Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024

Bài 1: ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Điều kì diệu

- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật.

- Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.

- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài thơ, biết yêu quý bạn bè, biết hòa quyện, thống nhất trong tập thể.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

doc 58 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024

Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024
Tuần 1 Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2023
Tiết 1: HĐTN: Sinh hoạt dưới cờ: Dự lễ khai giảng
Tiết 2: Tiếng Việt CHỦ ĐIỂM: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
Bài 1: ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Điều kì diệu 
- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. 
- Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài thơ, biết yêu quý bạn bè, biết hòa quyện, thống nhất trong tập thể.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 1-3p
- GV giới thiệu bài hát “Vui đến trường” Sáng tác: Nguyễn Văn Chung để khởi động bài học.
- GV cùng trao đổi với HS về ND bài bát:
+ Lời bài hát nói lên cô giáo dạy những điều gì?
+ Vậy vào đầu năm học mới, chúng ta hứa với cô như thế nào
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhắc HS và dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
- HS cùng trao đổi về ND bài hát với GV.
+ Cô giáo dạy các em trở tành những người học trò ngoan.
+ Chúng em hứa sẽ chăm ngoan học tập, vâng lời tày cô.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá. 10-15p
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng.
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Ngắt nghỉ câu đúng theo nhịp thơ.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 5 khổ thơ theo thứ tự
- GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào,
- GV hướng dẫn luyện đọc câu: 
Bạn có thấy/ lạ không/
Mỗi đứa mình/ một khác/
Cùng ngân nga/ câu hát/
Chẳng giọng nào/ giống nhau.//
- Hs lắng nghe cách đọc.
- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, nghỉ theo nhịp thơ, từng khổ thơ theo cảm xúc của tác giả: Khổ thơ 1,2,3 đọc với giọng băn khoăn; khổ thơ 4,5 đọc với giọng vui vẻ.
- Mời 5 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ GV nhận xét tuyên dương
- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm.
- 5 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
+ Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ HS lắng nghe, học tập lẫn nhau.
3. Luyện tập: 10-15
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. 
+ Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân,
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”?
+ Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?
+ Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ.
+ Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Một tập thể thích hát.
B. Một tập thể thống nhất.
C. Một tập thể đầy sức mạnh.
D. Một tập thể rất đông người.
- GV giải thích thêm ý nghĩa vì sao lại thống nhất? tập thể thống nhất mang lại lợi ích gì?
+ Câu 5: Theo em bài thơ muốn nói đến điều kỳ diệu gì? 
- Điều kỳ diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Đó là những chi tiết: “Chẳng giọng nào giống nhau, có bạn thích đứng đầu, có bạn hay giận dỗi, có bạn thích thay đổi, có bạn nhiều ước mơ”.
+ Bạn nhỏ lo lắng: “Nếu khác nhau nhiều như thế liệu các bạn ấy có cách xa nhau” (không thể gắn kết không thể làm các việc cùng nhau).
+ Bạn nhỏ nhận ra trong vườn hoa của mẹ mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông hoa nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu đáng mến.
+ Đáp án B: Một tập thể thống nhất.
- HS lắng nghe.
+ Trong cuộc sống mỗi người có một vẻ riêng nhưng những vẻ riêng đó Không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung. Hòa quyện với nhau, với nhau tạo thành một tập thể Đa dạng mà thống nhất.
- Trong lớp học điều kỳ diệu thể hiện qua việc mỗi bạn học sinh có một vẻ khác nhau. Nhưng khi hòa vào tập thể các bạn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Vì thế cả lớp là một tập thể hài hòa đa dạng nhưng thống nhất.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
3.2. Học thuộc lòng.
- GV Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
+ Mời HS đọc thuộc lòng cá nhân.
+ Mời HS đọc thuộc lòng theo nhóm bàn.
+ Mời HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.
+ Mời HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia đọc thuộc lòng bài thơ.
+ HS đọc thuộc lòng cá nhân.
+ HS đọc thuộc lòng theo nhóm bàn.
+ HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.
+ Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
4. Vận dụng trải nghiệm: 1-3p
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Một số HS tham gia thi đọc thuộc lòng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,). 
- Tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu danh từ, vận dụng bài đọc vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 1-3p
- GV giới thiệu bài hát: “Chào năm học mới” tác giả Bích Liễu, do nhóm học sinh Như Ngọc - Hải Đăng - Ngọc Thu - Minh Duyên trình bày.
