Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin - Võ Nhật Trường

Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 2. XỬ LÍ THÔNG TIN

Môn: Tin học lớp: 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin

-Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin

2. Về năng lực:

- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc).

- Từng bước nhận biết được - một cách không tường minh - tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Về phẩm chất:

-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm

-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.

2. Học liệu:

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 24 trang Khánh Đăng 27/12/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin - Võ Nhật Trường
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ: TIN-GDTC-LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG 
Bài 2. XỬ LÍ THÔNG TIN
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin
-Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Nêu được VD minh họa về tầm quan trọng của thông tin 
2. Về năng lực: 
- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc (NLc). 
- Từng bước nhận biết được - một cách không tường minh - tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng. 
3. Về phẩm chất: 
-Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
-Có thái độ khách quan, khoa học, khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 3’)
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
6A1
6A2
6A3
6A4
6a5
6a6
6a7
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
6A1
6A2
6A3
6A4
6a5
6a6
6a7
2. Kiểm tra bài cũ: (Dự kiến thời lượng 6’)
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin, dữ liệu, vật tin, mối liên hệ và nêu ví dụ?
-Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. 
-Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
-Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
-Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy nêu tầm quan trọng của thông tin?
-Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
-Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
3. Các hoạt động dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 4’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học:
+ Xử lí thông tin.
+ Xử lí thông tin trong máy tính.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh.
b) Nội dung: 
-Cho hs quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) để dẫn nhập và nội dung bài học 
c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản
d) Tổ chức thực hiện
-Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 32’)
Hoạt động 1: 1. Xử lí thông tin (Dự kiến thời lượng 14’)
a) Mục tiêu: Phân tích hoạt động xử lí thông tin của con người thành những hoạt động thành phần được gọi là các bước xử lí thông tin cơ bản.
b) Nội dung: Tìm hiểu về xử lí thông tin của con người, phân tích hoạt động xử lý thông tin của cầu thủ khi sút bóng. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 1,2,3
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Câu hỏi:
Trả lời
Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
Mắt, cảm giác
Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
Thông tin về vị trí, động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng, khung thành, khoảng cách giữa các đối tượng đó,...
Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
Phán đoán và đưa ra quyết định hành động
Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến các hệ cơ bắp vận động toàn thân, đặc biệt là đôi chân di chuyển và thực hiện cú sút phạt.
Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
PHIẾU SỐ 2
Em hãy nêu các hoạt chính trong xử lí thông tin?
*Các hoạt động xử lí thông tin bao gồm:
a. Thu nhận thông tin
b. Lưu trữ thông tin
c. Xử lí thông tin
d. Truyền thông tin
PHIẾU SỐ 3
Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam.
 Thu nhận thông tin
b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi.
 Thu nhận và lưu trữ thông tin
c. Em chép bài trên bảng vào vở.
 Lưu trữ thông tin
d.Em thực hiện một phép tính nhẩm.
 Xử lí thông tin
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 1, 2, 3
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
*Các hoạt động xử lí thông tin bao gồm:
a. Thu nhận thông tin
b. Lưu trữ thông tin
c. Xử lí thông tin
d. Truyền thông tin
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong máy tính: (Dự kiến thời lượng 18’)
a) Mục tiêu: học sinh nêu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b) Nội dung: Tìm hiểu về xử lí thông tin trong máy tính. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 4, 5
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh 
