Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Tiết 1+2)
Khoa học
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài giảng điện tử, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3. Khay nước, khay đá, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở ghi.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (Tiết 1+2)
Khoa học Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. - Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. - Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” * Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3. Khay nước, khay đá, bảng nhóm. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS,dẫn dắt vào bài mới Trò chơi: Thử tài đoán nhanh - GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó bảng khô. - Từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu? - GV nhận xét, tuyên dương - HS quan sát - HS trả lời - HS lắng nghe - GV giới thiệu- ghi bài - HS ghi bài 2. Khám phá (20’) HĐ 1: Sự chuyển thể của nước *Thí nghiệm 1: Mục tiêu: Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. - GV chia lớp thành 4 nhóm HS, yêu cầu tất cả HS đọc thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể. - GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10. - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm. + Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào? + Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình? - GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau - HS thực hiện - HS quan sát Nước có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí - HS trả lời - HS trả lời - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. * Thí nghiệm 2: - GV hướng dẫn các nhóm quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm: + Từ còn thiếu ở hình 4b là gì? + Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước? - GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau? - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang11 để củng cố kiến thức. - Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình? - GV tuyên dương - HS trả lời - HS lắng nghe - Thể lỏng - Nóng chảy, bay hơi, ngưng tụ và đông đặc - HS nêu - HS trả lời - HS nhận xét chéo nhau - HS lắng nghe và nêu lại 3. Luyện tập, thực hành (10’) Mục tiêu: Nêu được bằng lời của mình sự chuyển của nước trong tự nhiên * HĐ 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Hướng dẫn các nhóm quan sát và đọc thông tin hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết” + Mây được hình thành như thế nào? + Nước mưa từ đâu ra? + Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta? + Vì sao vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên quan trọng với chúng ta? - HS lắng nghe - HS quan sát - HS nêu - HS trả lời - HS trả lời 4. Vận dụng, trải nghiệm (2’) Mục tiêu: Củng cố ND bài học, liên hệ thực tế. - Nước có thể tồn tại ở thể nào? - Nhận xét tiết học - HS nêu - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Khoa học Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS được củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. * Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử, phiếu học tập - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3’) Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS,dẫn dắt vào bài mới - GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh ai đúng? Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? A. Rắn B. Lỏng C. Khí C. Cả 3 đáp án trên Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là: A. Nóng chảy B. Đông đặc C. Ngưng tụ D. Bay hơi - GV giới thiệu- ghi bài - HS tham gia chơi - HS trả lời - HS trả lời 2. Luyện tập, thực hành (30’) Mục tiêu :Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ theo các gợi ý: + Từ nào trong các từ: Hơi nước, mây đen, mây trắng, giọi mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D? + Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4) trên hình 7? - GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ - GV yêu cầu HS nhận xét chéo nhau. - GV hỏi: Em hãy nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sau khi hoàn thành sơ đồ? *Luyện tập hoàn thành phiếu BT - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi vào phiếu Câu 1: Nước có thể tồn tại ở thể nào? (Nước có thể tồn tại ở thể: rắn, lỏng, khí) Câu 2: Hãy sử dụng các cụm từ: Bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước ở hình 2 và hình 3 trong SGK? (Thể rắn nóng chảy Thể lỏng Thể khí Ngưng tụ Thể lỏng Thể lỏng Đông đặc Thể rắn Thể lỏng Bay hơi Thể rắn) Câu 3: Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích? - GV gọi đại diện các nhóm nêu - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo. - GV nhận xét, khen nhóm trả lời tốt - HS quan sát -Các từ: hơi nước, mây trắng, mây đen, giọi mưa tương ứng với các ô chữ. -Từ in đậm trong hình 6: bay hơi, ngưng tụ, tiếp tục ngưng tụ, mưa, trở về tương ứng với các số tương ứng trong hình - HS trả lời - HS trả lời - Đại diện các nhóm trả lời - HS thực hiện - HS trả lời Mục đích của sấy tóc là để tóc khô vì dưới tác dụng từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi - Đại diện các nhóm nêu - HS thực hiện - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm (2’) Mục tiêu: Củng cố ND bài học, liên hệ thực tế. - GV gọi HS trả lời mục: Em có thể” - Nhận xét tiết học - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_su_c.doc