Giáo án buổi sáng Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

I.MỤCTIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu được ý nghĩa và biết được yêu cầu của “Nói lời hay, làm việc tốt”.

 - Đưa ra được cách ứng xử đúng và đẹp trong một số tình huống (biết nói lời hay, ứng xử có ý nghĩa với bạn bè, thầy cô, người thân và những người xung quanh).

 2. Năng lực

 - Kể được những việc làm tốt giúp đỡ gia đình, bạn bè, thầy cô và những người gặp khó khăn; việc làm tốt bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp.

 3. Phẩm chất:

 -Phẩm chất: làm được việc tốt, nói lời hay bạn bè.

 II. CHUẨN BỊ

 1. Đối với GV TPT

- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

- Kịch bản chương trình;

- Luyện tập cho HS dẫn chương trình.

 2. Đối với HS

Chuẩn bị những câu trả lời thể hiện nói lời hay, làm việc tốt trong các tình huống của cuộc sống

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động 1 : Chào cờ

 - TPT điểu khiển lễ chào cờ.

- TPT hoặc đại diện BGH phổ biến kế hoạch tuần.

2. Hoạt động 2. Hỏi đáp

 Học sinh dẫn chương trình kết nối: “Chúng ta đã biết giữ vẻ bên ngoài sạch, đẹp; nếu chúng ta biết nói lời hay, làm việc tốt nữa thì chúng ta sẽ có một vẻ đẹp toàn diện cả bên ngoài và bên trong”.

 Sau đó học sinh dẫn chương trình nêu các câu hỏi, tình huống, mời các bạn HS trả lời. Nếu trả lời đúng được nhận quà. Có thể dùng các câu hỏi sau, hoặc lựa chọn các câu hỏi khác.

- Khi vào trường gặp bác bảo vệ, em sẽ nói gì?

- Bạn An bị đau bụng, em sẽ nói gì?

- Giờ ra chơi, có bạn lớp khác trêu em, em sẽ nói gì với bạn?

- Cô giáo khen em học tập tiến bộ, em nói lời gì với cô?

- Nếu thấy hai bạn đang cãi nhau giữa sân trường, em nói gì với các bạn?

- Bà bị đau chân, đi học về em thấy bà đang cố gắng đi, em sẽ nói và làm gì giúp bà?

- Giờ sinh hoạt Sao, em bị đau bụng, chị phụ trách đưa em lên phòng y tế, em sẽ nói gì với chị?

- Giờ chơi, bạn của em không may bị ngã, lúc đó em sẽ làm gì?

- Nhìn thấy một số bạn vứt rác không đúng chỗ, em sẽ nói gì?

- Đi siêu thị cùng bố mẹ, Hoa nhặt được tiên của ai đánh rơi. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

- Thấy đồ của bạn để quên trong lớp, em sẽ làm gì?

- Em bị cô giáo nhắc nhở, em sẽ nói gì với cô?

- Bố mẹ đi làm về muộn, mẹ phải làm nhiều việc, em sẽ làm gì giúp mẹ?

- Mẹ bận, em của em đang khóc nhè, em sẽ làm gì?

- Em thấy ai đó vứt rác ra bãi cỏ ở công viên, em sẽ làm gì ?

- GV phụ trách tổng kết.

 

doc 29 trang trithuc 17/08/2022 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án buổi sáng Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án buổi sáng Tổng hợp các môn Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3 - Năm học 2020-2021
TUẦN 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
TIẾT 4: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
NÓI LỜI HAY LÀM VIỆC TỐT
I.MỤCTIÊU
 1. Kiến thức
 - Hiểu được ý nghĩa và biết được yêu cầu của “Nói lời hay, làm việc tốt”.
 - Đưa ra được cách ứng xử đúng và đẹp trong một số tình huống (biết nói lời hay, ứng xử có ý nghĩa với bạn bè, thầy cô, người thân và những người xung quanh).
 2. Năng lực
 - Kể được những việc làm tốt giúp đỡ gia đình, bạn bè, thầy cô và những người gặp khó khăn; việc làm tốt bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp.
 3. Phẩm chất:
 -Phẩm chất: làm được việc tốt, nói lời hay bạn bè.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Đối với GV TPT
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Kịch bản chương trình;
Luyện tập cho HS dẫn chương trình.
 2. Đối với HS
Chuẩn bị những câu trả lời thể hiện nói lời hay, làm việc tốt trong các tình huống của cuộc sống
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Hoạt động 1 : Chào cờ
 - TPT điểu khiển lễ chào cờ.
- TPT hoặc đại diện BGH phổ biến kế hoạch tuần.
2. Hoạt động 2. Hỏi đáp
 Học sinh dẫn chương trình kết nối: “Chúng ta đã biết giữ vẻ bên ngoài sạch, đẹp; nếu chúng ta biết nói lời hay, làm việc tốt nữa thì chúng ta sẽ có một vẻ đẹp toàn diện cả bên ngoài và bên trong”.
 Sau đó học sinh dẫn chương trình nêu các câu hỏi, tình huống, mời các bạn HS trả lời. Nếu trả lời đúng được nhận quà. Có thể dùng các câu hỏi sau, hoặc lựa chọn các câu hỏi khác.
Khi vào trường gặp bác bảo vệ, em sẽ nói gì?
Bạn An bị đau bụng, em sẽ nói gì?
Giờ ra chơi, có bạn lớp khác trêu em, em sẽ nói gì với bạn?
Cô giáo khen em học tập tiến bộ, em nói lời gì với cô?
Nếu thấy hai bạn đang cãi nhau giữa sân trường, em nói gì với các bạn?
Bà bị đau chân, đi học về em thấy bà đang cố gắng đi, em sẽ nói và làm gì giúp bà?
Giờ sinh hoạt Sao, em bị đau bụng, chị phụ trách đưa em lên phòng y tế, em sẽ nói gì với chị?
Giờ chơi, bạn của em không may bị ngã, lúc đó em sẽ làm gì?
Nhìn thấy một số bạn vứt rác không đúng chỗ, em sẽ nói gì?
Đi siêu thị cùng bố mẹ, Hoa nhặt được tiên của ai đánh rơi. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
Thấy đồ của bạn để quên trong lớp, em sẽ làm gì?
Em bị cô giáo nhắc nhở, em sẽ nói gì với cô?
Bố mẹ đi làm về muộn, mẹ phải làm nhiều việc, em sẽ làm gì giúp mẹ?
Mẹ bận, em của em đang khóc nhè, em sẽ làm gì?
Em thấy ai đó vứt rác ra bãi cỏ ở công viên, em sẽ làm gì ?
GV phụ trách tổng kết.
3. Củng cố- Dặn dò
GV yêu cầu HS toàn trường nói về thu hoạch và cảm xúc của các em sau hoạt động.
 -HS chia sẻ ý kiến, GV phân tích và kết luận: Làm việc tốt hằng ngày là em đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
GV dặn dò HS thực hiện các việc làm tốt hằng ngày ở nhà, ở trường.
HS khối 1 kết hợp với chủ đề “Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi” để thực hiện.
 TIẾT 15 + 16: Tiếng việt
 BÀI 6 O o 
MỤC TIÊU 
 Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau:
Kiến thức
Nhận biết và đọc đúng ấm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hồi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
Viết đúng chữ o và dấu hồi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hồi.
Năng lực
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hồi có trong bài học.
Phát triển kĩ năng nói lời chào hồi.
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học về).
Phẩm chất
Biết chào hỏi người thân, quen của học sinh.
Cảm nhận được tình cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình
 II.CHUẨN BỊ
Tranh con gà gáy
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Kiểm tra bài cũ
 - Học sinh đọc bài e, ê
 -Viết bảng con e, ê
 -Nhận xét
 B. Bài mới
TIẾT 15
Hoạt động 1: Khởi động
Tạo tâm thế cho giờ học đầu tuần bằng trò chơi phù hợp.
Hoạt động 2: Nhận biết “ O, o”
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? Một số (2 - 3) HS trả lời.
Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời.
Giáo viên hướng dẫn HS nói câu phù hợp với tranh. 
Giáo viên lưu ý định hướng cho HS nói câu có từ ngữ chứa âm chữ hoặc vần học trong bài. Giáo viên cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
Giáo viên và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Đàn bò/ gặm cỏ. 
 Lưu ý, nói chung, HS không tự đọc được những câu nhận biết này, vì vậy, Giáo viên cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước.
Giáo viên hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm o, thanh hỏi; giới thiệu chữ o, dấu hỏi.
 3. Hoạt động 3: Luyện đọc
Đọc âm
Giáo viên đưa chữ o lên bảng để giúp HS nhận biết chữ o trong bài học này.
Giáo viên đọc mẫu âm o.
Một số (4 - 5) HS đọc âm o, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
Đọc tiếng
b1. Đọc tiếng mẫu
GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS).
Một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng mẫu bò, cỏ (bờ - o - bo - huyền - bò; cờ - o - co - hỏi - cỏ). Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.
Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
b2. Ghép chữ cái tạo tiếng
HS tự tạo các tiếng có chứa o.
Giáo viên yêu cầu 3 - 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
b3. Đọc tiếng trong SHS
Đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất
 + Giáo viên đưa các tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất: bò, bó, bỏ, yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm o).
+ Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học.
 Ví dụ: HS đánh vần tiếng mẫu bà cỏ (bờ - bơ huyền bờ; cờ cơ hỏi cờ). Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu. 
+ Một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng có cùng âm o đang học.
Đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ hai: cò, có, cỏ
 Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất.
Đọc trơn các tiếng chứa âm o đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.
Một số (2 - 3) HS đọc tất cả các tiếng.
Đọc từ ngữ
Giáo viên đọc mẫu các từ ngữ bò, cò, cỏ.
Một số (4 - 5) HS đọc trơn các từ ngữ.
Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
Đọc lại các tiếng, từ ngữ
 - Giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bò, cỏ, cỏ. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bỏ.
 - Giáo viên nêu yêu cầu nói tên người trong tranh. 
 - Giáo viên cho từ bò xuất hiện dưới tranh. 
 - HS phân tích và đánh vần tiếng bò, đọc trơn từ bò.
Giáo viên yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng, từ ngữ trong SHS.
Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4.Hoạt động 4: Viết bảng
Giáo viên hướng dẫn HS tô chữ o.
Giáo viên giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm o, dấu hồi và hướng dẫn học sinh quan sát.
Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết chữ o, dấu hồi
Học sinh viết vào bảng con, cỡ chữ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
Học sinh nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá chữ viết của ọc sinh.
Giáo viên quan sát và sửa lỗi cho học sinh.
TIẾT 26
5. Hoạt động 5: Viết vở
- Giáo viên hướng dẫn HS tô chữ o HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a.
- Giáo viên quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Giáo viên nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Hoạt động 6: Luyện đọc
- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm o.
- Giáo viên đọc mẫu cả câu.
- Giáo viên giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).
- Học sinh đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo giáo viên.
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
Tranh vẽ con gì? 
Chúng đang làm gi?
- Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời.
7. Hoạt động 7:Nói theo tranh
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- Giáo viên đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Các em nhìn thấy những ai trong các bức tranh thứ nhất và thứ hai? 
Em thủ đoán xe, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì với mẹ? 
Khi đi học về, bạn ấy nói gi với ông bà
- Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời. 
- Giáo viên yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên 
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp.
- Giáo viên và HS nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm o.
 - Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
TIẾT 27 + 28: Tiếng việt
 BÀI 7 Ô, ô 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng âm ở, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm ở và thanh nặng; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ ô và dấu nặng: viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ổ và dấu nặng.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ó và thanh nặng có trong bải học.
2. Năng lực
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm xe cộ (tranh vẽ xe đạp, xe máy, ô tô).
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố Hà và Hà, suy đoán nội dung tranh minh hoạ về phương tiện giao thông.
3. Phẩm chất
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
CHUẨN BỊ 
GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm ô 
 GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm ô
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
 - HS ôn lại chữ o. 
- Giáo viên có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ o.
 - HS viết chữ o
 B. Bài mới
 1. Hoạt động 1: Nhận biết 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
 - Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời. 
- Giáo viên nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- Giáo viên cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- Giáo viên đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. 
- Giáo viên và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bố và Hài đi bộ trên phố. 
- Giáo viên giúp HS nhận biết tiếng có âm ô và giới thiệu chữ ghi âm ô, thanh nặng.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc âm ô
a. Đọc âm
- Giáo viên đưa chữ ô lên bảng để giúp hịc sinh nhận biết chữ ô trong bài học.
- Giáo viên đọc mẫu âm ô 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ nhất 
 + Giáo viên đưa các tiếng chứa âm ở ở nhóm thứ nhất: bố, bổ, bộ yêu cầu HS tìm diểm chung cùng chứa âm ô).
+ Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm ô đang học.
+ Giáo viên yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng àm ó dang học.
+ Đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ hai: cô, cổ, cộ Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ nhất.
+ Đọc trơn các tiếng chửa âm ô đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,
+ Giáo viên yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
Ghép chữ cái tạo tiếng
 + Giáo viên yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ô.
+ Giáo viên yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- Giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bố, cô bé, cổ cỏ
-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
- Giáo viên nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- Giáo viên cho từ bố xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bố, đọc trơn từ bố. 
-Giáo viên thực hiện các bước tương tự đối với cô bé, cổ cỏ 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt học sinh đọc. 
 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lầ
3. Hoạt động 3: Viết bảng
- Giáo viên đưa mẫu chữ ô và hướng dẫn HS quan sát. 
- Giáo viên viết ... áy bay di chuyển (bay) trên trời; ó tô di chuyển (chạy, đi lại) trên đường; tàu thuyết di chuyển (chạy, đi lại trên mặt nước)
 - Trong số các phương tiện này, em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất? Vì sao? 
- Giáo viên và HS thống nhất câu trả lời. 
- Giáo viên chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh.
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ơ.
 - Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
TIẾT 34 : Tiếng việt
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT Ơ, D, Đ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm ơ, d,đ đã học.
2. Năng lực:
- Viết đúng độ cao, đều nét các ấm ơ, d, đ.
3.Phẩm chất:
- Rèn học sinh cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ
- GV ghi bảng: ơ, d,đ , dỡ, dế
- Học sinh đọc, viết bảng con
- GV nhận xét, sửa phát âm.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Viết vào vở
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
 ơ, d,đ , dỡ, dế. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
2. Chấm bài- Nhận xét
- Giáo viên chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
C. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2020
 TIẾT 35 + 36: Tiếng việt
 BÀI 10: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Nắm vững cách đọc các âm o, ô, ơ,đ, d; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm o, ô, ơ,đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Phẩm chất
 - Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
 - Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Đàn kiến con ngoan ngoãn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kế lại câu chuyện.
3. Năng lực
 - Qua câu chuyện, HS cũng được bối dưỡng ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. CHUẨN BỊ 
 - Nắm vững đặc điểm phát âm của âm o, ô, ơ,đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng;
cấu tạo và cách viết các chữ ghi âm o, ô, ơ,đ, d, dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
 - Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ 
TIẾT 35
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Kiểm tra
 - Học sinh đọc, viết chữ o, ô, ơ,đ, d
- Nhận xét
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
a. Đọc tiếng: 
- Giáo viên yêu cầu HS ghép âm đấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
b. Đọc từ ngữ: 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.
2. Hoạt động 2: Đọc câu
 Câu 1: Bờ đê có dế.
 - Học sinh đọc thầm cả câu, tỉm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.
 Giáo viên giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần).
- Giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo giáo viên.
Câu 2: Bà có đỗ đỏ.
Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1. 
3. Hoạt động 3: Viết
- Giáo viên hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ đỗ đỏ trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của học sinh.
- Giáo viên lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.
- Giáo viên quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
TIẾT 36
4. Hoạt động 4:Kể chuyện
a. Văn bản
ĐÀN KIẾN CON NGOAN NGOÃN
 Bà kiến đã già, một mình ở trong cải tổ nhỏ chật hẹp, ẩm ướt, Máy hôm nay bà đau ốm cứ rên hừ hừ.
 Đàn kiến con đi ngang qua, thấy vậy bên giúp đỡ bà. Chúng tha về một chiếc lá đa vàng mỗi rụng, diu bà ngói trên đó, rối lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đẩy ảnh năng và thoảng mát. Rối chúng chia nhau đi tìm nhà mới cho bà kiến. Cả đàn xúm vào khiêng chiếc lá, đưa bà kiến lên một ụ đất cao ráo.
 Bà kiếm được ở nhả mới, sung sướng quá, nói với đàn kiến con: "Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm năng, lại được ở nhà mới cao ráo, đẹp đề. Bà thảy khoẻ hơn nhiều lắm rồi,Các cháu ngoan lắm! Bà cảm ơn câc cháu thật nhiều!".
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
- Đoạn 1: Từ đấu đến rên hừ hừ, GV hỏi HS:
1. Bà kiến sống ở đâu?
2. Sức khoẻ của bà kiến thế nào? 
Đoạn 2: Từ Đàn kiến con đi ngang qua đến ụ đất cao ráo. GV hỏi HS:
3. Đàn kiến con dùng vật gì để khiêng bà kiến:
4. Đàn kiến con đưa bà kiến đi đâu?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
5. Được ở nhà mới, bà kiến nói gì với đàn kiến con?
Giáo viên có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phủ hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.
