Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
2. Kĩ năng
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tạo ra những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh.
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh (Tiết 1)
Bài 10: ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nhận biết được những âm thanh xung quanh. 2. Kĩ năng - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. 3. Phẩm chất - Có ý thức tạo ra những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh. - HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Khởi động: Trên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời câu hỏi 2. Khám phá: - Nêu một số âm thanh mà em biết? Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? . * HĐ2:Tiến trình đề xuất: Bước1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Âm thanh có ở khắp mọi nơi, xung quanh các em. Theo các em, âm thanh được tạo thành như thế nào? Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học . - GV cho HS đính phiếu lên bảng - GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. - GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm đó. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. - GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính: + Âm thanh được tạo thành như thế nào? - GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi . - GV chốt phương án : Làm thí nghiệm Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: - Để trả lời câu hỏi: Âm thanh được tạo thành như thế nào?, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào? *Thí nghiệm 1: Rắc một ít giấy vụn lên mặt trống. Gõ trống và quan sát xem hiện tượng gì xảy ra. - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu: + Khi gõ trống, em thấy điều gì xảy ra ?Nếu gõ mạnh hơn thì các vụn giấy ntn? * Thí nghiệm 2: Hãy đặt tay lên cổ, khi nói tay các em có cảm giác gì? - Gọi 1 HS trả lời. - GV giải thích thêm: Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm. - GV: Như vậy âm thanh do các vật rung động phát ra. Đa số trường hợp sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy trực tiếp. 3. HĐ Trải nghiệm: 4. HĐ Củng cố, dặn dò: - HS lần lượt nêu. - HS theo dõi . - HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép : Chẳng hạn: - Âm thanh do không khí tạo ra. - Âm thanh do các vật chạm vào nhau tạo ra. - HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu. - HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu - HS nêu câu hỏi: Chẳng hạn: + Không khí có tạo nên âm thanh không? + Vì sao các bạn cho rằng âm thanh do các vật phát ra tiếng động? - Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế. + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v.. - Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được GV có thể điều chỉnh: - Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm - Cả lớp quan sát. + Các mẩu giấy vụn rung động. Nếu gõ mạnh hơn thì mặt trống rung mạnh hơn nên âm thanh to hơn. + Nếu đặt tay lên mặt trống rồi gõ thì mặt trống ít rung nên kêu nhỏ. + Âm thanh do các vật rung động phát ra. - HS thực hành theo nhóm và rút ra kết luận: + Khi nói tay em thấy rung. - Nghe. - HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc - HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu. - HS đọc lại kết luận. - Ghi nhớ kiến thức. - Hãy tạo ra âm thanh từ các vật xung quanh. Nhận xét về các âm thanh đó (to, nhỏ, mang lại cảm giác dễ chịu hay khó chịu,...) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Bài 10: ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH (T2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, lỏng, qua không khí. 2. Kĩ năng - Thực hành được thí nghiệm để tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh - Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí. 3. Phẩm chất - Ham thích tìm tòi và khám phá khoa học 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh vẽ minh hoạ. - HS: Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ (lon); vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây chun; một sợi dây mềm (bằng sợi gai, bằng đồng,); trống; đồng hồ, túi ni lông (để bọc đồng hồ), chậu nước. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động: + Âm thanh được tạo thành như thế nào? + VD để chứng tỏ âm thanh do các vật rung động phát ra. - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Âm thanh do các vật rung động phát ra + Gõ trống phát ra âm thanh vì bề mặt trống bị rung lên 2. Khám phá: Tai ta nghe được âm thanh là do âm thanh truyền qua nhiều môi trường và truyền đến tai ta. Vậy các em có muốn biết âm thanh truyền qua những môi trường nào không? HĐ2:Tiến trình đề xuất: Bước1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - Âm thanh có ở xung quanh các em, theo các em, âm thanh lan truyền được qua những môi trường nào? Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học . - GV cho HS đính phiếu lên bảng - GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. - GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm đó. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. - GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính: + Âm thanh truyền được qua chất rắn, chất lỏng, không khí hay không? + Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn? - GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi - GV chốt phương án: Làm thí nghiệm Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: - Lắng nghe + Âm thanh truyền được qua chất lỏng. - HS suy nghĩ - HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :Chẳng hạn: + Âm thanh truyền được qua cửa sổ. + Âm thanh truyền được qua bàn ghế, cửa, nền nhà.... + Ở gần nghe âm thanh to... - HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu. - HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu - Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế. + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v.. - Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được GV có thể điều chỉnh. - HS tiến hành làm thí nghiệm như hình 3, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu. + Âm thanh truyền được qua không khí. * Trả lời câu hỏi Âm thanh truyền được qua không khí không, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào? - Đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ reo. Âm thanh truyền đến tai em qua chất nào? - Đưa đồng hồ đang đổ chuông vào túi ni-lông, buộc chặt túi rồi thả vào bình nước (Hình 3). Áp một tai vào thành bình, tại kia được bịt lại. Em có nghe tiếng chuông đồng hồ không? Âm thanh truyền đến tai em qua những chất nào? + Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? GV tiểu kết. * Trả lời câu hỏi Âm thanh truyền được qua chất rắn không, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào? - Các nhóm làm thí nghiệm: Áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại, sau đó gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn sẽ nghe được âm thanhvà đưa ra kết luận: Âm thanh truyền qua chất rắn - HS làm thí nghiệm H4 –trang 41 - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu. + Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? * Trả lời câu hỏi: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn. Bước 5:Kết luận kiến thức: - GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm. - GV rút ra tổng kết. * Kết luận, rút ra bài học 3. HĐ ứng dụng trải nghiệm: - Lấy VD về âm thanh bị yếu đi khi lan truyền ra xa * GDBVMT: Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người nhưng cần tạo ra những âm thanh có cường độ vừa phải để không làm ô nhiễm môi trường, tạo không khí thoải mái để làm việc và học tập 4. HĐ: Dặn dò: - HS làm thí nghiệm: H5 Một bạn đứng đầu lớp nói một câu và cho 2 bạn: 1 bạn đứng gần, 1 bạn đứng xa. Nhận xét về âm thanh nghe được và kết luận: Âm thanh lan truyền đi xa sẽ yếu đi. - HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc - HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu. - HS nối tiếp nêu VD - HS liên hệ - Trò chơi "Nói chuyện điện thoại" IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_10_am.doc