Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27
Tiếng Việt
Tiết 1-2: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng và diễn cảm được các văn bản được học; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung bài đọc. Bước đầu biết tóm tắt văn vản, nêu được chủ đề của văn vản.
- Nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dạng, điệu bộ, hành động,. thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật.
- Nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng.
- Xác định được chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đoạn văn đã cho.
- Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27
TUẦN 27 Tiếng Việt Tiết 1-2: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng và diễn cảm được các văn bản được học; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc. - Hiểu nội dung bài đọc. Bước đầu biết tóm tắt văn vản, nêu được chủ đề của văn vản. - Nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dạng, điệu bộ, hành động,.. thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật. - Nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng. - Xác định được chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đoạn văn đã cho. - Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS nêu lại các chủ đề đã học. - HS nêu câu trả lời. - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Luyện tập thực hành: * Nói tên các bài đã học - GV chiếu nội dung bài 1, yêu cầu HS chọn đọc 1 bài trong số đó và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ khi cần. - Nhận xét chung. - Kết luận: Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ấm áp hơn khi có những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia. Trong cuộc sống, khi ai đó gặp khó khăn hay buồn phiền, đau khổ, nếu được mọi người xung quanh hỏi han, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, thì người đó sẽ cảm thấy được truyền thêm nghị lực, cảm thấy vợi bớt buồn khổ. Sự đồng cảm, sẻ chia mọi người dành cho nhau tạo nên tinh thần đoàn kết. - HS nêu tên các bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương. - HS quan sát, lựa chọn bài đọc, chuẩn bị câu trả lời. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo nhóm 4. - Cả nhóm nhận xét và góp ý. - HS lắng nghe. * Nghe-viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu) - GV đọc đoạn viết. - Trong đoạn viết có những danh từ riêng nào cần phải viết hoa? (Trường Sa, Đá Thị, Len Đao, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn). - Có những từ ngữ nào khi viết em cần chú ý để tranh viết sai? - GV đọc. - Đọc lại. - Chấm một số bài, nhận xét. - HS lắng nghe. - 1HS đọc lại. - HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, viết bài. - Đổi chéo vở kiểm tra. - Lắng nghe. *Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn. - YC HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài, làm bài cá nhân-nhóm-lớp. -Đáp án: Câu CN VN 1 Mùa xuân trở về. 2 Nước biển ấm hẳn lên. 3 Những con sóng không còn ồn ào nữa. 4 Đại dương khe khẽ hát những lời ca em đềm. 5 Đàn cá hồi bỗng ngưng kiếm ăn.. 6 “Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông. - GV chốt câu trả lời đúng. - 2 HS đọc đề bài bài 3. - Nêu yêu cầu của bài. - HS làm việc cá nhân tự xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau đó trao đổi trong N2. -2HS lên bảng chữa bài, mỗi em chữa 3 câu. - Lớp nhận xét, góp ý. *Xác định trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn. - Hướng dẫn tương tự bài 1. a) Trạng ngữ: Mùa đông; Khi đi chợ, Mỗi khi ăn cơm. b) Trạng ngữ: Một giờ sau cơn dông; Mùa hè; Quanh các luống kim hương. - Nhận xét chung. - Các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (+ Bổ sung ý nghĩa về thời gian: Mùa đông; Khi đi chợ, Mỗi khi ăn cơm; Một giờ sau cơn dông; Mùa hè. + Bổ sung về nới chốn, địa điểm: Quanh các luống kim hương). - 2 HS đọc đề bài bài 4. - Nêu yêu cầu của bài. - Làm bài vào VBT (gạch chân dưới các trạng ngữ. -Đối chiếu kết quả theo cặp. - 2 HS lên bảng. - Lớp nhận xét, góp ý. - HS thảo luận N2, trả lời câu hỏi. *Viết đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định CN, VN, TN của mỗi câu. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập. - Hướng dẫn HS nhận thức chưa nhanh. -Nhận xét, góp ý, tuyên dương những bài viết tốt. - Đọc bài 5, nêu yêu cầu. - Xác định câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình định viết. - Viết đoạn văn theo yêu cầu bài. - Chia sẻ trong nhóm. - Một số HS đọc bài trước lớp, nêu CN, VN, TN của mỗi câu văn vừa viết. -Nhận xét, bổ sung. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Tiết 3-4: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc thuộc lòng đoạn thơ trong bài thơ đã học. - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, tìm câu chủ đề trong đoạn văn. - Viết được đoạn văn theo theo yêu cầu cho trước. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS xác định TN, CN, VN trong câu văn sau: “Ở phố, người ta chỉ trồng được những loại cây be bé.” - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài - HS thực hiện. 2. Luyện tập, thực hành: * Đọc thuộc lòng đoạn thơ đã học. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi (theo nội dung BT1 – SGK). - GVnhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS trả lời. - Hoạt động cá nhân chuẩn bị câu trả lời cho từng câu hỏi. - Chọn bài để đọc thuộc lòng. - Đọc bài và trả lời câu hỏi trong N4. - Các thành viên khác nhận xét, góp ý. - Một số em đọc bài, trả lời câu hỏi trước lớp. * Đọc bài và trả lời câu hỏi a) Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì? (Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc trứng bọ ngựa nở). - 2 HS đọc bài. - HS trả lời cá nhân. b) Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây? Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ Những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch rồi nhẹ nhàng tọt ra khỏi ổ trứng Khi vừa ra khỏi ổ trứng Các chú treo lơ lửng trên một sợ dây tơ mảnh bay bay theo gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đơ một lát xuống phía dưới. Lúc đổ bộ xuống những quả chanh, cành chanh Chú bọ ngựa đầu đàn.bắt đầu một cuộc sống tự lập. - HS thảo luận N2. - Làm bài trên phiếu bài tập. - Đại diện nhóm chữa bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. c) Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao? * Tìm câu chủ đề trong từng đoạn - YC HS đọc đề bài. - YC HS thảo luận nhóm đôi. - Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời. - GV chốt câu trả lời: Đoạn a: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Đoạn b: Ngày mùa, cánh đồng trông thật đẹp mắt. Đoạn c: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng tươi. * Viết đoạn văn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. - YC HS đọc đề bài. - Câu chủ đề thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn? ( Đầu câu hoặc cuối câu). - QS tranh và cho biết bức tranh vẽ gì? - Tổ chức cho HS viết bài. - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập. - GV nhận xét chung. - HS trả lời theo ý hiểu. -1 HS đọc đề bài bài 3. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, - HS lắng nghe. -1 HS đọc đề bài bài 4. - HS trả lời. - QS, trả lời: Tranh vẽ đàn kiến tha mồi về hang khi mặt trời sắp lặn, con nào cũng đang làm việc, - HS viết bài vào vở. - Đọc bài làm trước lớp. - Nhận xét, góp ý. 3. Vận dụng, trải nghiệm: -Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Tiết 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Hiểu được ý nghĩa của hai khổ thơ đầu và cuối của bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. - Nêu được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ cuối của bài thơ trên. - Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một người thân trong gia đình. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV nêu yêu cầu tiết học. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập, thực hành: * Bài 1: - GV giới thiệu toàn bộ nội dung bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - HS đọc nội dung bài. - Nêu yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh, đọc kĩ 2 khổ thơ, cảm nhận cảm xúc của người con khi vắng mẹ và khi thấy mẹ trở về sau ngày dông bão. - Yêu cầu HS làm việc theo N2. - GV nhận xét chung. - Từng em trong nhóm trình bày cảm xúc, suy nghĩ của các bạn nhỏ trong 2 tình huống. - Bạn khác nhận xét, góp ý. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. * Bài 2: - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS làm việc theo N2. - GV nhận xét chung. - HS đọc nội dung bài. - Nêu yêu cầu. - HS đọc 3 ý kiến trong bài, lựa chọn 1 ý kiến hoặc đưa ra ý kiến khác. - HS nêu ý kiến mình lựa chọn trong nhóm cho bạn góp ý. - Một số học sinh phát biểu ý kiến trước lớp. * Bài 3 - GV nhận xét chung. - Đọc bài, nêu yêu cầu. - Viết đoạn văn theo yêu cầu. - Một số em đọc bài trước lớp. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS hoàn thiện nốt BT3. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Tiết 6 – 7: ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_27.doc