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 4
Em hãy nêu ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động sau và so sánh hiệu quả thực hiện việc đó khi có sử dụng và khi không sử dụng máy tính:
a)Thu nhận thông tin b) Lưu trữ thông tin
c) Xử lí thông tin d) Truyền thông tin
a.Ví dụ về máy tính giúp con người thu nhận thông tin: Truy cập internet đọc báo, học tập, .
b. Ví dụ về máy tính giúp con người lưu trữ thông tin: lưu trữ nhiều tệp văn bản, hình ảnh, nhạc, phim, ....
c. Ví dụ về máy tính giúp con người xử lí thông tin: thực hiện các phép tính nhanh, dịch tự động giúp học ngoại ngữ, soạn thảo văn bản, vẽ tranh, ...
d. Ví dụ về máy tính giúp con người truyền thông tin: kết nối mạng trò chuyện trực tuyến, gửi thư, gửi tài liệu, ....
Khi sử dụng máy tính, những công việc trên được xử lí dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn khi không sử dụng máy tính, đặc biệt những công việc có khối lượng lớn và phức tạp mà khả năng của con người phải mất nhiều công sức, thời gian để xử lí.
PHIẾU SỐ 5
Em hãy trình bày những hiểu biết về xử lí thông tin trong máy tính?
-Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).
-Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 4, 5
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).
-Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
Bài tập củng cố:
Đáp án: 1-B 2-C
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Dự kiến thời lượng 15’)
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về xử lí thông tin để trả lời câu hỏi.
Củng cố kiến thức, phát huy trí tuệ.
b) Nội dung: -Hs làm bài tập luyện tập, các phiếu số 6, 7, 8
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 6 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
B
Câu 2. Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì? 
a./ Thu nhận thông tin. b./ Hiển thị thông tin.
c./ Lưu trữ thông tin. d./ Xử lí thông tin.
C
Câu 3. Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là:
A./ Dữ liệu được lưu trữ. B./ Thông tin vào. 
C./ Thông tin ra. D./ Thông tin máy tính.
B
Câu 4. Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ C. Xử lí. D. Truyền.
A
Câu 5. Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ C. Xử lí. D. Truyền.
D
Câu 6. Các hoạt động xử lí thông tin gồm: 
A. Đầu vào, đầu ra. B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền. 
C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận. D. Mở bài, thân bài, kết luận.
B
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: “..gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính”
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Bộ nhớ D. Bộ xử lí
A
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?
A. Thực hiện nhanh và chính xác. B. Suy nghĩ sáng tạo 
C. Lưu trữ lớn D. Hoạt động bền bỉ
B
Câu 9. Nhóm thiết bị ra gồm:
a./ Màn hình, USB, máy in b./ Thẻ nhớ, màn hình, loa
c./ Micro, màn hình, loa d./ Màn hình, máy in, loa
D
Câu 10. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính?
a./ Micro b./ Máy in. c./ Màn hình. d./ Loa.
A
Câu 11. Nhóm thiết bị vào gồm (chọn đáp án sai):
a./ Bàn phím, chuột b./ Màn hình, máy in. 
c./ USB, thẻ nhớ d./ Micro, máy ghi âm
B
Câu 12. Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
a./ Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người. 
b./ Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực ...  thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
B
Câu 2. Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì? 
a./ Thu nhận thông tin. b./ Hiển thị thông tin.
c./ Lưu trữ thông tin. d./ Xử lí thông tin.
C
Câu 3. Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là:
A./ Dữ liệu được lưu trữ. B./ Thông tin vào. 
C./ Thông tin ra. D./ Thông tin máy tính.
B
Câu 4. Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ C. Xử lí. D. Truyền.
A
Câu 5. Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận. B. Lưu trữ C. Xử lí. D. Truyền.
D
Câu 6. Các hoạt động xử lí thông tin gồm: 
A. Đầu vào, đầu ra. B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền. 
C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận. D. Mở bài, thân bài, kết luận.
B
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: “..gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính”
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Bộ nhớ D. Bộ xử lí
A
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?
A. Thực hiện nhanh và chính xác. B. Suy nghĩ sáng tạo 
C. Lưu trữ lớn D. Hoạt động bền bỉ
B
Câu 9. Nhóm thiết bị ra gồm:
a./ Màn hình, USB, máy in b./ Thẻ nhớ, màn hình, loa
c./ Micro, màn hình, loa d./ Màn hình, máy in, loa
D
Câu 10. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính?
a./ Micro b./ Máy in. c./ Màn hình. d./ Loa.
A
Câu 11. Nhóm thiết bị vào gồm (chọn đáp án sai):
a./ Bàn phím, chuột b./ Màn hình, máy in. 
c./ USB, thẻ nhớ d./ Micro, máy ghi âm
B
Câu 12. Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
a./ Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người. 
b./ Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực. 
c./ Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. 
d./ Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính.
B
Câu 13. Hành động ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy được gọi là:
a./ Thu nhận thông tin b./ Xử lí thông tin 
c./ Truyền thông tin d./ Lưu trữ thông tin
D
Câu 14. Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính?
a./ Thiết bị ra. b./ Thiết bị lưu trữ. c./ Thiết bị vào. d./ Bộ nhớ.
C
Câu 15. Thiết bị nào sau đây của máy tính được ví như bộ não của con người?
a./ Màn hình. b./ Chuột. c./ Bàn phím. d./ CPU.
D
Câu 16. Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
a./ Thị giác b./ Vị giác 
c./ Cả 2 đáp án đều đúng d./ Không có đáp án nào đúng
A
Câu 17. Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận. b./ Lưu trữ c./ Xử lí. d./ Truyền.
B
Câu 18. Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận. b./ Lưu trữ c./ Xử lí. d./ Truyền.
C
Câu 19. Theo em, khả năng xử lí thông tin của máy tính có gì vượt trội hơn so với con người?
a./ Xử lí nhanh b./ Xử lí chính xác 
c./ Làm việc không biết mệt mỏi d./ Không tư duy sáng tạo được
D
Câu 20. Việc quan sát biển báo giao thông trên đường thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận thông tin b./ Truyền thông tin 
c./ Xử lí thông tin d./ Lưu trữ thông tin
A
Câu 21. Việc chia sẻ ảnh động vật hoang dã cho các bạn cùng xem thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Lưu trữ thông tin b./ Truyền thông tin 
c./ Xử lí thông tin d./ Thu nhận thông tin.
B
Câu 22. Tính nhẩm một bài toán thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận thông tin b./ Truyền thông tin 
c./ Xử lí thông tin d./ Lưu trữ thông tin
C
Câu 23. Trong giờ học tin học, các nhóm thực hiện nhiệm vụ: “Tìm hiểu các ứng dụng của tin học trong đời sống và thực hiện thuyết trình trước lớp”. Hoạt động thuyết trình trước lớp có sử dụng máy vi tính và máy chiếu thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận thông tin b./ Truyền thông tin 
c./ Xử lí thông tin d./ Lưu trữ thông tin
B
Câu 24. Việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam. 
a./ Hoạt động thu nhận thông tin b./ Hoạt động thu nhận và lưu trữ thông tin
c./ Hoạt động lưu trữ thông tin và có thể xử lí thông tin 
d./ Hoạt động xử lí thông tin
A
Câu 25. Khi em thấy một cảnh đẹp, thì mắt tham gia vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
a./ Thu nhận thông tin b./ Truyền thông tin 
c./ Xử lí thông tin d./ Lưu trữ thông tin
A
Câu 26. Bạn An sử dụng số liệu của bảng để vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
Việc làm của bạn An thuộc những hoạt động nào trong các hoạt động của quá trình xử lí thông tin? 
a./ Thu nhận và xử lí thông tin b./ Xử lí và truyền thông tin 
c./ Thu nhận và truyền thông tin d./ Xử lí và lưu trữ thông tin
D
Câu 27. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên" rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. a) Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
b) Bạn An nhớ nội dung câu chuyện. c) Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên". d) Bạn An tóm tắt câu chuyện.
A./ d – c – a – b B./ b – c – a – d 
C./ c - b - d – a D./ c – d – b – a
C
Câu 28. “Ở một số nước phát triển, cạnh vạch sơn trắng ở lối đi dành cho người đi bộ qua đường thường có thêm loa để phát nhạc khi đèn xanh cho phép qua đường và dừng nhạc khi hết đèn xanh. Hỏi việc này có ý nghĩa gì?”
a./ Nhận biết được dấu hiệu đèn xanh đèn đỏ dễ dàng hơn 
b./ Âm nhạc giúp cho những người đi bộ nhưng bị khiếm thị biết được khi nào họ có thể được qua đường. 
c./ Cả A và B đều đúng d./ Cả A và B đều sai
C
PHIẾU SỐ 7
Câu hỏi:
Trả lời
a. Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
 Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động thu nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin.
b. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? 
 Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin.
c. Bộ nhớ có là vật mang tin không?
 Bộ nhớ là vật mang tin.
PHIẾU SỐ 8
Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin:
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.
 a. Thu nhận thông tin
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan
 b. Lưu trữ thông tin
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.
 c. Xử lí thông tin
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.
 d. Truyền thông tin
PHIẾU SỐ 9
?Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.
*Phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi:
-Thu nhận thông tin: Đi đâu?, Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
-Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung, ghi nhớ, ...
-Xử lí thông tin: Sắp xếp, bố trí trình tự những công việc cần chuẩn bị, cần làm...
-Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, bạn bè để hoàn thiện kế hoạch.
PHIẾU SỐ 10
Trong truyện “Cuộc điều tra màu đỏ", sau khi thu thập các chứng cứ, thám tử Sherlock Holmes đã lập luận để chứng minh Jefferson Hope là thủ phạm của vụ án. Hãy ghép mỗi hành động ở cột bên trái của thám tử với một hoạt động xử lí thông tin phù hợp ở cột bên phải.
A
B
Nối
1) Phán đoán, suy luận để chứng minh tội phạm
a) Thu nhận thông tin
1 - c
2) Trình bày lập luận trước toà án
b) Lưu trữ thông tin
2 - d
3) Thu thập chứng cứ và các dấu vết
c) Xử lí thông tin
3 - a
4) Ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy
d) Truyền thông tin
4 - b
PHIẾU SỐ 11
Ghép mỗi ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải cho phù hợp.
A
B
Nối
1) Thiết bị vào
a) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ lưu trữ thông tin.
1 - c
2) Thiết bị ra
b) gồm các bộ phận của máy tính thực hiện tất cả các tính toán và xử lí dữ liệu.
2 - d
3) Bộ nhớ
c) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính.
3 - a
4) Bộ xử lí
d) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ giúp người sử dụng tiếp nhận thông tin từ máy tính.
4 - b
PHIẾU SỐ 12
Em hãy đánh dấu các phát biểu sau đúng hay sai:
Đúng (Đ)/ Sai (S)
a) Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người.
Đ
b) Máy ảnh có đầy đủ các chức năng của quá trình xử lí thông tin bao gồm: thu nhận, biến đổi, lưu trữ và truyền thông tin.
Đ
c) Thẻ nhớ, USB có thể là thiết bị lưu trữ nhưng cũng có thể là thiết bị đầu vào.
Đ
d) Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính.
Đ
e) Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ.
Đ
f) Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực.
S
g) Nhờ máy tính và mạng máy tính, thông tin được truyền một cách nhanh chóng gần như tức thời.
Đ
PHIẾU SỐ 13
?Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a.Y tế. 
b.Giáo dục.
c.Âm nhạc. 
d.Hội họa.
e.Xây dựng. 
f.Nông nghiệp.
g.Thương mại. 
h.Du lịch.
VD: 
a)Trong y tế: giúp khám chữa bệnh như chụp nội soi, chụp x quang, ...
b)Trong giáo dục: hỗ trợ học tập, giảng dạy, tính toán, ....
c)Trong âm nhạc: Giúp điều chỉnh âm thanh, sáng tác nhạc, chơi nhạc, ...
d)Trong hội họa: giúp vẽ tranh trên máy tính, chỉnh sửa ảnh, ....
e)Trong xây dựng: thiết kế mô hình các công trình, tính toán dự trù vật tư, ..
f)Trong nông nghiệp: Giúp giám sát, điều khiển từ xa công tác chăm sóc cây trồng, chăn nuôi, ...
g)Trong thương mại: mua bán thanh toán qua mạng, quảng bá hàng hóa, ...
h)Trong du lịch: cung cấp thông tin các di tích, cảnh đẹp, dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, ...
PHIẾU SỐ 14
Hãy phân loại các thiết bị sau thành ba loại thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra và bộ nhớ lưu trữ
Thiết bị vào: 
Thiết bị ra:
Bộ nhớ lưu trữ:
Bàn phím, chuột, micro, USB, thẻ nhớ.
Màn hình, 
máy in, loa.
USB, 
thẻ nhớ.
PHIẾU SỐ 15
So sánh quá trình xử lí thông tin giữa người và máy tính theo gợi ý sau:
Máy tính
Con người
Thu nhận
Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, camera, máy quét,...
Đặc điểm: Dữ liệu vào gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản.
Các giác quan: Mắt, tai, mũi, miệng, da,...
Đặc điểm: Thông tin vào rất đa dạng gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, mùi, vị, cảm giác,...
Xử lí
Bộ vi xử (CPU)
Đặc điểm: Xử lí nhanh, chính xác, làm việc không mệt mỏi nhưng không tư duy sáng tạo được.
Bộ não
Đặc điểm: Xử lí chậm hơn, có thể không chính xác, làm việc cần nghỉ ngơi nhưng có tư duy sáng tạo.
Truyền
Thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa,...
Truyền miệng, chữ viết, hình vẽ,...
Lưu trữ
Bộ nhớ. Bộ nhớ trong, ổ cứng, USB, thẻ nhớ,...
Đặc điểm: Lâu dài, dữ liệu lưu trữ khổng lồ.
Vật mang tin: Bộ não, viết vẽ ra giấy, phim, máy tính...
Đặc điểm: Khả năng lưu trữ của bộ não con người hạn chế hơn so với máy tính.
PHIẾU SỐ 16
? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ việc sử dụng máy tính đã làm cho việc học tập của em trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ: Em có thể hoàn thành bài tập dự án bằng cách thu thập hình ảnh, tư liệu, rồi sử dụng phần mềm trên máy tính làm bài trình chiếu, có thể gửi thư điện tử cho các bạn trong nhóm cùng xem và góp ý, sau đó chỉnh sửa lại và nộp bài tập cho thầy cô giáo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.doc