Giáo án Đại số 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
CHƯƠNG I: ĐA THỨC
Tiết 1 + 2 :
Bài 1. ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức. Thu gọn được đơn thức,
- Nhận biết đơn thức đồng dạng, thực hiện được cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng. Giải quyết được các tình huống thực tiễn đơn giản liên quan đến cộng trừ đơn thức
2. Năng lực: Góp phần rèn luyện các năng lực:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện ở nhận biết đơn thức, đơn thức đồng dạng, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
- Năng lực mô hình hoá toán học thể hiện ở giải quyết tình huống từ phần khởi động
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học thể hiện ở cộng, trừ đơn thức đồng dạng, giải quyết được các tình huống thực tiễn đơn giản liên quan đến cộng trừ đơn thức
- Năng lực giao tiếp toán học thể hiện ở nghe hiểu, đọc hiểu thông qua tương tác giữa GV – HS; HS – HS; thông qua SGK .
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng ý thức học tập hứng thú và nghiêm túc, khả năng làm việc theo nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: : Kế hoạch dạy học, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng.
2. Học sinh:
SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước.), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày giảng 8A:Tiết 1 :Tiết 2://2023 8B:Tiết 1 :Tiết 2://2023 CHƯƠNG I: ĐA THỨC Tiết 1 + 2 : Bài 1. ĐƠN THỨC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức. Thu gọn được đơn thức, - Nhận biết đơn thức đồng dạng, thực hiện được cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng. Giải quyết được các tình huống thực tiễn đơn giản liên quan đến cộng trừ đơn thức 2. Năng lực: Góp phần rèn luyện các năng lực: - Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện ở nhận biết đơn thức, đơn thức đồng dạng, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức. - Năng lực mô hình hoá toán học thể hiện ở giải quyết tình huống từ phần khởi động - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học thể hiện ở cộng, trừ đơn thức đồng dạng, giải quyết được các tình huống thực tiễn đơn giản liên quan đến cộng trừ đơn thức - Năng lực giao tiếp toán học thể hiện ở nghe hiểu, đọc hiểu thông qua tương tác giữa GV – HS; HS – HS; thông qua SGK. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng ý thức học tập hứng thú và nghiêm túc, khả năng làm việc theo nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: : Kế hoạch dạy học, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng. 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến khái niệm đơn thức. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay). c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): + “Một nhóm thiện nguyện chuẩn bị y phần quà giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà gồm x kg bao gạo và x gói mì ăn liền. Viết biểu thức biểu thị giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của toàn bộ số quà đó, biết 12 nghìn đồng/kg gạo; 4,5 nghìn đồng/gói mì ăn ?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết được biểu thức liên hệ giữa giá trị của số gạo và số mì ăn liền trong phần quà ở phần mở đầu trên”. Bài 1: Đơn thức 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TIẾT 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐƠN THỨC THU GỌN Hoạt động 2.1: Đơn thức và đơn thức thu gọn a) Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn và bậc của một đơn thức. - Nhận biết được dạng của đơn thức, phần hệ số, phần biến và tổng số mũ của đơn thức. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập, vận dụng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ1 và HĐ2 để mô hình hoá bài toán nêu trong tình huống mở đầu. GV chữa bài, chốt đáp án. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ những ví dụ ở HĐ1 và HĐ2 chúng ta có thể thấy là những đơn thức. Vậy đơn thức là gì?”). - GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức không chứa phép cộng và căn bậc hai. + Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức. GV dẫn dắt: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến. + Dựa vào định nghĩa, HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án. GV gọi một vài HS trình bày kết quả. - HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 1 trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm phần Tranh luận để củng cố các khái niệm đơn thức. - GV yêu cầu HS quan sát hai đơn thức A và B trong SGK – tr.7 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV: Đưa ra hai đơn thức và GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ đơn thức A và B sau khi thực hiện các phép tính ta được một đơn thức thu gọn, vậy đơn thức thu gọn là gì?”). - Hướng dẫn h/s tìm hiểu về bậc của đơn thức; hệ số và biến như SGK. - GV: yêu cầu H/s hoạt động theo nhóm bàn hoàn thiện phiếu học tập 2 - Yêu cầu 1 h/s lên bảng thực hiện luyện tập 2. - Yêu cầu 1 h/s lên bảng thực hiện luyện tập 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ nhóm bàn thực hiện phiếu học tập 2: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. - Cả lớp thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức. 1. Đơn thức và đơn thức thu gọn a. Khái niệm đơn thức: HĐ1. Biểu thức x2 – 2x không phải là đơn thức một biến vì đơn thức một biến là biểu thức có chứa dạng tích của một số thực với một lũy thừa của biến. -Ví dụ về đơn thức một biến: ; 3y3 ; -5x; 7 HĐ2. Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng hoặc phép trừ. Nhóm 2: Các biểu thức còn lại. *Khái niệm: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến. Số 0 được gọi là đơn thức không. Ví dụ 1: SGK/6 Luyện tập 1 Các biểu thức là đơn thức gồm: 3x3y; -4; 12x5; ; Tranh luận: Vì giá trị của là một số thực nên biểu thức là tích của số thực với các biến. Do đó, biểu thức là đơn thức. b. Đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức: * Đơn thức thu gọn: + Đơn thức + Đơn thức Kết luận: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. * Bậc của một đơn thức: + Đơn thức ta có: Tổng số mũ của x, y và z là nên B có bậc là 6. ?. (Phiếu học tập) Đơn thức Hệ số Biến Bậc 2,5 1 5 0,35 7 Ví dụ 2: SGK Luyện tập 2 Thu gọn đơn thức, ta được: 4,5x2y(−2)xyz = [4,5.(−2)](x2 .x)(y.y)z = −9x3y2z. Đơn thức −9x3y2z có bậc là 6 nên đơn thức đã cho có bậc là 6. TIẾT 2: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG Hoạt động 2.2: Đơn thức đồng dạng a) Mục tiêu:Nhận biết được đơn thức đồng dạng. - Thực hiện được cộng và trừ đơn thức đồng dạng. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức đồng dạng để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Luyện tập 3, 4. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Khái niệm đơn thức đồng dạng - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ3 và HĐ4 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng. GV chữa bài, chốt đáp án. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “Với HĐ3, HĐ4 các em hãy nhận xét về phần hệ số, phần biến của những đơn thức? Những đơn thức có phần biến giống nhau và hệ số khác 0 là hai đơn thức đồng dạng”). - GV đặt câu hỏi: + Nếu hai đơn thức đồng dạng, thì chúng có cùng bậc không? Lấy ví dụ? (Có cùng bậc, ví dụ: và là đơn thức đồng dạng và cùng bậc). - GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - HS nhận biết đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 3 trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm phần Tranh luận để củng cố các khái niệm đơn thức. Nhiệm vụ 2: Cộng và trừ đơn thức đồng dạng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện HĐ5 và HĐ6 để mô hình hoá bài toán về đơn thức đồng dạng. GV chữa bài, chốt đáp án. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “ở HĐ6 phần a, ta thấy đây là phép cộng đơn thức; phần b là phép trừ đơn thức. Vậy muốn cộng (hoặc trừ) đơn thức thì ta cần làm như thế nào?”). - GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - GV đặt Ví dụ 3 cho HS: Cho hai đơn thức: và + Tính và ? GV dẫn dắt: “Cũng giống với cộng (trừ) đơn thức một biến, theo các em cộng (trừ) đơn thức đã rút gọn sẽ làm như thế nào?”. + HS hoàn thành bài tập Ví dụ 3 vào vở cá nhân, sau đó đối chiếu đáp án với bạn cùng bàn. GV gọi một vài HS trình bày kết quả. - HS nhận biết cộng trừ, tính giá trị đơn thức thông qua việc hoàn thành bài Luyện tập 4 trong SGK. → GV dẫn dắt: + Thực hiện tính tổng S của ba đơn thức. + Để tính giá trị của S thì ta sẽ làm như thế nào? + GV gọi một HS lên bảng trình bày. - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Vận dụng. + GV gợi ý cho HS tính Giá trị của một phần quà trước, sau đó mới tính tổng số quà. + GV mời đại diện 2 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân. GV chữa bài, chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức. 2. Đơn thức đồng dạng a. Khái niệm đơn thức đồng dạng HĐ3: Ta có thể viết được nhiều đơn thức biến x, cùng bậc với đơn thức 3x2. Chẳng hạn: 5x2; ; -4x2. So sánh phần biến của các đơn thức trên, ta được: HĐ 4: a) Ba đơn thức A, B và C đều có bậc 5. Do đó bậc của ba đơn thức A, B và C bằng nhau. b) Hai đơn thức A và B đều có phần biến là x2y3; còn đơn thức C có phần biến là x3y2. Kết luận: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau. * Nhận xét: Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc. Luyện tập 3 Sắp xếp các đơn thức đã cho thành từng nhóm, ta được: -Nhóm 1: −xy2; −2xy2; 3xy2; - Nhóm 2: 0,5x4; 2,7x4; - Nhóm 3: Tranh luận: Hai đơn thức một biến có cùng biến và có cùng bậc thì đồng dạng với nhau. Điều này cũng đúng với hai đơn thức hai biến (nhiều hơn một biến). b. Cộng và trừ đơn thức đồng dạng HĐ5: Trong ví dụ này, ta đã vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để thu gọn tổng ban đầu. HĐ6: a) Ta có M + P = 2,5x2y3 + 8,5x2y3 = (2,5 + 8,5)x2y3 = 11x2y3; b) Ta có M – P = 2,5x2y3 – 8,5x2y3 = (2,5 – 8,5)x2y3 = –6x2y3. Kết luận: Muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. Ví dụ 3: SGK Luyện tập 4 a) Ta có S = –x3y + 4x3y + (–2x3y) = (–1 + 4 – 2)x3y = x3y. b) Thay x = 2; y = –3 vào biểu thức S, ta được: 23 . (–3) = 8 . (–3) = –24. Vậy S = –24 tại x = 2; y = –3. Vận dụng: Với giá tiền 12 nghìn đồng/kg gạo thì x bao gạo có giá 12x (nghìn đồng); Với giá tiền 4,5 nghìn đồng/gói mì ăn liền thì x gói mì ... B 8C 8D Lớp Tỉ lệ % 34 23 25 18 3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về đa thức b) Nội dung: Bài tập làm thêm: Bài tập 1: Bạn Thành dùng một miếng bìa hình chữ nhật để làm một chiếc hộp (không nắp) bằng cách cắt bốn hình vuông cạnh x centimét ở bốn góc (H.1.3) rồi gấp lại. Biết rằng miếng bìa có chiều dài là y centimét, chiều rộng là z centimét. Tìm đa thức (ba biến x, y, z) biểu thị thể tích của chiếc hộp. Xác định bậc của đa thức đó. c) Sản phẩm: - HS tự giải quyết vấn đề và liên hệ được thực tế d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giao bài tập gắn với thực tế Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên hướng dẫn HS: hoạt động theo nhóm 4 (hai bàn thành một nhóm) - HS thực hiện nhiệm vụ được giao GV quan sát giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả. GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả HS các nhóm nhận xét đánh giá chéo lẫn nhau: Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức Bài tập 1: Chiều dài của đáy chiếc hộp là: Chiều rộng của đáy chiếc hộp là: Chiều cao của chiếc hộp là Đa thức biểu thị thể tích của chiếc hộp là: Đa thức có bậc là 3. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị kiểm tra học kì I - Làm bài tập sau: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) 3xy.5x2y3 b) xy2(x2 + xy + 5) c) (8x2y3 - 12x3y2 + 4xy) : 2xy d) (x3 + x2 - x + 15) : (x + 3) Bài 2: Phân tích đa thức thành nhân tử a) 2x3y2 + 4xy - x2y - 2 b) x2 - 2xy + y2 - 4x2 c) x3 + 5x2 + 8x + 4 Ngày giảng 8A://2023 8B:://2023 Tiết 43 + 44 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đại số + Hình học) Ngày giảng 8A:Tiết 45:Tiết 46 ://2023 8B:Tiết 45:Tiết 46 ://2023 CHƯƠNG VI. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ Tiết 45 + 46: BÀI 21: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được phân thức đại số - Nhận biết hai phân thức bằng nhau. - Nhận biết điều kiện xác định của phân thức. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Chỉ ra được tử thức, mẫu thức của phân thức đã cho; viết được phân thức khi biết tử thức và mẫu thức của nó. - Giải thích được vì sao hai phân thức đã cho bằng nhau hoặc không bằng nhau. - Tính được giá trị của phân thức tại một giá trị đã cho của biến. - Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến yêu cầu tính giá trị của phân thức đại số. 3. Về phẩm chất: - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán, giải quyết vấn đề chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch bài dạy, bảng phụ hoặc máy chiếu. 2. Học sinh: bảng nhóm. Ôn lại về biểu thức đại số và tính giá trị biểu thức đại số. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút)ID132022KNTTSTT 66 a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua tình huống thực tế liên quan đến khái niệm phân thức b) Nội dung: Hs đọc và thực hiện bài toán mở đầu với sự dẫn dắt của GV c) Sản phẩm: HS dự đoán câu trả lời cho tình huống mở đầu.(không yêu cầu giải) d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu nội dung bài toán mở đầu yêu cầu HS thảo luận nhóm theo hình thức cặp đôi chia sẻ và nêu dự đoán ( chưa yêu cầu HS giải). * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, thảo luận nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Đại diện một số nhóm HS nêu dự đoán. - HS cả lớp quan sát nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. -GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28 phút) 2.1 Hoạt động 2.1: Phân thức đại số a) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm phân thức đại số, nhận biết được điều kiện của mẫu thức.Nhận biết được tử thức, mẫu thức của phân thức đại số và nhận biết được hai phân thức có cùng mẫu thức. b) Nội dung: HS thực hiện HĐ1, HĐ2, Ví dụ 1, Luyện tập 1 c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh thực hiện HĐ1, HĐ2 trong SGK/5 và trả lời các câu hỏi: ? Các biểu thức ở HĐ1, HĐ2 và các biểu thức như được gọi là những phân thức đại số. Vậy phân thức đại số là gì? ? Mỗi đa thức có phải là một phân thức không? ? Số 0 và số 1 có phải là những phân thức đại số không? ( Một số thực có phải là đa thức không?) -HS hoạt động nhóm theo hình thức cặp đôi chia sẻ tự tìm hiểu ví dụ 1 và luyện tập 1 ? Nêu điều kiện của mẫu thức của phân thức đại số? GV chiếu lời giải ví dụ 1 * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV - 1 HS lên bảng làm luyện tập 1 * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Đại diện một số nhóm HS trả lời. - HS cả lớp quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. GV chiếu VD1 - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt kiến thức . 1. Phân thức đại số *Phân thức đại số là gì? HĐ1 Biểu thức biểu thị thời gian vận động viên đó hoàn thành chặng leo dốc, chặng xuống dốc, chặng đường bằng phẳng là: Chặng bằng phẳng là: (h) Chặng leo dốc là: (h) Chặng xuống dốc là: (h) HĐ2 Biểu thức biểu thị tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật là: * Định nghĩa: SGK/5 Phân thức đại số có dạng: A, B là hai đa thức, B khác đa thức 0 A: tử thức (tử) B: mẫu thức(mẫu) * Nhận xét: SGK/5 * Ví dụ 1: SGK/5 * Luyện tập 1: Cặp phân thức có cùng mẫu thức là c) và 2.2 Hoạt động 2.2: Hai phân thức bằng nhau a) Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được khái niệm hai phân thức bằng nhau. b) Nội dung: HS thực hiện Ví dụ 2, Luyện tập 2 c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Nêu lại quy tắc hai phân số bằng nhau? ? Tương tự, hai phân thức và gọi là bằng nhau khi nào? - HS hoạt động cá nhân tự tìm hiểu ví dụ 2, luyện tập 2 * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV - 1 HS lên bảng làm luyện tập 2 * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - HS cả lớp quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt kiến thức . 