Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7

BÀI 7: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT

(1 Tiết )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

Sau bài học:

 - HS củng cố, khái quát hoá và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề

Chất.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu,

phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt

động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ

học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các câu trả lời cho câu hỏi, bài tập

xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường

gặp.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất trung thực:

Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm:

Có ý thức tự giác

trong học tập, biết chăm sóc, bảo vệ môi

trường nước và môi trường không khí.

 

doc 7 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7

Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7
TUẦN 7
KHOA HỌC 
BÀI 7: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT
(1 Tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù
Sau bài học: 
 - HS củng cố, khái quát hoá và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề
Chất. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu,
phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt
động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ
học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các câu trả lời cho câu hỏi, bài tập
xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường
gặp.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất trung thực:
Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Phẩm chất trách nhiệm:
Có ý thức tự giác
trong học tập, biết chăm sóc, bảo vệ môi
trường nước và môi trường không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
 Hình sơ đồ trong bài 7 SGK. 
2. Học sinh:
 SGK, VBT và một số tranh ảnh sưu tầm về ô nhiễm môi trường và ô 
nhiễm môi trường không khí........
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: 
Câu 1
Đọc thông tin trong hình 1 và nói với bạn về những nội dung đã học trong chủ đề Chất.
Trả lời:
Các nội dung đã học trong chủ đề chất:
- Nước:
Tính chất của nước: Vận dụng tính chất của nước trong cuộc sống.
Vai trò của nước: trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt.
Sự chuyển thể của nước: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Sự ô nhiễm nguồn nước: Nguyên nhân, tác hại; Cách làm sạch và bảo vệ nguồn nước.
Tiết kiệm nước: Sự cần thiết phải tiết kiệm; Việc làm tiết kiệm nước.
- Không khí:
Không khí có ở đâu: Thành phần và tính chất của không khí.
Vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy.
Gió: Sự hình thành gió và mức độ mạnh của gió; Cách phòng chống bão.
Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân, tác hại; Việc làm bảo vệ bầu không khí.
Câu 2
Quan sát hình 2 và cho biết:
Vì sao người ta lại gác các thanh củi lên nhau để tạo thành nhiều khe trống?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các thanh củi không được gác lên nhau?
Trả lời:
Quan sát hình 2 trả lời như sau:
Người ta lại gác các thanh củi lên nhau để tạo thành nhiều khe trống để cung cấp đủ không khí nhằm duy trì sự cháy của thanh củi.
Nếu các thanh củi không được gác lên nhau sẽ không đủ không khí để suy trì sự cháy dẫn đến lửa sẽ bị tắt.
Câu 3
Trong câu chuyện Cáo, Thỏ và Gà Trống có chi tiết: Nhà của Cáo làm bằng băng, nhà của Thỏ làm bằng gỗ, mùa xuân đến nhà của Cáo tan ra thành nước (Hình 3).
Hãy cho biết nhà của Cáo đã xảy ra hiện tượng gì.
Câu 4
Hội nghị Môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 năm 1972 tại Xtốc-khôm, Thụy Điển. Từ đó, Liên hợp quốc đã chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là ngày Môi trường thế giới để thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới.
Em hãy vẽ bức tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lành cho ngày Môi trường thế giới.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
KHOA HỌC
Bài 8: ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
 + Vật tự phát sáng : Mặt trời, ngọn lửa,
 + Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, bàn ghế , 
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. 
2. Kĩ năng
- Thực hành làm được các thí nghiệm để phát hiện kiến thức
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh phóng to
- HS: chuẩn bị theo nhóm: hộp kín màu đen; đèn pin ; tấm kính; nhựa trong; ống nhựa mềm ; tấm gỗ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Bàn tay nặn bột
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động:
 Trò chơi: Hộp quà bí mật 
+ Bạn hãy nêu ích lợi của việc ghi laị âm thanh?
+Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
+ Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV
+ Giúp chúng ta lưu giữ và nghe lại được nhiêù lần những âm thanh hay
+ Gây đau đầu, mất ngủ, tạo ra các bệnh thần kinh
+ Có quy định chug về không gây tiếng ồn nơi công cộng/ Sử dụng vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn
2. Bài mới: 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
Bước1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- GV yêu cầu HS so sánh khi tắt hết đèn, đóng kín cửa sổ và khi bật đèn mở cửa sổ thì nhìn các dòng chữ trên bảng như thế nào? Vì sao?
+ Em biết gì về ánh sáng?
Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .
- GV cho HS đính phiếu lên bảng
- GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
+ Có nhóm nào có thắc mắc gì không?
 - GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi .
- GV chốt phương án : Làm thí nghiệm
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
* Với nội dung tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng, GV có thể gợi ý TN: Dùng 1 ống nhựa mềm, đặt ống thẳng vào mắt và nhìn các vật xung quanh thì thấy các vật bên ngoài. Khi uốn cong ống thì không thấy các vật nữa. Vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng vì khi uốn cong thì ánh sáng từ vật không truyền được tới mắt nữa.
 * Với nội dung tìm hiểu Ánh sáng có thể truyền qua một số vật, Gv có thể sủ dụng TN: Dùng đèn pin chiếu qua các vật như tấm kính trong, tấm ni – lông trong, tấm bìa cứng, cuốn sách, tấm gỗ HS có thể nhận ra ánh sáng có thể truyền qua một số vật như tấm kính trong, tấm ni – lông trong và không truyền qua các vật như tấm bìa cứng, cuốn sách, tấm gỗ.
* Với nội dung tìm hiểu Mắt nhìn thấy vật khi nào?, GV có thể sử dụng TN ở SGK trang 91.
Bước 5:Kết luận kiến thức:
- GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
- GV tổng kết, nêu nội dung bài học: Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đo truyền vào mắt
3. HĐ ứng dụng 
- Hãy nêu các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
4. HĐ sáng tạo 
- Dự đoán: Nếu không có ánh sáng thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS lắng nghe
- HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :
Chẳng hạn:
+ Có ánh sáng ta sẽ nhìn thấy mọi vật.
+ Ánh sáng có thể xuyên qua một số vật.
- HS thảo luận nhóm  thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
- HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu
- HS  nêu câu hỏi:
Chẳng hạn
+ Ánh sáng có thể xuyên qua được các vật không?
+ Ánh sáng có thể xuyên qua được các vật nào?
- Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án
+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.
+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..
 - HS nhận đồ dùng TN, tự bố trí TN, thực hiện TN, rút ra kết luận từ TN theo nhóm và điền thôngtin các mục còn lại vào vở Ghi chép khoa học về các kiến thức về ánh sáng.
- Quan sát và thảo luận thống nhất ý kiến.
- HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
- HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
- HS nêu lại bài học.
+ Các vật tự phát sáng: Mặt Trời, bóng đèn điện, ngọn lửa,...
+ Các vật được chiếu sáng: bàn ghế, sách vở,...
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_7.doc