Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài.
2. Năng lực chung.
- Có năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và
3. Phẩm chất.
- Có phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
GV: KHBD, PPT
2. Học sinh:
SGK, SBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiết 3)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 4 BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài. 2. Năng lực chung. - Có năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và 3. Phẩm chất. - Có phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: GV: KHBD, PPT 2. Học sinh: SGK, SBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nghe và vận động theo nhạc -GV tổ chức cho HS vận động theo bài nhạc “Tập thể dục buổi sáng” - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000 "Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000".- Tiết 2 -HS vận động theo nhạc -HS lắng nghe và ghi tên bài 2. Hoạt động Luyện tập 2.1 Hoạt động 1: Hoàn thành BT7 a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận - HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân. - Sửa bài, GV có thể cho HS đọc từng câu trong SGK (hoặc trình chiếu từng câu lên cho HS đọc) rồi dùng thẻ Đ/S để nhận xét, khuyến khích HS giải thích các câu sai và sửa lại. - HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề. - Kết quả: a) Đ. b) S “tám mươi mốt nghìn một trăm sáu mươi”. c) S “Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 50 200” . d) Ð. 2.2 Hoạt động 2: Hoàn thành BT8 a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận - HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân. - GV mời 4 HS trình bày kết quả - Sửa bài, GV có thể giải thích nội dung trong mỗi câu. - HS đọc, xác định yêu cầu đề. - Kết quả: a) A (99 999 đếm thêm 1 thì được 100 000). b) D (vì số có chữ số ở hàng đơn vị là 0, hàng chục khác 0). c) B (làm tròn đến hàng nghìn thì quan sát chữ số hàng trăm, là số 5 nên phải thêm 1 vào 4; kết quả phải tận cùng ba chữ số 0). d) A. 2.3 Hoạt động 3: Hoàn thành BT9 a. Mục tiêu: - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thảo luận, cá nhân - HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, một vài nhóm trình bày trước lớp xem cần thực hiện những việc gì. GV giúp đỡ các em nhận biết yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm. - GV mời 3 HS trình bày kết quả. - Sửa bài, GV hệ thống lại cách so sánh các số đo độ dài: + a) Xác định quãng đường dài nhất (số đo lớn nhất) ; Xác định quãng đường ngắn nhất + b) Xác định vị trí để viết số theo thứ tự từ lớn đến bé. Số đầu tiên bên trái (số lớn nhất): 2 107 km. Số đầu tiên bên phải (số bé nhất): 439 km. 2107 km;........................; 439 km Hai số còn lại viết vào giữa, số lớn hơn viết bên trái, 2 107 km; 1 186 km; 682 km; 439 km. + c) Làm tròn số đến hàng trăm: khuyến khích HS trình bày cách làm. Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú dài khoảng 400 km. Vì 439 làm tròn đến hàng trăm → Cần quan sát chữ số hàng chục: Chữ số 3 → Giữ nguyên chữ số hàng trăm là 4 → Ta được số 400. - GV chữa bài và nhận xét thái độ học tập của HS - HS trao đổi nhóm, giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề. - Kết quả: a) Trong bốn quãng đường trên, quãng đường dài nhất là: 2107 km; quãng đường ngắn nhất là: 439 km. b) Thứ tự từ lớn đến bé của các số đo độ dài là: 2 107 km; 1 186 km; 682 km; 439 km. c) - Quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú dài khoảng 400 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến Đất Mũi dài khoảng 2100 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến Mũi Đôi dài khoảng 1200 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến A Pa Chải dài khoảng 700 km. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm 3. Hoạt động nối tiếp a. Mục tiêu: HS hứng thú sau bài học b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, Cá nhân - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Bài 2 – Ôn tập phép cộng, phép trừ. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx