Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024
Tiết 29: Đọc: Bầu trời trong quả trứng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con.
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con
gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình .
* Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2023-2024
TUẦN 5 Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2023 Sáng : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Tiết 13: Sinh hoạt dưới cờ TIẾNG VIỆT: Tiết 29: Đọc: Bầu trời trong quả trứng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời trong quả trứng. - Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chú gà con. * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của chú gà con gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể, nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ theo cảm nhận của mình . * Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về những con vật mà em yêu thích, - HS thảo luận nhóm đôi - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Một mà trời đất đã lâu/ Đólà một màu nâu,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật lúc còn ở trong quả trứng(vào những từ ngữ lặp lại) và lúc nhìn thấy bầu trời xanh... - HS đọc - Bài chia làm 2 đoạn, Đoạn 1: Từ đầu đến Cứ việc mà yên nghỉ Đoạn 2: Còn lại - HS đọc nối tiếp - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? - HS thảo luận theo cặp và trả lời +Bầu trời bên trong quả trứng chỉ 1 màu nâu, không có gió, không có nắng, không lắm sắc màu, chỉ có một vòm trời màu nâu như nhau. - GV cho HS quan sá hình ảnh trong SGK và giới thiệu( Có thể dùng vật thật cho gần gũi với HS) - HS chỉ tranh và giới thiệu + Lúc còn ở trong quả trứng + Lúc bước ra thế giới bên ngoài. - Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng ? - HS thảo luận và chia sẻ -Bầu trời bên ngoài có những điều thấy lạ lẫm, bất ngờ: + Nhiều gió lộng. + Nhiều nắng reo. + Thấy thương yêu, biết là có mẹ. - Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn? - HS trả lời -Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em. - HS làm việc theo nhóm và trình bày - GV kết luận, khen ngợi HS 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: - Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? - HS trả lời.VD: Mỗi chặng đường cuộc sống có những điều thú vị riêng. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về học bài, chuẩn bị bài sau TOÁN: Tiết 21: Bộ chữ số bí ẩn (Tiết 1) (Bài học Stem) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: HS nắm được cách đọc, viết các số có sáu chữ số. * Năng lự đặc thù: – Đọc, viết được các số có sáu chữ số. – Nhận biết được giá trị theo vị trí của từng chữ số trong một số. – Có cơ hội hình thành và phát triển , năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán. * Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC – Phiếu học tập (mỗi HS 1 phiếu), phiếu đánh giá. – Bìa cứng: 4 tờ khổ A4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu - GV mời HS tham gia trò chơi “Tìm nhanh – Viết đúng” – GV giới thiệu cách chơi: + Quản trò nêu các số có 6 chữ số. + Người chơi viết nhanh số đó vào bảng con. – HS theo dõi. – Quản trò chủ trì trò chơi. – HS chơi trò chơi. – Kết thúc trò chơi, GV khen HS có nhiều câu trả lời đúng. – GV nêu vấn đề với HS: Có cách nào để lập nhanh các số mà không cần viết bảng không nhỉ? – HS trả lời theo suy nghĩ. – GV dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. * GV yêu cầu HS hoàn thành bảng ở trang 17 sách Bài học STEM 4. – HS hoàn thành bảng. – GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS trả lời. – GV mời HS khác nhận xét câu trả lời của bạn đúng chưa, nếu chưa đúng thì đọc lại cách đúng. – HS nhận xét câu trả lời của bạn. – GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn thành. – HS hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp. Gợi ý: – HS chia sẻ kết quả trước lớp b) Em hãy nêu giá trị của từng chữ số trong số 234 139. Gợi ý: – HS trả lời. – Em hãy nêu giá trị của từng chữ số trong số 12 388. Gợi ý: – HS trả lời. – GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành. – HS hoàn thành phiếu. – GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp. Gợi ý: – HS chia sẻ kết quả trước lớp. – GV mời HS nhận xét, bổ sung. – HS nhận xét. – GV nhận xét và chuyển sang hoạt động sau. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành. – GV nêu yêu cầu bài toán: Tìm mật mã + Mật mã không chứa chữ số 2 ở hàng chục nghìn. + Chữ số hàng đơn vị là số lẻ. Số nào dưới đây là mã số mở cửa kho báu? A. 423 789 B. 352 758 C. 253 137 D. 435 114 – HS trả lời. Số 253 137 – GV mời HS khác nhận xét. – HS nhận xét bạn trả lời. – GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành. – HS hoàn thành phiếu học tập số 3. – GV mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp. – HS chia sẻ kết quả trước lớp. – GV mời HS nhận xét, bổ sung. – HS nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. – GV nhận xét đánh giá giờ học: GV khen ngợi các nhóm HS tham gia tích cực hoạt động và động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ: Tiết 9: Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức - Nắm được kiến thức cơ bản về thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ * Năng lực đặc thù: - Năng lực khoa học: Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. * Năng lực chung: Năng lực Tự chủ và tự học; Năng lực Giao tiếp và hợp tác, Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, hình ảnh, video về thiên tai, biện pháp phòng chống thiên tai. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: - GV hỏi: - HS trả lời + Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV giới thiệu- ghi bài - Lắng nghe 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai. - GV gọi HS đọc thông tin trong SGK. - HS đọc - Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - HS lần lượt kể tên một số thiên tai +Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét đậm, rét hại, - GV chiếu video, hình ảnh về thiên tai xảy ra ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - HS xem video - Em có cảm nhận gì sau khi xem video - HS nêu suy nghĩ - Ở nơi em sinh sống có những thiên tai nào xảy ra? - HS trả lời - Đọc thông tin và sơ đồ hình 15, em hãy nêu một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai. - HS nêu + Trồng rừng và bảo vệ rừng. + Xây dựng các công trình thủy lợi. + Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai. + Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. + Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai. - GV nhận xét kết hợp chiếu hình ảnh về các biện pháp phòng chống thiên tai. - HS quan sát - Em và người dân ở nơi em sinh sống đã làm gì để phòng chống thiên tai? - HS trả lời 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: - GV gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc - GV cho HS trả lời Đ/S bằng thẻ ý kiến - HS bày tỏ ý kiến và giải thích câu trả lời. a) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia (Cambodia). ( S. ) b) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước. ( Đ ) c) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn thuận lợi cho phát triển thuỷ điện. ( Đ ) d) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước. ( Đ ) - GV nhận xét. - HS nhận xét - GV nhận xét chung, khen ngợi HS đã đưa ra đáp án đúng 4. Hoạt động Vận dụng: - Nếu đi du lịch ở thị xã Sa Pa, em sẽ chọn đi vào mùa nào trong năm? Vì sao? - HS suy nghĩ và viết vào vở - GV gọi HS chia sẻ bài làm - 2 – 3 HS chia sẻ lựa chọn và lí do của bản thân - GV nhận xét - HS nhận xét - Nhận xét tiết học. KHOA HỌC: Tiết 9: Bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức - HS biết vai trò của không khí và các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành * Năng lực đặc thù: - Quan sát và làm thí nghiệm để: Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy. - Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống. * Năng lực chung: Năng lực Tự chủ và tự học; Năng lực Giao tiếp và hợp tác, Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, dụng cụ để HS làm các thí nghiệm ở hình 1 SGK, tranh ảnh - HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: - GV hỏi: + Làm thế nào để tắt ngọn nến đang cháy mà không cần thổi? - GV chốt: Ta chỉ cần lấy 1 chiếc lọ nhỏ úp vào ngọn nến. - HS suy ngẫm trả lời. - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: HĐ 1: Vai trò của không khí đối với sự cháy: - GV cho HS quan sát hình 1 SGK để đưa ra dự đoán, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán, qua đó hình thành kiến thức về vai trò của không khí với sự cháy. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm. - GV yêu cầu nhóm HS quan sát hình 1 và đưa ra dự đoán về thời gian tắt của ba ngọn nến trên bảng nhóm. - GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi chép kết quả, thảo luận và giải thích kết quả vào bảng nhóm. - GV cho các nhóm trình bày kết quả và nhân xét chéo nhau. - GV chốt: Ngọn nến ở hình 1b tắt nhanh nhất, sau đó đến ngọn nến ở hình 1c và cuối cùng là ngọn nến ở hình 1a. Nguyên nhân là do lượng không khí ở hình 1b ít nhất, sau đó đến hình 1c, còn nến ở hình 1a luôn có không khí xung quanh nên chỉ tắt khi hết nến. Vậy: không khí có vai trò duy trì sự cháy. HĐ 2: Vai trò của không khí đối với sự sống - GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm đơn giản như hình 2, quan sát các hình 3,4 SGK trả lời các câu hỏi để HS dần chiếm lĩnh kiến thức về vai trò của không khí đối với sự sống. HĐ 2.1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. Yêu cầu HS làm theo hướng dẫn, trả lời các câu hỏi và trao đổi kết quả với bạn. - GV nhận xét, chốt: Để tay trước mũi, ngậm miệng lại rồi hít vào thở ra sẽ thấy có luồng gió nhẹ từ mũi thổi vào tay. Lấy tay bịt mũi, ngậm miệng lại sẽ thấy khó thở và khó chịu. Vậy không khí có vai trò duy trì sự sống của con người. HĐ 2.2: GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm 4, quan sát hình 3, thảo luận và trả lười câu hỏi vào phiếu nhóm. - GV cho 1- ... quyết vấn đề và sáng tạo * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: * Khởi động: - HS hát và vận động theo nhạc - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Bài yêu cầu làm gì? - Đọc các số và cho biết chữ số 8 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào. - GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS. Bài 2: - Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài. - Chọn câu trả lời đúng - GV yêu cầu HS suy nghĩ và ghi đáp án ra bảng con - HS thực hiện vào bảng con - Nhận xét, chia sẻ - Em hãy nêu cách làm - Dùng phương pháp loại trừ để tìm được đáp án chính xác. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. Bài 3: - Bài yêu cầu làm gì? - Viết các số tương ứng với cách đọc - GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. - Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi - là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. Bài 4: - Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài. - Tính giá tiền của mỗi giỏ hàng - GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. Giỏ A: 32 000 đổng, giỏ B: 704 000 đổng, giỏ C: 1 000 000 đổng. - GV hỏi: 5 hộp quà và 3 bông hoa có giá bao nhiêu tiền? - HS nêu - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. Bài 5: - Bài yêu cầu làm gì? - Lập số chẵn có 6 chữ số theo điều kiện đã cho - GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. - Kết quả: 300 118. - Số có 6 chữ số gồm những hàng nào? - Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn? - HS nêu - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: - Em hãy tính số tiền khi đi mua hàng: 5 lon nước ngọt, 12 bông hoa, 1 hộp quà (giá tiền như ở bài 4) - HS thực hiện - Nhận xét tiết học. CÔNG NGHỆ: Tiết 10: Bài 4: Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu (Tiết 1)) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. - Nêu được các vật liệu, dụng cụ cần thiết để gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. * Năng lực đặc thù: Đề xuất được loại hoa, cây cảnh và dụng cụ, vật dụng, vật liệu phù hợp với thực tiễn và mục tiêu của bài học.Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. * Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vật dụng, dụng cụ để gieo hạt hoa, cây cảnh; các thẻ chữ hoặc phiếu học tập để tổ chức hoạt động tìm hiểu các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động Mở đầu: - GV tổ chức cho HS xem video hướng dẫn trồng hạt trong chậu. GV hỏi: Để gieo hạt hoa, cây cảnh em cần chuẩn bị gì - HS theo dõi. - HS nêu ý kiến. - GV giới thiệu- ghi bài - HS lắng nghe. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Tìm hiểu các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. -GV tổ chức HS đọc nội dung mục 1 trong SGK. - HS đọc. - GV chia lớp thành các đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” dùng các thẻ chữ sắp xếp thứ tự các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. Đội nào có kết quả nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - HS tham gia chơi. -GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh. Bước 2: Sử dụng một tấm lưới nhỏ hay một viên sỏi có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước đặt lên trên lỗ thoát nước ở đáy chậu. Bước 3: Cho một lượng giá thể vừa đủ vào chậu. Bước 4: Đặt cây đứng thẳng ở giữa chậu cho thêm giá thể vào châu cho đến khi lấp kín gốc và rễ, dùng tay ấn nhẹ gốc cho chắc chắn. Bước 5: Tước nhẹ nước quanh gốc cây. -HS theo dõi và lắng nghe. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 thảo luận nhóm đôi và cho biết: + Kể tên các vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết để trồng hoa, cây cảnh trong chậu? + Sắp xếp các ảnh trong hình 1 theo đúng thứ tự các bước trồng hoa, cây cảnh? - HS trao đổi trong nhóm với nhau để sắp xếp. - GV tổ chức các nhóm chia sẻ. + Các vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết là: bao tay, giá thể (đất, mùn cưa, xơ dừa, than,..), xẻng, chậu, hạt hoa, cây cảnh,... + Thứ tự đúng là: e – b – c – d – a. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - GV hỏi: Khi trồng hạt hoa, cây cảnh trong chậu cần lưu ý điều gì? - HS chia sẻ nối tiếp. -GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương nhóm thắng cuộc. (Thứ tự các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu là e – b – c – d – a. - Khi trồng hạt hoa, cây cảnh trong chậu cần lưu ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng hạt hoa, cây cảnh. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ sau khi trồng hoa, cây cảnh. -HS theo dõi và lắng nghe. - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước trồng hạt hoa, cây cảnh. - 2 – 3 HS nhắc. 3.Hoạt động Luyện tập, thực hành: - GV tổ chức HS liên hệ với thực tiễn chia sẻ cách gieo một hạt hoa hoặc một cây cảnh trong chậu mà em được chứng kiến. + GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi. + GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp. - HS thực hiện. - HS chia sẻ nhóm đôi. - HS chia sẻ nối tiếp. - GV nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - GV cho HS xem vi deo về cách gieo cây cảnh trong chậu. - HS theo dõi. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS về nhà chia sẻ các bước trồng hoa, cây cảnh với người thân; chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ để thực hành trồng hoa, cây cảnh trong châu cho tiết sau. - HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Tiết 15:Sinh hoạt lớp Giúp nhau thực hiện nền nếp sinh hoạt An toàn giao thông : An toàn khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học sinh hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đạt mục tiêu đã đặt ra * Năng lực đặc thù: - Học sinh sử dụng được thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đạt mục tiêu đã đặt ra - Học sinh chia sẻ cảm xúc, suy nghi sau khi bắt đầu thực hiện thời gian biểu đã điều chỉnh. - * Năng lực chung: Năng lực Tự chủ và tự học; Năng lực Giao tiếp và hợp tác, Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. -ATGT: HS biết và thực hiện được: + Các bước mặc áo phao cứu sinh. + Sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy A5 đủ cho mỗi học sinh - Tài liệu dạy ATGT, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Phần I 1. Hoạt động tổng kết tuần * Tổng kết các hoạt động trong tuần: * Dự kiến hoạt động tuần sau: - Ban cán sự lớp cử người thực hiện theo yêu cầu của GV - GV bổ sung, đánh giá. 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm. - GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu theo gợi ý: + Những việc đã làm theo thời gian biểu. + Những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. + Chia sẻ những điều chỉnh ( nếu có) - HS làm nêu những việc đã làm theo thời gian biểu; nêu những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. HS chia sẻ những điều chỉnh - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày kết quả thức hiện nền nếp sinh hoạt; chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân - Việc thực hiện mọi nền nếp sinh hoạt có lợi gì? - Lấy ví dụ về tác hại khi không thực hiện nề nếp? - Khi tham gia giao thông( VD đi trên tàu, phà) Việc thực hiện nề nếp theo quy định có ích lợi gì? - HS chia sẻ cảm xúc cá nhân; ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân. -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời 3. Trò chơi Nếu quên..., bạn nên.... - GV tổ chưc cho HS viết công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tờ giấy rồi thả vào một chiêc hộp. - GV tổ chức cho các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng. - HS làm việc theo nhóm 4 - Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên được được khuyên ghi lại lời khuyên để thức hiện và sẽ phản hồi sau. - GV kết luận: HS có thể tin tưởng, chia sẻ với bạn bè trong lớp những vấn đề băn khoăn để nhận được sự hỗ trợ, phương án giải quyết. Việc thức hiện thời gian biểu thường phải có điều chỉnh: điều chỉnh thời gian cho phù hợp - HS làm việc nhóm 2 4. Cam kết hành động. - GV nhắc HS tiếp tục thực hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh. - GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn - Đề nghị HS chuẩn bị các câu đố cho hoạt động tuần sau. - HS thực hiện công việc theo thời gian biểu đã điều chỉnh; theo lời khuyên của bạn. B. Phần 2 : An toàn giao thông : Bài 7 : An toàn khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy a. Hoạt động Mở đầu : - GV cho HS hát bài hát “ Em đi chơi thuyền” - GV giới thiệu bài - GVghi tên bài học. - - HS hát b. Hoạt động Hình thành kiến thức mới : * Cách mặc áo phao cứu sinh, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhâ ? Nghỉ hè các bạn đã được bố mẹ cho đi tắm biển chưa? ? Đã bạn nào được bố mẹ đăng kí cho học bơi hoặc đưa đi bơi rồi? ? Khi đi bơi, đi tắm biển các bạn có biết mình cần dụng cụ gì để bảo đảm an toàn cho bản thân không? => Phao bơi gọi là dụng cụ cứu sinh ? Vậy áo phao, phao bơi có tác dụng gì? + Đi bơi, đi biển, đi trên tàu, thuyền, bè + Áo phao cứu sinh (gọi tắt là áo phao): Là loại áo được chế tạo dùng để mặc, có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước. - Cho HS thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu sau: + Mỗi nhóm cô sẽ phát cho 1 áo phao. Hãy quan sát các bộ phận trên áo phao để tìm và đưa ra các bước mặc áo phao đúng cách nhất? - GV mời các nhóm: Cho 1HS thực hiện thao tác mặc áo phao. - HS di chuyển tạo nhóm + thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả của mình. - Các nhóm khác bổ sung. - GV cho HS chốt: Các bước mặc áo phao đúng cách. * Cách sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh. Ngoài việc sử dụng áo phao khi đi trên tàu, thuyền, bè, đi bơi, đi biển thì chúng ta còn một số dụng cụ nổi cứu sinh. ? Vậy bạn nào cho cô biết dụng cụ nổi cứu sinh là gì? Tác dụng và cách sử dụng chúng? => Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (gọi tắt là dụng cụ nổi cá nhân): Là thiết bị cứu sinh sử dụng cầm tay hoặc đeo trên người có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu sau: ? Khi nào thì chúng ta phải dùng đến áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh? - HS chia sẻ hiểu biết của mình. - HS thảo luận - HS quan sát, lắng nghe => Áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh là những dụng cụ giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho con người. Vì thế trong thực tế ngoài đi bơi, đi biển ra thì khi đi trên tàu, thuyền, phà phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến để đảm bảo an toàn nếu không may phương tiện giao thông đừng thuỷ bị đắm. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm : - Nhận xét giờ học - Về thực hành mặc áo phao đúng cách.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_5.docx