Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT;

HS có khả năng:

-Nhận biết được các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường.

-Có thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường.

-Có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực;

-Bước đầu biết cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.

II. CHUẨN BỊ

a) Đối vớiGV

-Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

-Bảng, bút viết;

Các tình huống bạo lực HĐ đã xảy ra đối với HS của trường hoặc các tình huống đã xảy ra ở trường khác để HS tập xử lý.

b) Đối với HS

-HS lớp trực tuần chuẩn bị ND về các hình thức bạo lực HĐ và tác hại của bạo lực HĐ.

-HS toàn trường nhớ lại, thu thập các hiện tượng BLHĐ đã xảy ra đối với Hs của trường để cùng tìm cách giải quyết tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

HĐ1: CHÀO CỜ

HĐ2: NHẬN BIẾT CÁC BIỂU HIỆN BLHĐ VÀ TÁC HẠI CỦA BLHĐ:

-HS đại diện lớp trực tuần- dẫn chương trình nêu vấn đề Bạo lực HĐ là một vấn nạn có ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý, sức khỏe của người bị bạo lực. Theo các bạn:

1. BLHĐ thường biểu hiện dưới các hình thức nào?

2. BLHĐ gây tác hại như thế nào đối với người bị bạo lực, người chứng kiến?

3. Chúng ta có chấp nhận một môi trường nhà trường, hay lớp học xảy ra những hiện tượng bạo lực HĐ không?

HĐ3: GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN TÍCH CỰC ĐỀ PHÒNG, TRÁNH BLHĐ

-Lớp trực tuần tập hợp các tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS trong lớp, trong trường và lựa chọn những tình huống điển hình nhất( tránh nói tên và lớp của bạn có mâu thuẫn) để nêu ra cho các bạn tìm cách giải quyết tích cực, mang tính xây dựng.

- Với từng tình huống đều khích lệ các bạn trong trường đưa ra những cách giải quyết mà theo các bạn đó là tích cực, mang tính xây dựng.

- Đại diện lớp trực tuần tổng hợp các cách giải quyết đã được đưa ra đối với từng tình huống, phân tích ưu điểm và hạn chế của từng cách giải quyết để các bạn chọn ra những cách giải quyết phù hợp cho từng tình huống.

-Đại diện lớp trực tuần tiếp tục đặt câu hỏi. Nếu một bên thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, nhưng bên kia không hợp tác thì chúng ta phải làm gì?

- Ghi nhận những ý kiến đúng của các bạn và đưa ra thông điệp. Lúc đó cần tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, BGH,TPT, bác bảo vệ

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Yêu cầu HS các lớp tiếp tục vận dụng những hiểu biết sau hoạt động vào giải quyết các mâu thuẫn gặp phải trong quá trình học tập, vui chơi.

 

doc 3 trang trithuc 17/08/2022 13360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thanh Hương
TUẦN 15
Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ. CHỦ ĐỀ 4. TRUYỀN THỐNG. DIỄN ĐÀN PHÒNG CHỐNG HỌC ĐƯỜNG. 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT;
HS có khả năng:
-Nhận biết được các hình thức bạo lực học đường và tác hại của bạo lực học đường.
-Có thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường.
-Có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực;
-Bước đầu biết cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
II. CHUẨN BỊ
Đối vớiGV
-Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
-Bảng, bút viết;
Các tình huống bạo lực HĐ đã xảy ra đối với HS của trường hoặc các tình huống đã xảy ra ở trường khác để HS tập xử lý.
Đối với HS
-HS lớp trực tuần chuẩn bị ND về các hình thức bạo lực HĐ và tác hại của bạo lực HĐ.
-HS toàn trường nhớ lại, thu thập các hiện tượng BLHĐ đã xảy ra đối với Hs của trường để cùng tìm cách giải quyết tích cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
HĐ1: CHÀO CỜ
HĐ2: NHẬN BIẾT CÁC BIỂU HIỆN BLHĐ VÀ TÁC HẠI CỦA BLHĐ:
-HS đại diện lớp trực tuần- dẫn chương trình nêu vấn đề Bạo lực HĐ là một vấn nạn có ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý, sức khỏe của người bị bạo lực. Theo các bạn:
1. BLHĐ thường biểu hiện dưới các hình thức nào?
2. BLHĐ gây tác hại như thế nào đối với người bị bạo lực, người chứng kiến?
3. Chúng ta có chấp nhận một môi trường nhà trường, hay lớp học xảy ra những hiện tượng bạo lực HĐ không?
HĐ3: GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN TÍCH CỰC ĐỀ PHÒNG, TRÁNH BLHĐ
-Lớp trực tuần tập hợp các tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS trong lớp, trong trường và lựa chọn những tình huống điển hình nhất( tránh nói tên và lớp của bạn có mâu thuẫn) để nêu ra cho các bạn tìm cách giải quyết tích cực, mang tính xây dựng.
- Với từng tình huống đều khích lệ các bạn trong trường đưa ra những cách giải quyết mà theo các bạn đó là tích cực, mang tính xây dựng.
- Đại diện lớp trực tuần tổng hợp các cách giải quyết đã được đưa ra đối với từng tình huống, phân tích ưu điểm và hạn chế của từng cách giải quyết để các bạn chọn ra những cách giải quyết phù hợp cho từng tình huống.
-Đại diện lớp trực tuần tiếp tục đặt câu hỏi. Nếu một bên thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, nhưng bên kia không hợp tác thì chúng ta phải làm gì?
- Ghi nhận những ý kiến đúng của các bạn và đưa ra thông điệp. Lúc đó cần tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, BGH,TPT, bác bảo vệ
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Yêu cầu HS các lớp tiếp tục vận dụng những hiểu biết sau hoạt động vào giải quyết các mâu thuẫn gặp phải trong quá trình học tập, vui chơi.
Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 15
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em” 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng
HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, 
- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban 
- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu
- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)
- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề 
-Gv nêu những yêu cầu để có lớp học an toàn, thân thiện như:
+Giúp nhau trong học tập, khi gặp khó khăn
+Chơi hoàn đồng với tất cả các bạn
+Tự giác thực hiện những quy định của trường, lớp
+Không bắt nạt nhau
+Tránh gây ra sự không an toàn trong lớp
-GV yêu cầu HS nêu lên những hành động tích cực, đáng khích lệ, cả những hành động không mong đợi đã thể hiện trong lớp cần khắc phục
ĐÁNH GIÁ
Cá nhân tự đánh giá
GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:
+Nhận biết được các biểu hiện của bắt nạt
+Biết ứng xử phù hợp khi bắt nạt
-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên
-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm
-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau 
c) Đánh giá chung của GV
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
HS nghe.- Các ban thực hiện theo CTHĐ.
- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
-HS lắng nghe 
- HS chia sẻ, lắng nghe
-HS tự đánh giá
-HS đánh giá lẫn nhau
-HS theo dõi

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc