm A, nhập bán kính 6.
Chọn công cụ → Chọn → Chọn điểm B nằm trên đường tròn.
Chọn công cụ → Chọn → Chọn điểm A → Chọn điểm B.
Bước 2 : Vẽ điểm C nằm trên đường thẳng vuông góc với AB và BC = 9 cm.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm B → Nháy chuột vào chọn đoạn thẳng AB.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm B, nhập bán kính bằng 9.
Chọn công cụ → Chọn → Lần lượt nháy chuột vào đường thẳng và đường tròn vừa vẽ.
Bước 3 : Vẽ điểm E là giao điểm của đường thẳng vuông góc với AB tại A và đường thẳng vuông góc với BC tại C
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm A → Nháy chuột vào đoạn thẳng AB.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm C → Nháy chuột vào đoạn thẳng BC.
Chọn công cụ → Chọn → Lần lượt nháy chuột vào đường thẳng và đường tròn vừa vẽ.
Ẩn các đường tròn và đường thẳng, chọn công cụ để nối B với C, C với E, E với A và thu được hình chữ nhật ABCE
b) Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hcn.png
Bài 2
a) Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 6 cm.
Bước 1 : Vẽ đoạn thẳng AB và có độ dài 4 cm tương tự như Bước 1 của HĐ2.
Bước 2 : Vẽ đoạn thẳng AC và có độ dài 5 cm, đoạn thẳng BC và có độ dài 6 cm.
 Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm A, nhập bán kính bằng 5.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm B, nhập bán kính bằng 6.
Chọn công cụ → Chọn → Lần lượt nháy chuột vào hai đường tròn vừa vẽ.
Bước 3 : Vẽ điểm D là giao điểm của đường thẳng qua A song song với BC và đường thẳng qua C song song với AB.
Nối B với C, ta được đường thẳng BC.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm C → Nháy chuột vào đoạn thẳng AB.
Chọn công cụ → Chọn → Nháy chuột vào điểm A → Nháy chuột vào đoạn thẳng BC.
Chọn công cụ → Chọn → Lần lượt nháy chuột vào hai đường thẳng vừa vẽ.
Ẩn đường tròn, tia BA’, các đường thẳng và điểm A’, chọn công cụ để nối B với C, C với D, D với A và thu được hình bình hành ABCD
b) Vào hồ sơ → Chọn Lưu lại (hoặc chọn Ctrl + S) → Nhập tên vào ô Tên tập tin
Sau đó nhấn Lưu tệp ảnh thành tên hbh.png
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Chuẩn bị bài mới: “Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam”.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
HS biết thu thập dữ liệu từ nguồn có sẵn như sách, báo, mạng Internet, 
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: Phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi đặt ra
Mô hình hóa toán học: Vận dụng để tổ chức và biểu diễn dữ liệu.
Giao tiếp toán học.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: GV giới thiệu một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
c) Sản phẩm: HS hình dung về nội dung sẽ học: Phân tích đặc điểm khí hậu Viêt Nam
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu về khí hậu Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS nêu hiểu biết của bản thân về khí hậu Việt Nam.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong môn học Lịch sử và Địa lí, các em đã biết một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam. Trong hoạt động thực hành trải nghiệm này, các em sẽ thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,  và phân tích để minh họa cho các đặc điểm đó.”
Bài mới: Phân tích đặc điểm khí hậu Viêt Nam
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học hoàn thành Dự án 1, Dự án 2.
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của Dự án 1, Dự án 2
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm thực hiện Dự án 1, hai nhóm thực hiện Dự án 2.
- HS (bốn nhóm) thực hiện thu thập, biểu diễn và phân tích dữ liệu theo các bước hướng dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành Dự án 1, Dự án 2.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện HS bốn nhóm lên trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, hoàn thành nhanh và chính xác.
Kết quả: 
Dự án 1 :
Bước 1 : Sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí; sách báo khác hoặc từ Internet, chẳng hạn từ website của Tổng cục Thống kê ở địa chỉ gso.gov.vn/ hoặc địa chỉ worlddata.info/asia/vietnam/climate.php.
Ta thu thập dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của một năm tùy chọn của Việt Nam và điền vào bảng thống kê theo mẫu ở Bảng T.1.
Bước 2 : Ta chọn biểu đồ đoạn thẳng để đồ biểu diễn các dãy số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm (mỗi biểu đồ biểu diễn một dãy số liệu).
Bước 3 :  Một số đặc điểm khí hậu chung của Việt Nam là : Nhiệt độ trung bình cao (trên 21oC), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm/năm), độ ẩm không khí cao (trên 80%).
Dự án 2:
Bước 1 : Sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí; sách báo khác hoặc từ Internet, chẳng hạn từ website của Tổng cục Thống kê ở địa chỉ gso.gov.vn/ hoặc địa chỉ worlddata.info/asia/vietnam/climate.php.
Ta thu thập dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của một năm tùy chọn của hai miền ở Việt Nam và điền vào bảng thống kê theo mẫu Bảng T.2.
Bước 2 : Ta chọn biểu đồ đoạn thẳng để đồ biểu diễn các dãy số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm. Trong đó:
+ Biểu đồ 1: ta vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn nhiệt độ của hai miền ở Việt Nam;
+ Biểu đồ 2: ta vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn lượng mưa của hai miền ở Việt Nam;
+ Biểu đồ 3: ta vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn độ ẩm của hai miền ở Việt Nam.
Bước 3 : Sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là :
- Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, mùa đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Khí hậu miền Nam là khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có hai mùa là mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_lop_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki.docx