Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Khuất Thị Dung
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
Tuần 5 : Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: TRUNG THU CỦA EM”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện được nề nếp tham gia trung thu vui, an toàn.Bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học trong sinh hoạt và học tập
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động trong một ngày khoa học
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm khoa học.Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học. Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tích cực cùng với lớp, tôn trọng và xây dựng nếp sống khoa học
II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi chép, vật liệu phục vụ cho việc học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Khuất Thị Dung
TUẦN 5 Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2023 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 2: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC Tuần 5 : Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: TRUNG THU CỦA EM” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thực hiện được nề nếp tham gia trung thu vui, an toàn.Bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học trong sinh hoạt và học tập -Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ về việc sắp xếp hoạt động trong một ngày khoa học - Phẩm chất nhân ái: tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm khoa học..Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học. Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tích cực cùng với lớp, tôn trọng và xây dựng nếp sống khoa học II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi chép, vật liệu phục vụ cho việc học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. − GV yêu cầu HS chỉnh lại quần áo, tóc tai để chuẩn bị làm lễ chào cờ. - GV cho HS chào cờ. - HS quan sát, thực hiện. 2. Sinh hoạt dưới cờ:Trung thu của em - Mục tiêu: tham gia trình diễn tiểu phẩm “Một ngày trên cung trăng” triển lãm giới thiệu sản phẩm theo lớp. Chia sẻ cảm nghĩ khi được giới thiệu sản phẩm cùng các bạn , chia sẻ hình thành thói quen tư duy khoa học trong sinh hoạt và học tập - GV cho HS trình bày tiểu phẩm và chia sẻ - GV cho các nhóm lên đóng vai ,tiểu phẩm giới thiệu một ngày trên cung trăng Chia sẻ niềm vui, tự hào về những đóng góp của mình. Chia sẻ hình thành thói quen tư duy khoa học trong sinh hoạt và học tập - HS xem. - Các nhóm lên thực hiện kêu gọi theo kịch bản và nội dung nhóm lớp xây dựng - HS lắng nghe. 3. Vận dụng. trải nghiệm - Mục tiêu: Củng cố, dặn dò - HS nêu cảm nhận của mình sau buổi sinh hoạt. - HS lắng nghe. GV tóm tắt nội dung chính IV, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ********************************************** TIẾNG VIỆT TIẾT 29 Bài 9: ĐỌC. BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT *Kiến thức: - Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ “Bầu trời trong quả trứng”, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật gà con. - Nhận biết được các sự việc qua lời kể của chú gà con gắn với thời gian, không gian cụ thể; nhận xét được đặc điểm, sự thay đổi của cuộc sống cùng những cảm xúc, nghĩ suy của nhân vật ứng với sự thay đổi của không gian và thời gian. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi chặng đường cuộc sống có những điều thú vị riêng. * Năng lực: - Năng lực chung: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực riêng: năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu, cảm nhận văn bản. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, biết yêu quý bạn bè, biết hòa quyện, thống nhất trong tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Máy tính, máy chiếu, BP HS: Sách, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3’) Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS,dẫn dắt vào bài mới - GV tổ chức cho học sinh múa hát bài: Đàn gà con để khởi động bài học.... – GV yêu cầu HS quan sát tranh, tưởng tượng xem các chú gà con ở ngoài và các chú gà con trong quả trứng đang trò chuyện gì với nhau. - GTB - HS múa hát. - HS nêu theo suy nghĩ của bản thân. VD: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng? 2. Khám phá (20’) Mục tiêu: - Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ “Bầu trời trong quả trứng”, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật gà con. 2.1. Đọc đúng. - GV đọc mẫu. HD: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Chia đoạn: - Đọc nối tiếp theo đoạn. - GV hướng dẫn luyện đọc các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai. VD: Một bầu trời đã lâu Đó là một màu nâu - GV hướng dẫn luyện đọc câu: Không có gió / có nắng. Bỗng / thấy nhiều gió lộng Bỗng / thấy nhiều nắng reo - Đọc ntiếp lần 2, giải nghĩa từ khó - Luyện đọc nhóm - 1 HS đọc bài - Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. + Đoạn 1: Từ đầu đến Cứ việc yên mà ngủ. + Đoạn 2: Còn lại - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - 2 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. - 2 HS đọc - KT đọc nhóm 2.2. Tìm hiểu bài - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. + Câu 1: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng? + Câu 2: Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác vói bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng? - GV nhấn mạnh: Bầu trời ở bên trong quả trứng chỉ có một màu nâu, không có gió, có nắng. Đó là cuộc sống chỉ có một mình, đơn giản, yên ổn, cứ việc yên mà ngủ. Bầu trời và cuộc sống bên ngoài đem đến nhiều cảm xúc cho chú gà con: Ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy bầu trời bên ngoài “Sao mà xanh đến thế!” Cuộc sống náo nhiệt, và vui nhất là biết được có mẹ, cảm nhận tình yêu thương của mẹ. + Câu 3: Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn? Vì sao? - GV có thể hỏi thêm: Liệu có lúc nào chú gà con muốn quay trở về bầu trời trong quả trứng? + Câu 4: Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em? - GV tổ chức cho HS thảo luận, hoạt động theo nhóm 4. + Câu 5: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. - GV nhận xét, tuyên dương - Nêu nội dung bài. - GV nhận xét và chốt: Mỗi chặng đường cuộc sống có những điều thú vị riêng. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Trong bài thơ, chú gà con kể với các bạn về 2 giai đoạn trong cuộc sống của mình: lúc còn ở trong quả trứng và lúc bước ra thế giới bên ngoài. + Bầu trời bên trong quả trứng chỉ có một màu nâu, không có gió, không có nắng, không có lắm sắc màu, chỉ có một vòm trời màu nâu như nhau. => Bầu trời trong quả trứng: Đơn giản, ít sắc màu (chỉ màu nâu), những tháng ngày bình yên, êm đềm (Cứ việc yên mà ngủ). => Bầu trời bên ngoài quả trứng: Có màu xanh kì diệu, chưa từng thấy. Cuộc sống nhiều màu sắc, thanh âm, nhiều cảm xúc, nhiều sự vật. Cuộc sống náo nhiệt, đông vui.... + Theo em, qua cách gà con cảm nhận, miêu tả về bầu trời bên ngoài và bên trong quả trứng, có thể thấy gà con thích cuộc sống bên ngoài quả trứng hơn. Vì ở đó gà con có mẹ, có thể tìm thức ăn, có thể nhìn thấy cuộc sống, nhìn thấy bầu trời thật xanh. - Hs tham gia trả lời theo cảm nhận của mình. - HS thảo luận theo nhóm 4, tổng hợp ý kiến và lên sắm vai gà con, kể tiếp câu chuyện về cuộc sống thú vị của mình. - Tác giả muốn nói với chúng ta: Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng. - HS lắng nghe, ghi nhớ. 3. Luyện tập (10’) Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ và thuộc lòng đoạn em yêu thích. Đọc diễn cảm+ HTL - Mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn thơ. Nêu cách đọc diễn cảm. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn thơ và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp. + HD HTL bài thơ + GV nhận xét tuyên dương - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. - 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp. + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 4. Vận dụng, trải nghiệm (2’) Mục tiêu: Củng cố ND bài học, liên hệ thực tế: - Cuộc sống của em đã có những trải nghiệm gì thú vị? Hãy chia sẻ cùng các bạn. - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết dạy. - CB bài LTC: Động từ - 1 vài HS chia sẻ về những điều thú vị mình đã được trải qua trong cuộc sống. VD: Được đi học, gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn mới; Được tham gia những chuyến trải nghiệm hiểu thêm về cuộc sống xung quanh.. - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Một số HS tham gia thi đọc thuộc lòng. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : ........... ******************************************* TOÁN TIẾT 21: Bài 09: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức - Củng cố sử dụng đơn vị đo góc. - Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. 2. Năng lực a. Năng lực đặc thù: - Vận dụng bài học vào thực tiễn. b. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực toán học: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo góc như ê -ke, thước kẻ 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - HS: SGK và các đồ dùng học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Nôi dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 1 mô hình đồng hồ. Khi GV nêu yêu cầu, HS sẽ chỉnh thời gian sao cho kim giờ và kim phút tạo thành hình theo đúng yêu cầu của GV. + VD: GV yêu cầu: Hãy chỉnh thời gian trên đồng hồ, sao cho kim giờ và kim phút tạo thành hình góc nhọn. + Tương tự như vậy, GV có thể yêu cầu HS tạo thành các hình góc tù, góc bẹt, góc vuông. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. + Các nhóm sẽ nêu thời gian mà nhóm mình tạo ra được, các nhóm khác nhận xét, khen ngợi nếu đúng. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố sử dụng đơn vị đo góc. + Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. Bài 1. Vẽ góc tù (theo mẫu). - GV yêu cầu HS vẽ góc tù vào vở (không nhìn mẫu). - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Trong các hình ảnh dưới đây, em thấy hình nào có góc có số đo bằng 90o? - GV cho HS quan sát tranh, nêu tên các môn thể thao có trong hình. - GV hỏi HS vì sao xác định được hình nào có góc có số đo bằng 90o? - GV nhận xét, chỉnh sửa nếu cần. * Mở rộng: Hỏi HS nào có thể cho ví dụ thêm về 1 số hoạt động thể thao mình đã tham gia có tạo góc tù, góc vuông hoặc góc bẹt? Bài 3: Dùng thước đo góc để đo các góc đỉnh G. a) Cạnh GA, GN b) Cạnh GA, GE c) Cạnh GN, GM - GV yêu cầu HS chỉ vào các góc đỉnh G bài yêu cầu. - GV nhận xét, kết luận, khen ngợi. - GV giới thiệu thêm về hình ảnh vẽ lại tòa phương đình (hoàn thành năm 1899) của nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) ở thị trấn Phát Diệm (ban đầu khi cụ Nguyễn Công Trứ lập nên gọi là Phát Diễm), huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bài 4. Đ, S? (Làm việc nhóm) a) Trong hình bên có góc nhọn, góc tù, góc vuông? b) Trong hình bên có góc bẹt? - GV tổ chức cho HS ... ỗ trợ bạn khi tham gia hoạt động nhóm. Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Bài giảng điện tử - HS : SGK , vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. - GV cho HS chơi: Hái hoa dân chủ để đọc các số sau và cho biết chữ số 5 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào a) 256 094 b) 567 467 - GV nhận xét - Ghi đầu bài a) 256 094: Hai trăm năm mươi sáu nghìn không trăm chín mươi tư. Chữ số 5 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn b) 567 467: Năm trăm sáu mươi bảy nghìn bốn trăm sáu mươi bảy. Chữ số 5 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn - HS ghi vở 2. Khám phá(17 phút) *Mục tiêu: - HS hình thành ý niệm về lớp triệu, số tròn triệu, chục triệu và trăm triệu - GV yêu cầu HS quan sát tranh phần khám phá, nêu dân số của Hy Lạp và Việt Nam năm 2022. - “Mười triệu”, “một trăm triệu” có nghĩa là gì? - GV nhận xét, tổng kết bằng cách dẫn về số đã biết: Mười lần một triệu thì chúng ta có mười triệu. Mười lẩn mười triệu như vậy chúng ta sẽ có một trăm triệu (hoặc một trăm lần một triệu như vậy thi chúng ta có một trăm triệu). - GV giới thiệu cách viểt, đọc số 10 000 000 và 100 000 000 + Mười triệu hay một chục triệu viết là 10 000 000 + Một trăm triệu viết là 100 000 000 - GV đưa ra một số các số tròn chục triệu, trăm triệu (VD: 30 000 000, 40 000 000, 500 000 000, 14 000 000, 743 000 000,...) - GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng + GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? + GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu + Kết luận về lớp triệu. - Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu - Năm 2022, dân số của Hy Lạp là khoảng mười triệu người và dân số của Việt Nam là khoảng một trăm triệu người. - HS nêu theo ý hiểu của mình. - HS lắng nghe - HS đọc lại - HS đọc + HS nêu + HS theo dõi - HS viết ví dụ ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 3. Luyện tập (17 phút) *Mục tiêu: + Củng cố cách đọc số đến lớp triệu, hàng và lớp; + Củng cố về cấu tạo số. Bài 1. (Nhóm 2) - GV chiếu tranh các đồ vật: Xe máy, ô tô, máy tính và các giá tiền. - GV có thể yêu cầu HS nối giá tiền với đồ vật tương ứng sao cho phù hợp. - GV nhận xét - GV yêu cầu 1 vài HS nêu các số tròn trăm triệu bất kì khác. Bài 2: ( Đọc nối tiếp ) - GV chiếu tranh SGK, yêu cầu HS phát hiện quy luật ở mỗi tranh. - GV nhận xét Bài 3: ( Làm vở) - GV nhận xét, kết luận - HS làm theo yêu cầu. - Trình bày bài làm của nhóm. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - 3 HS nêu - Bạn Rô - bốt muốn nhận cúp thì phải điền các số tròn triệu liên tiếp. Bạn Mai muốn nhận cúp thì phải điền được các số tròn chục triệu liên tiếp. - HS thực hiện bằng bút chì vào sách, đọc KQ - HS đổi chéo sách kiểm tra. - 1 HS nêu YC - Làm vở - 1 HS lên bảng chữa bài - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, ghi nhớ. 4. Vận dụng, trải nghiệm: (3phút) *Mục tiêu: Khái quát được nội dung tiết học - GV tổ chức trò chơi: Tìm bạn + GV chuẩn bị 1 số thẻ (khoảng 20 thẻ) có nội dung: thẻ các số tròn chục triệu, tròn trăm triệu; thẻ các chữ số có giá trị khác nhau (VD: Chữ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu.); Nhiệm vụ của các bạn HS là trong thời gian 1phút phải tìm được đồng đội để bắt cặp chính xác. + GV nhận xét. - Dặn HS chuẩn bị học bài sau - HS nghe và thực hiện IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ******************************************************************** Buổi chiều TIẾNG VIỆT Tiết 35: Nói và nghe: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1 Kiến thức: - Biết nói trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Biết vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi nhận xét trong giao tiếp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực riêng: năng lực ngôn ngữ, NL thuyết trình, lắng nghe. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, biết lắng nghe và nhận xét về bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách - HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối (3’) Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS,dẫn dắt vào bài mới - GV giới thiệu bài hát “Bé đi tham quan” để khởi động bài học. + Đố các em bài hát nói về điều gì? - GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới: + Chuyến đi của bạn nhỏ giúp bạn có thêm thật nhiều niềm vui, nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Các em chắc hẳn cũng đã có những trải nghiệm đáng nhớ như vậy thì bài học hôm nay cô mời chúng ta cùng thuật lại hoạt động đó cùng những suy nghĩ, cảm xúc của chúng mình khi tham gia nhé! - HS tham gia hát. + Chuyến đi tham quan thật vui của bạn nhỏ. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập- Thực hành (30’) Mục tiêu: + Biết nói trước nhóm, trước lớp về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 2.1. Nói. - GV hướng dẫn HS sử dụng dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, thuật lại trải nghiệm theo yêu cầu của đề bài. + GV mời 2 HS nói. - GV mời học sinh làm việc cá nhân, mỗi HS tự viết ra giấy 3 điểm nổi vật của bản thân, sau đó tèng em đọc trước lớp. - Cả lớp nhận xét, phát biểu. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.2. Trao đổi, góp ý - GV mời cả lớp trao đổi, góp ý cho những bạn vừa trình bày về: + Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia. + Nội dung hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự. + Suy nghĩ, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, - GV mời các HS khác trình bày. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương - HS lắng nghe cách thực hiện. + 2 HS lên đứng trước lớp thuật lại trải nghiệm của bản thân đã trải qua. - 1 vài HS khác bổ sung ( Có thể đã cùng trải qua hoạt động đó với bạn, hoặc cũng đã từng tham gia hoạt động tương tự), chia sẻ những việc mà mình đã làm trong hoạt động đó. - HS nhận xét bạn mình. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS trao đổi, nêu ý kiến góp ý cho bạn. - Cả lớp lắng nghe. - 1,2 HS sau khi nghe góp ý có thể chỉnh sửa và trình bày bài làm của mình 3. Vận dụng, trải nghiệm (2’) Mục tiêu: Củng cố ND bài học, liên hệ thực tế: - GV tổ chức cho HS thực hành làm một hoạt động thủ công để giúp HS có thêm 1 trải nghiệm đáng nhớ khác. (VD: Tự gấp 1 bó hoa bằng giấy...) - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Các nhóm tham vận dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : ******************************************** HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 5 - TIẾT 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. HS hoàn thành những nội dung còn tồn tại của tiết chính khóa ( nếu có). 2. Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng: + Biết cách xác định hàng và lớp, giá trị của chữ số + Viết được các số chẵn có sáu chữ số thõa mãn yêu cầu bài ra. II. TÀI LIỆU Vở Luyện tập Toán 4 tập 1. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 1. Nhóm: HOẠ MI (HS năng khiếu) - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức: + Biết cách xác định hàng và lớp, giá trị của chữ số + Viết được các số chẵn có sáu chữ số thõa mãn yêu cầu bài ra. + Yêu thích môn Toán. - Làm bài tập: tuần 4 tiết 3 trang 21 vở Luyện tập Toán. 2. Nhóm: SƠN CA (HS đại trà) - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố kiến thức: + Biết cách xác định hàng và lớp, giá trị của chữ số + Viết được các số chẵn có sáu chữ số thõa mãn yêu cầu bài ra. + Yêu thích môn Toán. * Hoàn thành các bài học buổi sáng (Nếu có), bài 1+ bài 2, bài 3 vở Luyện tập Toán trang 21 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ********************************************* HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TUẦN 5. Tiết 15- CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN BẢN THÂN Sinh hoạt lớp:GIÚP NHAU THỰC HIỆN NỀN NẾP SINH HOẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được cách sử dụng thời gian biểu để đảm bảo sinh hoạt nền nếp, nâng cao hiệu quả trong công việc, tổ chức cuộc sống khoa học, đạt mục tiêu đã đặt ra - Học sinh chia sẻ cảm xúc, suy nghi sau khi bắt đầu thực hiện thời gian biểu đã điều chỉnh. 2. Năng lực: * Năng lực đặc thù: Giúp HS biết sắp xếp thời gian. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động tổng kết tuần Mục tiêu : tổng kết tuần học những ưu và nhược điểm của lớp 1. Hoạt động tổng kết tuần * Tổng kết các hoạt động trong tuần * Dự kiến hoạt động tuần sau - Ban cán sự lớp cử người thực hiện theo yêu cầu của GV 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm. - Mục tiêu: HS chia sẻ bản thời gian biểu mà mình đã hoàn thiện. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm. - GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp về kết quả ban đầu thực hiện nền nếp sinh hoạt theo thời gian biểu theo gợi ý: + Những việc đã làm theo thời gian biểu. + Những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. + Chia sẻ những điều chỉnh ( nếu có) - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày kết quả thức hiện nền nếp sinh hoạt; chia sẻ những ý định, những mong muốn thay đổi nền nếp sinh hoạt của bản thân - HS làm nêu những việc đã làm theo thời gian biểu; nêu những việc làm chưa hợp lý khi xây dựng thời gian biểu dấn đến những công việc chưa làm đúng. HS chia sẻ những điều chỉnh 3. Trò chơi Nếu quên..., bạn nên.... - GV tổ chưc cho HS viết công việc mình chưa thực hiện được theo đúng thời gian biểu lên tở giấy rồi thả vào một chiêc hộp. - GV tổ chức cho các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt bắt thăm từng tờ, đọc to nội dung và đề nghị các bạn khác đưa ra lời khuyên tương ứng. - GV kết luận: - HS làm việc theo nhóm 4 - Các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra lời khuyên thuyết phục nhất. Thành viên được được khuyên ghi lại lời khuyên để thức hiện và sẽ phản hồi sau. 4. Cam kết hành động.- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học để khắc sâu nội dung và vận dụng vào thực tiễn. - GV nhắc HS tiếp tục thực hiện hoạt động theo thời gian biểu đã điều chỉnh. - GV nhắc nhở HS thực hiện lời khuyên đã nhận được từ bạn - Đề nghị HS chuẩn bị các câu đố cho hoạt động tuần sau. - HS thực hiện công việc theo thời gian biểu đã điều chỉnh; theo lời khuyên của bạn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ********************************************************************
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_nam_hoc.docx