Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 20
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tết đến rồi
2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ: phát triển vốn từ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết.
3. Phẩm chất: Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến Tết cổ truyền của dân tộc. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hóa (phong tục tập quán) Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 20
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 20 Lớp: Thứ ngày tháng năm BÀI 3: HỌA MI HÓT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Họa mi hót. 2. Năng lực: Nhận biết được sự thay đổi của các sự vật khi nghe tiếng hót họa mi. 3. Phẩm chất: Bồi đắp cho học sinh tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: 1 2 3 4 5 6 7 8 - Tổ chức cho hs chơi trờ chơi: “Ô chữ bí mật” 1. Mùa gì phượng nở rực trời? 2. Thợ gì vẽ vẽ tô tô, Non xanh nước biếc nhấp nhô lượn lờ. Chân dung phác họa tỏ tường, Ai xem cũng thích, ai nhìn cũng mê Là ai? 3. Quả gì nhiều mắt Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh. Là quả gì? 4. Quả nâu nhiều đốt chín khô Chua chua ngọt ngọt mấy cô thòm thèm Là quả gì? 5. Bốn cột tứ trụ Người ngự lên trên Gươm bạc hai bên Chầu vua thượng đế. Là con gì? 6. Trước cha sau lại làm anh Gộp hai nghĩa vụ, rành rành chát chua Là quả gì? 7. Giữ cho nhà chủ Người lạ nó sủa Người quen nó mừng Là con gì? 8. Cày trên đồng ruộng trắng phau. Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm? Là cái gì? - Yêu cầu hs đọc ô chữ hàng dọc. - Gv kết nối bài mới, ghi tên bài: Họa mi hót Luyện tập: Bài 1: Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào? (đánh dấu ü vào ô trống dưới tên em sẽ chọn) - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs làm bài vào VBT và chia sẻ bài làm trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đánh dấu ü vào ô trống trước các từ ngữ tả tiếng hót của họa mi có trong bài đọc. - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu hs đọc thầm lại bài, tìm từ ngữ tả tiếng hót của họa mi. - Yêu cầu các nhóm trình bày - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Viết một câu với từ ngữ vừa chọn ở bài tập 2 - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs đọc các từ ngữ vừa chọn ở bài tập 2 - Yêu cầu hs làm bài - Yêu cầu hs đọc câu vừa viết được. - Gv nhận xét , kết luận Bài 4: a) Sắp xếp các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện Hồ nước và mây - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu hs kể lại câu chuyện Hồ nước và mây - Yêu cầu hs hoạt động nhóm 4 làm bài vào PBT. - Gv nhận xét, tuyên dương b) Viết 1 – 2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện: Hồ nước và mây - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Cho hs quan sát tranh và nghe kể lại câu chuyện Hồ nước và mây - Qua các sự việc xảy đến với Hồ nước và mây, em học được điều gì từ câu chuyện? Hãy viết 1 – 2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện vào vở. - Yêu cầu hs chia sẻ điều đã viết trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương Củng cố, dặn dò: - YCHS học bài và chuẩn bị bài sau - Hs tham gia chơi 1 2 3 4 5 6 7 8 q u ảr n a m ù a h è q u ả m e h ọ a s ĩ c o n v o i q u ả c h n h a c b ú t m ự c o n c h ó - Cá nhân, đồng thanh - Lắng nghe, nhắc lại đề - Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào? (đánh dấu ü vào ô trống dưới tên em sẽ chọn) - Hs làm bài vào VBT và chia sẻ bài làm trước lớp - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - Hoạt động nhóm đôi làm bài vào PBT - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý. - Viết một câu với từ ngữ vừa chọn ở bài tập 2 - 2 – 3 hs đọc: vang lừng, trong suốt, dìu dặt. - Hoạt động nhóm đôi viết câu vào nháp - 3 – 5 hs đọc - Lắng nghe - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - 1 – 2 hs thực hiện - Hoạt động nhóm 4 làm bài vào PBT - Theo dõi - 1 hs đọc yêu cầu bài - Lắng nghe, theo dõi - Hs thực hiện - 2 – 3 hs chia sẻ - Lắng nghe - Hs lắng nghe Bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 20 Lớp: Thứ ngày tháng năm BÀI 4 : TẾT ĐẾN RỒI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tết đến rồi 2. Năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ: phát triển vốn từ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết. 3. Phẩm chất: Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến Tết cổ truyền của dân tộc. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hóa (phong tục tập quán) Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Tổ chức cho hs nghe và hát theo bài hát: Ngày xuân long phụng sum vầy - Sáng tác: Quang Huy - Gv kết nối bài mới, ghi tên bài: Tết đến rồi. Luyện tập: Bài 1: sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài đọc - Gọi hs đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu hs đọc lại bài tập đọc. - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu các nhóm trình bày - Gv nhận xét chữa bài. Bài 2: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả: Hoa mai: Hoa đào: - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu hs đọc thầm lại đoạn 3, tìm những từ ngữ tả về hoa mai và hoa đào. - Yêu cầu các nhóm trình bày - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Viết một câu giới thiệu về loài hoa em thích - Bài yêu cầu gì? - Gv gợi ý: + Em biết những loài hoa nào? + Loài hoa đó như thế nào? + Gv nêu một câu mẫu: Mai là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Nam. Ø Khi viết câu, em cần viết hoa chữ cái đầu câu và cuối câu chưa dấu chấm - Yêu cầu hs làm bài - Yêu cầu hs đọc câu vừa viết được. - Gv nhận xét , kết luận Bài 4: Giải ô chữ a) Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo hàng ngang: 1. Bánh tét có hình ....... 2. Loại gạo dùng để nấu xôi. 3. Món ăn ngày Tết, rất ngọt, làm từ hoa quả nấu với đường. 4. Loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Bắc. 5. Vật để thắp sáng, hình trụ, bằng sáp. 6. Bánh chưng có hình. 7. Hành động làm sạch lá dong trước khi gói bánh chưng. 8. Đồ vật dùng để luộc bánh chưng. 9. Loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Nam. b) Ô chữ hàng dọc: .. - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Giải ô chữ” + Cách chơi: Ô chữ gồm : 9 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học kèm theo gợi ý. Lớp chia làm 2 đội. Lần lượt mỗi đội chọn ô chữ, đọc gợi ý và thảo luận trong 10 giây và đưa ra đáp án. Nhóm trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm đồng thời nhường quyền cho đội bạn. Nếu đội bạn trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Tìm được ô chữ hàng dọc được 20 điểm đồng thời trò chơi kết thúc. Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất. Bài 5: Điền g hoặc gh vào chỗ trống Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây ao trắng é vào soi ương. (Theo Trần Đăng Khoa) - Bài yêu cầu gì? - Gv hướng dẫn làm bài: + Khi nào viết gh? + Khi nào viết g? - Yêu cầu hs làm bài vào vở - Gv nhận xét, sửa bài. Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây ao trắng ghé vào soi gương. (Theo Trần Đăng Khoa) Bài 6: Chọn a hoặc b a) Tìm từ ngữ chứa tiếng sinh hoặc xinh - Gọi hs nêu yêu cầu bài - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng? + Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 6 thành viên. + Các thành viên của mỗi đội nối tiếp nhau viết các từ ngữ chứa tiếng sinh và xinh vào bảng + Đội nào viết nhanh, úng và nhiều thì thắng cuộc. - Gv nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu hs đọc các từ vừa tìm được b) Tìm các từ ngữ có tiếng chứa uc hoặc ut - Gọi hs nêu yêu cầu bài - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng? + Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 6 thành viên. + Các thành viên của mỗi đội nối tiếp nhau viết các từ ngữ chứa tiếng uc và ut vào bảng + Đội nào viết nhanh, đúng và nhiều thì thắng cuộc. - Gv nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu hs đọc các từ vừa tìm được Bài 7: Quan sát các tranh và điền vào bảng ở dưới - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs đọc thông tin trong bảng - Yêu cầu hs quan sát tranh và tìm các từ ngữ điền vào bảng - Yêu cầu các nhóm trình bày Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ hoạt động Thứ tự các bước làm bánh chưng lá dong bánh chưng nồi củi ghế lửa mẹt gạo chậu gói bánh rửa lá dong lau lá dong luộc bánh đun bếp vớt bánh Rửa lá dong (hình 3) Lau lá dong (hình 4) Gói bánh chưng (hình 1) Xếp bánh vào nồi (hình 2) Nấu bánh chưng (hình 5) - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 8: Viết một câu hỏi và một câu trả lời vè việc em thường làm trong dịp Tết M: - Bạn thường làm gì vào dịp Tết - Vào dịp Tết, mình thường đi thăm họ hàng. - Yêu cầu hs nêu yêu cầu bài - Tổ chức cho hs hỏi – đáp theo nhóm đôi. - Yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương Bài 9: Em hãy viết và trang trí một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa. - Bài yêu cầu gì? - Gv gợi ý: + Em sẽ viết tấm thiệp chúc ai? + Em sẽ chúc như thế nào? - Yêu cầu hs thực hiện yêu cầu bài - Gv tổ chức trưng bày sản phẩm theo tổ và tham quan tổ bạn. - Gv nhận xét, tuyên dương. Củng cố, dặn dò: - YCHS học bài và chuẩn bị bài sau - Hs nghe và hát theo - Lắng nghe, nhắc lại đề - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - 1 hs đọc - Hoạt động nhóm đôi làm bài vào PBT - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý. - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - Hoạt động nhóm đôi tìm và viết vào nháp - Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý. + Từ ngữ tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng. + Từ ngữ tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím - Lắng nghe - Viết một câu giới thiệu về loài hoa em thích - Lắng nghe - Hs làm bài vào vở - 3 – 5 hs đọc - Theo dõi Ô chữ hàng dọc: Tết đến rồi - Hs tham gia chơi - Lắng nghe - Điền g hoặc gh vào chỗ trống - Lắng nghe, theo dõi + Khi đứng trước các âm “ i , ê, e” + Khi đứng trước các âm còn lại o, a, ư, - 1 hs làm bảng, lớp làm vbt - 1 hs nêu - Hs tham gia chơi - Lắng nghe - Cá nhân, đồng thanh - 1 hs nêu - Hs tham gia chơi - Lắng nghe - Cá nhân, đồng thanh - Quan sát các tranh và điền vào bảng ở dưới - 1 hs đọc - Hoạt động nhóm đôi làm bài vào PBT - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý. - 1 hs nêu, lớp đọc thầm - Thực hiện hỏi – đáp nhóm đôi - 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp - Lắng nghe - Em hãy viết và trang trí một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa. - Lắng nghe - Hs thực hiện cá nhân trên giấy bìa màu - Trưng bày sản phẩm và tham quan nhóm bạn. - Hs lắng nghe Bổ sung: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx