Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 15 - ĐỌC: GẶT CHỮ TRÊN NON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Gặt chữ trên non, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ.
- Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học, gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nêu được những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi đi học (đi tìm cái chữ).
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn
* Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; năng lực văn học.
* Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy
2. Học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8
TUẦN 8 Thứ Hai Tiết 2: Tiếng Việt BÀI 15 - ĐỌC: GẶT CHỮ TRÊN NON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Gặt chữ trên non, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. - Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học, gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nêu được những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi đi học (đi tìm cái chữ). - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; năng lực văn học. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy 2. Học sinh - SHS Tiếng Việt 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối + GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp bài “Chân trời cuối phố” - Những chi tiết nào cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài ? - Khi chạy hết dãy phố, cún đã thấy những gì ? - GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài học 2. Hình thành kiến thức mới a) Luyện đọc * Đọc mẫu - GV đọc diễn cảm cả bài - Mời 2 HS đọc nối tiếp đoạn thơ - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc lần 3: Nhận xét * Đọc toàn văn bản - Yêu cầu đọc cả bài - GV nhận xét việc đọc của cả lớp b) Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc bài - Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu ? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó ? - Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ ở vùng cao rất vất vả? - Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? - Theo em, những âm thanh đỏ đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ ? - Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi Chữ vẫn gùi trên lưng" thể hiện điều gì? - Em thích hình ảnh thơ nào nhất ? Vì sao ? - Qua bài thơ tác giả muốn nói điều gì với chúng ta ? 3. Luyện tập, thực hành Luyện đọc lại - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Cho HS luyện đọc. - Cho HS luyện học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét, khen ngợi. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Nêu lại nội dung chính của bài học. - Em cảm nhận được điều gì mà tác giả muốn nói qua bài thơ? - Về nhà chia sẻ với người thân về bài Gặt chữ trên non. - HS đọc nối tiếp theo yêu cầu - Cún đã vài lần định ra cổng khám phá dãy phố bên ngoài nhưng người lớn không cho ra (vì cún còn nhỏ). Cún nghĩ “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”. Cún tò mò, rồi tò mò chuyển thành bực mình, bực đến nỗi đang nằm yên cũng bỗng ngẩng cổ lên sủa "Ẳng! Ẳng!...". - Cún thấy bên trái là một dãy phố khác, bên phải là bến sông với con đò, trước mặt, dọc bờ sông bên kia là làng quê, bãi bờ, cây cối, nhà cửa. - HS lắng nghe và ghi tên bài - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo - Đoạn 1: Từ đầu đến Chữ vẫn gùi trên lưng - Đoạn 2: Còn lại. - HS đọc nối tiếp - HS luyện đọc từ khó trước lớp : tỉnh giấc, vượt suối, ríu ran, ,... - HS nêu nghĩa của một số từ, cụm từ: gùi, thung lũng,.. - HS so sánh với các lần đọc trước - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm - HS đọc bài - Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở miền núi - Những cảnh vật giúp em biết điều đó là cảnh: núi, thung lũng, suối, rừng, nương ngàn, đồi. - Những chi tiết cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao vất vả là vượt suối, băng rừng, đường xa, lớp học ngang lưng đồi, gặt chữ trên đỉnh trời. - Tiếng trống rung vách đá, gió đưa theo tiếng sáo. - Những âm thanh đó thể hiện nhịp sống thanh bình ở vùng cao. Đem lại cảm xúc vui vẻ, hào hứng, phấn khởi cho các bạn nhỏ. - Hai dòng thơ thể hiện quyết tâm đi học của bạn nhỏ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ trên đường đi học (đường xa, chân mỏi) nhưng vẫn không nản lòng, vẫn vui, vẫn rất hào hứng với việc học tập của mình (qua hình ảnh chữ vẫn gùi trên lưng). - Em thích hình ảnh thơ mắt em như sao sáng. Vì hình ảnh này cho thấy niềm vui của bạn nhỏ khi đi “tìm cái chữ”. Mặc dù đi đường xa, vượt núi, băng rừng, chân mỏi vì phải đi học chữ trên “đỉnh trời” nhưng bạn nhỏ vẫn vui vì được đi học. Bạn nhỏ xem việc đi học như đi gặt “chữ”, mang về niềm vui. - Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn - 1 HS đọc trước lớp - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm - HS luyện học thuộc lòng bài thơ. - HS lắng nghe - HS nêu - Trẻ em ở miền núi phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đến lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn. Tiết 2: Tiếng Việt BÀI 15 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH DÙNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TỪ ĐIỂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách dùng từ điển và nắm được các công dụng của từ điển. - HS tìm được những ý nêu đúng công dụng của từ điển. - Thực hiện được các yêu cầu 1,2,3 (SGK/64,65) * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; năng lực văn học; giải quyết vấn đề và sáng; giao tiếp và hợp tác. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Slide bài tập 1,2 trang 64,65. Phiếu bài tập 3/65 2. Học sinh - SGK, vở viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối - Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - GV giới thiệu bài mới. 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: Đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển. - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV chiếu Slide bài 1 yêu cầu HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển theo 4 bước. - GV kết luận thêm Bài 2: Tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu có trong từ điển. - Gọi HS nêu yêu cầu bài - GV trình chiếu các bước tra từ và yêu cầu 1 HS đọc bài. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm nghĩa các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu. - GV mời đại diện 1-2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét, góp ý và đưa ra đáp án. Bài 3: Tìm những ý nêu đúng công dụng của từ điển. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân vào phiếu học tập rồi trao đổi nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV tổng kết và khen ngợi HS 3. Vận dụng, trải nghiệm - Nêu lại công dụng của từ điển ? - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - Chuẩn bị tiết sau: Viết bài văn kể lại một câu chuyện - HS hát và vận động - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển theo 4 bước. - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đại diện nhóm trình bày. + Cao ngất: cao đến quả tầm mắt. + Cheo leo: cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. + Hoang vu: ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người. - HS nêu yêu cầu - HS suy nghĩ câu trả lời A. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ, ... B. Cung cấp cách sử dụng tử thông qua các các ví dụ. D. Giúp hiểu nghĩa của từ. - HS lắng nghe và tiếp thu. Thứ ba Tiết 3: Tiếng Việt BÀI 11 - VIẾT : VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Vận dụng kể lại cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống. - Thực hiện được các yêu cầu 1,2 (SGK/65) * Hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ, tự học; năng lực văn học; giải quyết vấn đề và sáng; giao tiếp và hợp tác. * Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy 2. Học sinh: - SGK, vở viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối - GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài. 2. Luyện tập, thực hành Hoạt động 1. Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - GV cho HS đọc yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: - GV hướng dẫn HS viết bài - GV hỗ trợ HS hạn chế về kĩ năng viết Hoạt động 2. Đọc soát và chỉnh sửa - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và các câu lệnh trong bài. - GV hướng dẫn HS đọc lại bài làm, rà soát lỗi theo gợi ý: + Cách viết mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp), kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng). + Trình tự các sự việc được kể ở thân bài (HS có thể kể lại theo trình tự của câu chuyện gốc hoặc sáng tạo theo cách riêng của mình mà không theo diễn biến, trình tự gốc.). + Cách dùng từ, đặt câu. + Chính tả. - GV hướng dẫn HS sửa lỗi bài viết. - GV gợi ý HS viết lại một số câu hoặc đoạn cho hay hơn. 3. Vận dụng, trải nghiệm - GV hướng dẫn HS thực hiện việc kể cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tích cực. - HS hát - HS nêu yêu cầu - Đọc lại dàn ý đã lập (có thể điều chỉnh lại dàn ý cho bài văn hay hơn). - Viết bài dựa vào dàn ý (đảm bảo bài văn có đủ 3 phần). - HS viết bài. - HS đọc yêu cầu + Cách viết mở bài, kết bài + Trình tự các sự việc được kể ở thân bài + Cách dùng từ, đặt câu + Chính tả - HS lắng nghe và thực hiện - HS lắng nghe và thực hiện - HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_8.docx