- GV cùng trao đổi với HS về nội dung câu chuyện để dẫn dắt vào bài:
+ Các bạn nhỏ trong bài hát đi đâu?
+ Đến lớp em sẽ được gặp những ai?
+ Em có thích đi học không?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS cùng trao đổi với GV về nội dung câu chuyện trong bài hát:
+ Các bạn nhỏ trong bài hát đi khai giảng năm học mới.
+ Đến lớp em sẽ được gặp ban bè và thầy cô.
+ HS trả lời theo suy nghĩ
- HS lắng nghe.
2. Khám phá. 10-15p
* Tìm hiểu về danh từ.
Bài 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung:
Thế là kỳ nghỉ hè kết thúc. Nắng thu đã tỏa vàng khắp nơi thay cho những tia nắng hè gay gắt. gió thổi mát rượi đuổi những chiếc lá rụng chảy lao xao. Lá như cũng biết nô đùa, cứ quấn theo chân các bạn học sinh đang đi vội vã. Bạn thì đi với bố, bạn thì đi với mẹ, có bạn lại đi một mình. Ai cũng vội đến trường để gặp lại thầy giáo, cô giáo, bạn bè, gặp lại bàn, ghế thân quen. Hôm nay bắt đầu năm học mới. 
(Hạnh Minh)
- GV mời HS làm việc theo nhóm bàn: 
- GV mời các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận và tuyên dương.
Bài 2. Trò chơi “Đường đua kì thú”.
- GV nêu cách chơi và luật chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi thi đua giữa các nhóm (có thể 2-4 nhóm cùng chơi). Mỗi lượt chơi, mỗi nhóm tung xúc xắc 1 lần và trả lời câu hỏi yêu cầu ttrong đường đi: VD tung xúc xắc trúng ô “vật” thì các thành viên trong nhóm phải nêu được tên một số vật (bàn, ghế, sách, vở,) cứ như thế chơi cho đến khi về đích.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- GV rút ra ghi nhớ:
Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc.
- HS làm việc theo nhóm.
Từ chỉ người
Từ chỉ vật
Từ chỉ hiện tượng tự nhiên
Từ chỉ thời gian
học sinh, bố, mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè.
lá, bàn, ghế
nắng, gió
hè, thu, hôm nay, năm học
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- Các nhóm tham gia chơi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 3-4 HS đọc lại ghi nhớ
3. Luyện tập: 10-15p
Bài 3. Tìm danh từ chỉ người, vật trong lớp của em.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời HS làm việc theo nhóm 4
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra những danh từ chỉ người, vật trong lớp
+ Danh từ chỉ người cô giáo, bạn nam, bạn nữ,...
+ Danh từ ch ...  để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Các nhóm tham vận dụng.
- Cả lớp làm trọng tài: Nhận xét bạn nào giới thiệu hay, hóm hỉnh sẽ được chọn giải nhất, nhì , ba,
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Bài 02: ÔN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (T3) 
 LUYỆN TẬP – Trang 11
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố ,vận dụng tính cộng trừ nhân chia các số trọng phạm vi 100 000
-Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan
- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến tìm phép cộng, phép trừ, nhân chia. 
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 1-3p
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Tổng của 43540 và 7280 là số nào?
+ Câu 2: Hiệu của số 86596 và 25718 là số nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời:
+ Trả lời
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập: 25-30p
Bài 1. (Làm việc nhóm 2) Chọn câu trả lời đúng
GV hướng dẫn cho HS làm vở phiếu nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân) 
Ở một nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em, tháng Một sản xuất được 12 960 sản phẩm.Số sản phẩm sản xuất được trong tháng Hai giảm đi 2 lần so với tháng Một. Hỏi tháng Hai nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
 Gv- hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc nhóm đôi). Tính giá trị của biểu thức:
a.(54 000 - 6 000) : 8
b. 43 680 -7 120 x 5
-GV hướng dẫn học sinh nêu thứ tự thực hiện tính , làm vở và phiểu nhóm, đổi vở nhận xét
-GV lưu ý cho học sinh tính biểu thức có dấu ngoặc và cộng trừ nhân chia
- GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau
Bài 4: (Làm việc cá nhân). Bài toán: GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.1 Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở
Để phục vụ năm học mới, một cửa hàng nhập về 4 050 quyển sách tham khảo. Số sách giáo khoa nhập về gấp 5 lần số sách tham khảo .Hỏi cửa hàng đó nhập về tất cả bao nhiêu quyển sách giáo khoa và sách tham khảo?
- GV chấm 1 số vở, nhận xét tuyên dương.
- HS theo dõi GV hướng dẫn cách chọn và khoanh đáp số
- HS làm việcvào vở và phiếu nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
- HS viết kết quả của phép tính vào vở.
a.Khoanh vào B
b.Khoanh vào D
c.Khoanh vào C
d.Khoanh vào A
- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải, đổi vở soát, nhận xét
Bài giải:
Tháng Hai nhà máy sản xuất được số sản phẩm là:
12 960 : 2 = 6 480 (sản phẩm)
Đáp số: 6 480 sản phẩm
a.(54 000 - 6 000 ) : 8
= 48 000 :8 = 6 000
b.43 680 -7 120 x 5
 = 43 680 – 35 600
 = 8080
- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải, đổi vở soát, nhận xét
Bài giải:
Cửa hàng nhập về số sách giáo khoa là:
4 050 x5 = 20 250 (quyển)
Cửa hàng nhập về tổng số sách giáo khoa và sách tham khảo là:
4 050 + 20 250 =24 300 (quyển)
Đáp số: 24 300 quyển
3. Vận dụng trải nghiệm: 1-3p
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết thứ tự thục hiện tính giá trị của biểu thứcvà gấp hay giảm đi một số lần
+ Bài toán:....
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:.....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 1-3p
- GV hỏi:
+ Nước có những tính chất gì?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức: 15-20p
HĐ3: Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 6 cho biết vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Hình
Vai trò
Hình 6a
Cung cấp nước uống cho con người
Hình 6b
Cung cấp nước uống cho động vật
Hình 6c
Là môi trường sống của động vật, thực vật 
- GV gọi HS chia sẻ, nhắc lại vai trò của nước.
- HS nêu
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 7 cho biết nước sử dụng vào những hoạt động nào và ý nghĩa của những hoạt động đó.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Hình
Nước được dùng để
7a
Tắm gội cho cơ thể sạch sẽ
7b
Nấu chín thức ăn để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người
7c
Trồng lúa để cung cấp lương thực cho con người, phục vụ chăn nuôi
7d
Sản xuất điện phục vụ cho việc thắp sáng
- GV gọi HS trình bày
- HS nêu
- Con người, động vật và thực vật sẽ như thế nào nếu như thiếu nước hoặc không có nước? (con người, động vật sẽ bị khát nước, cây trồng sẽ khô héo, khó phát triển)
- HS trả lời
- Hãy kể các hoạt động khác trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt cần đến nước ở gia đình và địa phương em. (nước uống, rửa rau, giặt quần áo, tưới tiêu,)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời
3. Thực hành, luyện tập: 5-10p
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể hiện: tính chất của nước, vai trò của nước.
- HS hoạt động
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá
4. Vận dụng, trải nghiệm: 1-3p
- Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 4: Tiếng Anh
Tiết 5: HĐTN
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân.
- HS thể hiện được khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào về khả năng của mình
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: trang phục hoặc dụng cụ để thể hiện khả năng của bản thân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân về đặc điểm của em (về những đặc điểm đáng yêu, đáng tự hào của em; cảm xúc của em và người thân)
- HS chia sẻ theo cặp về kết quả trò chuyện với người thân trong gia đình.
- Kết luận: Chúng ta tự tin hơn khi chia sẻ được với người thân, bạn bè về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân
3. Hoạt động nhóm: Thể hiện khả năng của bản thân
- GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn một khả năng của bản thân (vẽ, hát, kịch, võ thuật, chơi đàn, múa, hùng biện,...) và chuẩn bị cho tiết mục thể hiện khả năng của mình.
- HS chuẩn bị
- GV mời một số HS lên thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
- HS thực hiện. 
- Các bạn trong lớp thực hiện những hành động khen ngợi, động viên, cổ vũ bạn (vỗ tay, giơ ngón tay cái...) và nêu cảm nghĩ về khả năng của bạn.
- GV phỏng vấn HS về cảm xúc của các em khi thể hiện khả năng của bản thân. 
- HS chia sẻ
- GV kết luận: Chúng ta cần tự hào về những khả năng của bản thân và tự tin thể hiện khả năng
- HS lắng nghe
4. Cam kết hành động:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với thân về những việc cần làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU
1. kiến thức:
-HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
-HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
2.Kĩ năng:
-HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp.
3. Thái độ:
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
GV: các biển báo
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông.
GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.
GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122
Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo.
Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì?
-GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e)
Hoạt động 3: Trò chơi.
GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi:
Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết.
GV tổng kết , biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất.
Hoạt động 4: Củng cố
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS theo dõi
HS lên bảng chỉ và nói.
-Hình tròn
Màu nền trắng, viền màu đở.
Hình vẽ màu đen.
-Biển báo cấm
- HS trả lời:
*Biển số 110a. biển này có đặc điểm:
Hình tròn 
Màu: nền trắng, viền màu đỏ.
Hình vẽ: chiếc xe đạp.
+Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp
* Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP . ý nghĩa dừng lại.
Biển 208, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên
Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn.
Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác 
Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo.
Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến.
Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ
Biển 305, biển dành cho người đi bộ.
Các nhóm chơi trò chơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1.doc