Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Vè chim
2. Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các loài chim, đặc điểm riêng của các loài chim trong bài vè.
2. Phẩm chất:
- Có nhận thức về thế giới loài vật; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 23
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 23 Lớp: Thứ ngày tháng năm BÀI 9 : VÈ CHIM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Vè chim 2. Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các loài chim, đặc điểm riêng của các loài chim trong bài vè. 2. Phẩm chất: - Có nhận thức về thế giới loài vật; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Chim chích bông” 2. HDHS làm bài tập Bài 1: Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B. - GV gọi HS đọc yêu cầu . - GV gọi HS đọc lại bài tập đọc. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi . - GV nhận xét chữa bài. ? Chim gì hay chao đớp mồi? ? Giục hè đên mau là chim gì? ? Em học được điều gì từ bài Vè chim? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Em thích loài chim nào nhất trong bài vè? Vì sao? - GV gọi HS đọc yêu cầu - BT yêu cầu gì? - GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp - GV nhận xét. ? Khi nói và viết câu trả lời em cần lưu ý gì? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Viết lại những từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim dưới đây: +BT yêu cầu gì? ? Bác cú mèo có đặc điểm gì? ? Em sáo có điểm gì đáng yêu? - GV cho hs tìm thêm những từ chỉ đặc điểm, hoạt động khác của các loài chim? - GV nhận xét , kết luận Bài 4: Viết một câu với từ ngữ ở bài tập 3. M: Bác cú mèo có đôi mắt rất tinh. - GV cho HS nêu yêu cầu - GV gọi 4 HS lên bảng diễn tả cảm xúc của hình ảnh qua khuôn mặt - YC HS làm bài - GV cho HS đọc câu trả lời của mình ? Khi viết câu em chú ý điều gì? - GV nhận xét, hỏi: Bài 5: Viết 1 - 2 câu về điều em thích nhất trong câu chuyện Cảm ơn hoạ mi. - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét - GV chữa bài: ? Điều em thích nhất trong câu chuyện Cảm ơn hoạ mi là gì? - GV nhận xét . 3. Củng cố, dặn dò: - YC HS học bài và chuẩn bị bài sau - Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo - 1 HS đọc - HS đọc bài - HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm - 1 HS trả lời - HS chữa bài, nhận xét. + Chèo bẻo + Nhiều HS trả . + Mỗi loài chim đều có đặc điểm hoạt động riêng.. - HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu viết câu trả lời của em. - HS đọc bài làm + Em thích loài chim tu hú trong bài vè. Vì tiếng tu hú báo hiệu cho chúng em biết mùa hè đã tới, chúng em được nghỉ sau một năm học dài vất vả. - HS khác nhận xét, bổ sung - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - HS đọc yêu cầu - HS hoàn thành bảng vào VBT + Những từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim dưới đây: bác cú mèo: nhấp nhem buồn ngủ em sáo xinh: vừa đi vừa nhảy cậu chìa vôi: hay nghích hay tếu cô tu hú: giục hè đến mau - HS chữa bài, nhận xét, bổ sung - HS đọc yêu cầu - HS viết câu vào vở bài tập. + Cậu chìa vôi có chiếc đuôi thật dài và nhọn. + Chim sẻ là loài chim có ích. - Nhiều HS trả lời - HS đọc đề bài - HS làm vào vở + Chim họa mi được tin Hoàng đế ốm nặng nên đã về đây, mang đến cho nhà vua một tia hy vọng với tiếng hót trong như pha lê của nó. Tiếng hót đầy cảm xúc vang lên khiến nhà vua tỉnh lại. + Chim họa mi sống có tình nghĩa. - HS nhận xét Bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 23 Lớp: Thứ ngày tháng năm BÀI 10 : KHỦNG LONG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Khủng long 2. Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về đặc điểm hoạt động của loài vật. 3. Phẩm chất: - Biết yêu quý, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - GV yêu cầu HS đọc lại bài Khủng long - Nhận xét 2. HDHS làm bài tập Bài 1: Bài đọc cho biết những thông tin nào về khủng long? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng) .... thường sống ở vùng đất khô .......