2. Hai phân thức bằng nhau * Định nghĩa: SGK/6 nếu * Ví dụ 2: SGK/6 * Luyện tập 2: Vì Nên khẳng định là đúng TIẾT 2 2.3 Hoạt động 2.3: Điều kiện xác định và giá trị của phân thức tại một giá trị đã cho của biến. a) Mục tiêu: HS nhận biết được điều kiện xác định của phân thức và biết tính giá trị của phân thức tại một giá trị đã cho của biến. b) Nội dung: HS thực hiện đọc hiểu, Ví dụ 3, Ví dụ 4 c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi chia sẻ trả lời câu hỏi: ? Nêu lại khái niệm biểu thức đại số đã học ở lớp 7? ? Tính giá trị của đa thức tại x = 1? ? Nêu các bước tính giá trị của một biểu thức đại số tại một giá trị cho trước của biến? - HS hoạt động cá nhân tự tìm hiểu ví dụ 3. ? Qua ví dụ 3, hãy nêu cách tính giá trị của một phân thức đại số tại một giá trị cho trước của biến? - HS hoạt động các nhân tìm hiểu phần đọc hiểu phần điều kiện xác định của phân thức. và trả lời câu hỏi: ? Điều kiện xác định của phân thức là gì? - HS hoạt động cá nhân tự tìm hiểu ví dụ 4. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - 2 HS lên bảng làm ví dụ 3 - HS cả lớp quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt kiến thức . 3. Điều kiện xác định và giá trị của phân thức tại một giá trị đã cho của biến. * Giá trị của một phân thức tại một giá trị đã cho của biến. * Ví dụ 3: SGK/6 * Điều kiện xác định của phân thức * Định nghĩa: Điều kiện xác định của phân thức là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức B khác 0 * Chú ý: SGK/7 * Ví dụ 4: SGK/7 3. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về phân thức đại số (điều kiện hai phân thức bằng nhau, tìm điều kiện xác định của phân thức, tính giá trị phân thức) thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS thực hiện phần tranh luận, luyện tập 3 c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi chia sẻ thực hiện phần tranh luận. -HS thảo luận nhóm theo hình thức khăn trải bàn làm luyện tập 3 * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Đại diện một số nhóm trả lời phần tranh luận. - Các nhóm treo sản phẩm phần luận tập 3. Nhóm trưởng các nhóm đi chấm chéo bài nhóm bạn theo sự phân công của GV. - HS cả lớp quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt kiến thức . * Tranh luận: Tròn đúng, Vuông sai. Vì không phải là đa thức. * Luyện tập 3: ĐKXĐ: hay Tại x =2, phân thức có giá trị là: 4. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút) a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài b) Nội dung: HS thực hiện phần vận dụng, bài 6.2 c) Sản phẩm: Kết quả của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập : - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm phần vận dụng * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - 1 HS lên bảng làm. - HS cả lớp quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt kiến thức . * Vận dụng: Thời gian vận động viên đó hoàn thành chặng leo dốc, chặng xuống dốc, chặng đường bằng phẳng là: Chặng bằng phẳng là: (h) Chặng leo dốc là: (h) Chặng xuống dốc là: (h) Tổng thời gian vận động viên đó hoàn thành chặng đua là: 1,2 + 0,36 + 1,25= 2,81(h) 8 Hướng dẫn tự học ở nhà ( - Học kĩ lí thuyết, xem lại các bài tập đã làm, nắm chắc cách trình bày. - Làm các bài tập: 6.1 đến 6.6 (trang 7/SGK). - Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 22: “ Tính chất cơ bản của phân thức đại số ”
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_1_nam.doc