 c. Học sinh kể chuyện
- Giáo viên yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế
- Giáo viên cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. 
Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
C. Củng cố- Dặn dò
- Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Giáo viên khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
 TIẾT 7 Toán
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU( tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.
2. Năng lực
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật 
3. Phẩm chất
- Giáo dục cẩn thận so sánh chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra
 - Viết, đọc số; 5, 6, 7, 8, 9
 - Học sinh viết bảng con.
 - Nhận xét
 B. Bài mới 
 1. Hoạt động 1: Khám phá
GV hỏi:
- Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?
- Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?
- GV cho HS quan sát tranh:
 + Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?
 + Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?
 + Số ếch có ít hơn số lá không?
 + Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không?
 -Giáo viên giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá
 + Có đủ lá để nối với ếch không?
- Giáo viên kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch”
-- Giáo viên lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi;
“Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. 
- Với ví dụ thứ hai, giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau
2.Hoạt động 2: Thực hành
 * Bài 1: 
 - Nêu yêu cầu Bài tập
 - GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm. 
 - HS thực hiện ghép cặp
 - GV hỏi : Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?
 + Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? 
 - Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giáo viên cho HS viết bài
 * Bài 2: 
 - Tương tự như bài 1
 Bài 3:
Nêu yêu cầu bài tập
Hướng dẫn học sinh ghép cặp
Ví dụ;: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.
Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b
GV kết luận nhận xét
C.Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
 Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh
 TIẾT 8 Toán
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU( tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.
2. Năng lực
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật 
3. Phẩm chất
- Giáo dục cẩn thận so sánh chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra
 - So sánh nhóm đồ vật 2 - 2; 3 - 5; 7 - 4
 - Học sinh nêu miệng
 - Nhận xét
 B. Bài mới : Luyện tập
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài tập
Cho HS tự làm. 
Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi.
 Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau).
Nhận xét, kết luận
Bài 2:
Nêu yêu cầu bài tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số
H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1
Gv nhận xét, kêt luận
Bài 3:
Nêu yêu cầu bài tập
Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào.
? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không
Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 4: 
Nêu yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng.
Giáo viên yêu cầu Hs báo cáo kết quả
Giáo viên nhận xét bổ sung
C.Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
 Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh
TIẾT 9 Toán
 SO SÁNH SỐ 
 Tiết 1 : Lớn hơn, dấu >
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- Nhận biết được các dấu >, <, =
- Sử dụng được các dấu khi >, <. = khi so sánh hai số
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số)
2.Năng lực
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2. Phẩm chất
- Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Kiểm tra
- Đếm số từ 1 đền 10; từ 10 đến 1
 - 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
- 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Khám phá
- Giáo viên hỏi: Đố các em con vịt kêu thế nào?
- Giáo viên Hôm nay chúng ta sẽ học cách so sánh số lớn hơn với những chú vịt nhé.
- Giáo viên cho HS đếm số vịt ở hình bên trái và hình bên phải để giải thích về con số Hoạt ở cạnh mỗi hình
- Yêu cầu HS so sánh số vịt 2 bên ở mỗi hình vẽ ( dùng cách ghép tương ứng 1-1)
- Giáo viên kết luận về số vịt của mỗi bên , như vậy 4 lớn hơn 3)
- HD HS viết phép so sánh : 4 > 3 vào vở
- Giáo viên làm tương tự với hình quả dưa
2.Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- HD HS viết dấu > vào vở
- Giáo viên cho HS viết bài
* Bài 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh trả lời miệng
- Giáo viên hướng dẫn lần lượt cách thử để tìm ra đáp án đúng
- Giáo viên nhận xét , kết luận
Bài 3: 
Nêu yêu cầu bài tập
HD HS đếm số sự vật có trong hình:
H1: Kiến; H2: Cây; H3: Cò: H4: Khỉ và hươu cao cổ
Yêu cầu HS nêu số con trong ô vuông rồi nêu dấu lớn hơn trong ô trởn giữa.
GV nhận xét, kết luận
Bài 4: 
Nêu yêu cầu bài tập
HD HS tìm đường đi bằng bút chì
GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện
 Giáo viên nhận xét, kết luận
C.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-- Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhât

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_tong_hop_cac_mon_lop_1_sach_ket_noi_tri_th.doc