ăn cỏ hoặc ăn thịt .....có kích thước khổng lồ .......hung dữ - GV gọi HS đọc yêu cầu . - GV mời HS trả lời . ? Bài đọc cho biết những thông tin về khủng long? - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B. - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV gọi 1-2 HS chưa bài. - GV gọi HS nhận xét - GV hỏi: Những bộ phận nào cho thấy khủng long có khả năng tự vệ tốt? ? Nhờ đâu mà Khủng long săn mồi tốt? - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau: a. Tai khủng long thế nào? b. Mắt khủng long thế nào? c. Chân khủng long thế nào? +BT yêu cầu gì? - GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. ? Từ chỉ đặc điểm trả lời cho câu hỏi nào? - GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Điền uya hoặc uyu vào chỗ trống. - Đường lên núi quanh co, khúc kh... ...., - Mẹ tôi thức kh.... dậy sớm làm mọi việc. - GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT kết hợp giải nghĩa từ HS chưa rõ - GV nhận xét, kết luận Bài 5: Chọn a hoặc b. a. Viết tên loài vật có tiếng chứa iêu hoặc ươu dưới mỗi hình. b. Viết tên loài vật có tiếng chứa uôc hoặc uôt dưới mỗi hình. - GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT - GV yêu cầu 3 HS chữa bài bằng trò chơi tiếp sức. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 6: Gạch dưới các từ ngữ gọi tên loài vật xuất hiện trong tranh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời. - GV gọi 2 nhóm phân công thành viên thi nói tên các con vật mình nhìn thấy trong tranh. ? Kể thêm tên các con vật khác mà em biết? ? Các con vật sống với nhau thế nào? - GV nhận xét, kết luận, tuyên dương. Bài 7. Viết những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật sống trong rừng. - GV yêu cầu 1-2 HS trả lời - Thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động của loài vật và đặt câu với từ vừa tìm? ? Khi nói câu lưu ý gì? - GV nhận xét, tuyên dương Bài 8. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống. a. Con gì có cái vòi rất dài......... b. Con mèo đang trèo cây cau...... c. Con gì phi nhanh như gió....... d. Tu hú kêu báo hiệu hè sang.... e. Ôi, con công múa đẹp quá ...... g. Con gì được gọi là chúa tể của rừng xanh.... h. Con sóc thích ăn hạt dẻ.... - GV yêu cầu học sinh đọc bài của mình. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 9. Viết 3 - 5 câu giới thiệu tranh (ảnh) về một con vật em yêu thích. G: - Em nhìn thấy tranh (ảnh) ở đâu? - Trong tranh (ảnh) có con vật nào? Con vật đó đang làm gì?Nó có đặc điểm gì nổi bật? - Em có thích tranh (ảnh) đó không? Vì sao? - GV hỏi HS : + Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ? - GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu chấm trước lớp ( Nếu có thời gian ) 3. Củng cố, dặn dò: - YC HS học bài và chuẩn bị bài sau - Học sinh đọc bài - 1 HS đọc - HS trả lời + thường sống ở vùng đất khô + có kích thước khổng lồ + ăn cỏ hoặc ăn thịt - HS nhận xét. - HS trả lời - HS đọc yêu cầu - HSlàm việc cá nhân, trao đổi nhóm đôi trả lời : - HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra. - HS: từ chỉ đặc điểm - HS trả lời - HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu trả lời câu hỏi a. Tai khủng long rất thính b. Mắt khủng long tinh tường c. Chân khủng long thẳng và rất khỏe - HS trả lời: Để trả lời câu hỏi có cụm từ để hỏi “thế nào? ” ta dùng từ chỉ đặc điểm - HS đọc đề bài - Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu. - Mẹ tôi thức khuya dậy sớm làm mọi việc. - HS hoàn thiện bài - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT - HS chữa bằng trò chơi tiếp sức, nhận xét a. Viết tên loài vật có tiếng chứa iêu hoặc ươu dưới mỗi hình. Diều hâu Đà điểu Hươu cao cổ b. Viết tên loài vật có tiếng chứa uôc hoặc uôt dưới mỗi hình. Con chuột Bạch tuộc Chim cuốc - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm và trả lời : Các từ ngữ gọi tên loài vật xuất hiện trong tranh: Voi công gà khỉ kì nhông gõ kiến - 2 nhóm lên diễn tả lại tình huống. - HS trả lời - HS làm bài vào VBT + Những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật sống trong rừng: leo, bay, phi, bò, gõ.... - HS thi nói - HS trả lời: Nói câu có đủ ý, diễn đạt ngắn gọn. - HS đọc yêu cầu đề bài . - HS trả lời theo ý của mình. a. Con gì có cái vòi rất dài? b. Con mèo đang trèo cây cau. c. Con gì phi nhanh như gió? d. Tu hú kêu báo hiệu hè sang. e. Ôi, con công múa đẹp quá! g. Con gì được gọi là chúa tể của rừng xanh? h. Con sóc thích ăn hạt dẻ. - HS đọc yêu cầu đề bài. -HS trả lời +Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm . - HS viết đoạn văn kể về con vật dựa vào câu hỏi gợi ý Bổ sung: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx