Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Hằng

Tiết 1: HĐTN

THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG

Tiết 2: Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

LUYỆN TẬP – TIẾT 1

I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh đạt được những yêu cầu sau:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000; Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có đến năm chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị; Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp.

- HS có kĩ năng vận dụng kiến thức trên để làm các bài tập trong bài học và vận dụng vào thực tế. Làm đúng, nhanh các bài tập theo yêu cầu trong sgk trình bày sạch đẹp, khoa học.

- HS có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực:

+ Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II.Đồ dùng dạy - học:

- GV: BP chép sẵn BT1, BT4

- HS: Vở, đồ dùng học tập Toán

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

docx 42 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Hằng

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đặng Thị Hằng
TUẦN 1
 Ngày soạn : 01/09/2023
 Ngày giảng :04/09/2023 – Thứ Hai
Tiết 1: HĐTN
THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
LUYỆN TẬP – TIẾT 1 
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh đạt được những yêu cầu sau:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000; Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có đến năm chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị; Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp.
- HS có kĩ năng vận dụng kiến thức trên để làm các bài tập trong bài học và vận dụng vào thực tế. Làm đúng, nhanh các bài tập theo yêu cầu trong sgk trình bày sạch đẹp, khoa học.
- HS có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: BP chép sẵn BT1, BT4
- HS: Vở, đồ dùng học tập Toán 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động (Cả lớp)
Trò chơi Đố bạn?
- Gọi HS lên tổ chức trò chơi để khởi động.
+ Câu 1: Đọc số sau; 324567,345678
+ Câu 2: Cho biết chữ số 3 thuộc hàng nào, nêu giá trị của chữ số 3 trong số đó.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới, ghi đầu bài.
B. Luyện tập
Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân) 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn cho HS thực hiện mẫu số 36 515.
- Câu 2, 3, 4 học sinh làm vở.
- Gọi 3 HS nối tiếp lên bảng viết
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
61 034; 7 941; 20 809
Bài 2: Viết số rồi đọc số, biết số đó gồm: (Làm việc nhóm 2) 
- Cho học sinh nêu nội dung tranh bạn Mai làm gì?
- Chia nhóm 2, các nhóm làm bài vào vở
- Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
a. Viết số:42530: đọc là: Bốn mươi hai nghìn năm trăm ba mươi.
b. Viết số: 8 888 đọc là Tám nghìn tám trăm tám mươi tám.
c. Viết số 50 714 đọc là Năm mươi nghìn bảy trăm mười bốn.
d,Viết số: 94 005 đọc là Chín mươi tư nghìn không trăm linh năm.
Bài 3: Số? (Làm việc cá nhân) 
- GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
a. 6 825= 6000+800+20+5.
b.33471=30000+3000+400+70+1
c, 75 850 = 70 000+5000 + 800 + 50
d, 86 209= 80 000+6 000+200+9
Bài 4. Số? (Làm việc cá nhân) 
- Gọi HS lên bảng điền số, học sinh khác làm vở.
- Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.
- GV nhận xét, KL:
a, điền tiếp là 17 598; 17 600; 17601
b.điền tiếp là 50 000; 70 000; 80 000;
100 000.
Bài 5. Số? (Nhóm 4 – trò chơi Tiếp sức)
- Cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau.
- GV chia nhóm 4, các nhóm làm bài vào phiếu học tập nhóm.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi, nhận xét kết quả.
- GV Nhận xét, KL:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
8 289
8290
8291
43 134
42 135
42 136
79 999
80 000
80 001
99998
99 999
100 000
3. Vận dụng.
- Mời BHT chia sẻ.
- Vận dụng: Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.
21 210
21 211
21 212
12 210
12 209
12 208
- GV cho HS nêu.
- NX,KL:
- Liên hệ thực tế
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- BHT tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS nêu cách viết, đọc số 36515.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp lên viết số.
- Nhận xét
- Chữa bài cho đúng.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nêu nội dung tranh
- Chia nhóm, làm bài tập.
- Trình bày
- Nhận xét, chữa bài vào vở.
- Đọc yêu cầu
- HS làm vào vở đổi vở soát nhận xét
- Nối tiếp nêu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng, 2 HS dưới lớp đọc bài.
- Nhận xét, đọc lại tia số.
- Đọc yêu cầu
- Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đợn vị.
- HS làm việc theo nhóm.
- ĐD lên chơi TC
- HS quan sát, nhận xét
- Lắng nghe
- BHT chia sẻ
- Nghe YC
- HS nêu kết quả
- Lắng nghe.
- Tự liên hệ.
- Thực hiện.
IV: Điều chỉnh, bổ sung: Không
...........................................................................................................................
*****************************************
Tiết 4 : Tiếng Việt
ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh đạt được những yêu cầu sau:
- Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Điều kì diệu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- Có kỹ năng khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- HS có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, văn học.
 II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh 
- HS: SGK, vở viết
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (Cả lớp)
- Gọi BVN lên điều hành cho học sinh vỗ tay theo nhịp bài hát “Vui đến trường” Sáng tác: Nguyễn Văn Chung 
- Hỏi: + Lời bài hát nói lên cô giáo dạy những điều gì?
+ Vậy vào đầu năm học mới, chúng ta hứa với cô như thế nào
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhắc HS và dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá
2.1. Đọc đúng
- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- HD giọng đọc, cách ngắt nghỉ.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn: 5 khổ thơ theo thứ tự
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào,
- GV hướng dẫn luyện đọc câu: 
Bạn có thấy/ lạ không/
Mỗi đứa mình/ một khác/
Cùng ngân nga/ câu hát/
 Chẳng giọng nào/ giống nhau.//
2.2. Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ theo nhịp thơ, từng khổ thơ theo cảm xúc của tác giả: Khổ thơ 1,2,3 đọc với giọng băn khoăn; khổ thơ 4,5 đọc với giọng vui vẻ.
- Mời 5 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết).
- GV theo dõi sửa sai.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp:
+ BHT điều hành cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét, bình chọn, tuyên dương
2.3. Tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, CN, cả lớp... GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”? (Đó là những chi tiết: “Chẳng giọng nào giống nhau, có bạn thích đứng đầu, có bạn hay giận dỗi, có bạn thích thay đổi, có bạn nhiều ước mơ”.)
+ Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó? (Bạn nhỏ lo lắng: “Nếu khác nhau nhiều như thế liệu các bạn ấy có cách xa nhau” (không thể gắn kết không thể làm các việc cùng nhau))
+ Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ.(Bạn nhỏ nhận ra trong vườn hoa của mẹ mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông hoa nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu đáng mến.)
+ Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
( Đáp án B: Một tập thể thống nhất.)
- GV giải thích thêm ý nghĩa vì sao lại thống nhất? tập thể thống nhất mang lại lợi ích gì?
+ Câu 5: Theo em bài thơ muốn nói đến điều kỳ diệu gì? (Trong cuộc sống mỗi người có một vẻ riêng nhưng những vẻ riêng đó Không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung. Hòa quyện với nhau, với nhau tạo thành một tập thể Đa dạng mà thống nhất.)
- Điều kỳ diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em? (Trong lớp học điều kỳ diệu thể hiện qua việc mỗi bạn học sinh có một vẻ khác nhau. Nhưng khi hòa vào tập thể các bạn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Vì thế cả lớp là một tập thể hài hòa đa dạng nhưng thống nhất.)
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và chốt: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
3. Luyện tập 
* Học thuộc lòng.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
+ Mời HS đọc thuộc lòng cá nhân.
+ Mời HS đọc thuộc lòng theo nhóm 2.
+ Mời HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.
+ Mời HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng.
- BHT lên chia sẻ nội dung bài.
- Hỏi: Trong bài thơ trên bạn thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- BVN thực hiện
- HS lắng nghe và vỗ tay theo nhịp.
- TL: + Cô giáo dạy các em trở tành những người học trò ngoan.
+ Chúng em hứa sẽ chăm ngoan học tập, vâng lời thầy cô.
- HS lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
- Hs lắng nghe cách đọc.
- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn
- 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm.
- 5 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
+ Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ HS lắng nghe, học tập lẫn nhau.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình.
- HS nhắc lại nội dung bài học, ghi vở.
- HS tham gia đọc thuộc lòng bài thơ.
+ HS đọc thuộc lòng cá nhân.
+ HS đọc thuộc lòng theo nhóm 2
+ HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.
+ Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- Chia sẻ
- Trả lời
- Tự liên hệ
- Nghe và thực hiện
IV: Điều chỉnh, bổ sung: Không
...........................................................................................................................
*****************************************
Ngày soạn :01/09/2023
Ngày giảng : 05/09/2023 – Thứ Ba
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
LUYỆN TẬP – TIẾT 2
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh đạt được những yêu cầu sau:
- Củng cố so sánh số, thứ tự số, phân tích cấu tạo số, tìm được số lớn nhất, số bé nhất và phát triển năng lực (bài tập 5); 
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có 6 chữ số, viết số thành tổng các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị ; Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- HS có cơ hội hình thành, phát triển các phẩm chất và các năng lực:
+ Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, nhân ái.
+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và s.tạo, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Ti vi, SGK, bảng phụ, bảng con ghi các số chơi TC
	+ HS: SGK, thước kẻ, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi Đố bạn để khởi động bài học.
+ Câu 1: Nêu số liền trước của số 4376 (Trả lời: 4376) 
+ Câu 2: Nêu số liền sau của số 9803 (Trả lời: 9804)
- GV Nhận xét, ĐG.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập 
Bài 1. (Làm việc theo nhóm) Nêu cách so sánh số>,<,=
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.
- GV nhận xét, ĐG.
Bài  ... chơi “ Truyền điện”
+ GV hướng dẫn chơi
- Đội hình nhận lớp
* * * *
* * * *
* * * *
GV
- Đội hình khởi động
* * * *
* * * *
* * * *
GV 
- HS khởi động theo hướng dẫn của GV
- Đội hình trò chơi
GV 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: 7’
- Bài tập: một hàng dọc đi đều vòng bên trái
- GV Cho HS quan sát tranh
- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
- Cho 1 học sinh lên thực hiện đi đều vòng bên trái.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá tuyên dương
- HS lắng nghe, quan sát GV
* * * *
* * * *
* * * *
GV 
- HS ghi nhớ và hình thành động tác
3. Hoạt động luyện tập thực hành. 14’
- Tập đồng loạt (2 lần)
+ Gv ô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
- Tập theo tổ nhóm (3 lần)
+ Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực
- Thi đua giữa các tổ (1 lần)
* Trò chơi “Đừng buông tay”.
+ GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS. 
+Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
- Bài tập PT thể lực:
- HS quan sát GV làm mẫu
- Đội hình tập luyện đồng loạt.
* * * *
* * * * GV 
- ĐH tập luyện theo tổ
* * * *
 GV * * * *
* * * *
- Từng tổ lên thi đua - trình diễn
- Đội hình trò chơi
GV 
- Chạy nhanh 20 xuất phát cao 
4. Hoạt động vận dụng: 7’
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách trả lời câu hỏi?
- Thả lỏng: 1-2 lần
 + Thả lỏng cơ toàn thân.
- Nhận xét và hướng dẫn tự tập luyện ở nhà: 
+ Ưu điểm; Hạn chế cần khắc phục 
+Hướng dẫn tập luyện ở nhà 
* Gv nhắc nhở các em phòng trống tai nạn thương tích, đuối nước. 
- Xuống lớp
- Hs trả lời
- Đội hình hồi tĩnh
* * * *
* * * *
* * * * 
GV 
- Đội hình nhận xét và kết thúc giờ học 
* * * *
* * * *
* * * * 
GV 
Điều chỉnh: Không
Ngày soạn:05/9/2023
Ngày giảng:08/9/3023 – Thứ Sáu
Tiết 2: Toán
Bài 02: ÔN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (T3) 
 LUYỆN TẬP – Trang 11
I. yêu cầu cần đạt:
Sau bài học, HS đạt được các YC sau :
 - Thực hiện được các phép tính cộng trừ nhân chia các số trong phạm vi 100 000. Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- HS có cơ hội hình thành, phát triển các phẩm chất và các năng lực:
+ Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái
+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và s.tạo, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học. 
II. đồ dùng dạy học 
+ GV: Ti vi, SGK, bảng phụ.
	+ HS: SGK, thước kẻ,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi “Kết bạn” để khởi động bài học.
 (Ghép các phép tính với kết quả đúng)
+ Cặp 1: 7000 + 6000 = 13 000
+ Cặp 2: 11 000 – 3000 = 8000
+ Cặp 3: 5 000 x 4 = 20 000
+ Cặp 4: 15 000 x 5 = 3 000
- GV Nhận xét, ĐG.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- Ghi bài
2. Luyện tập 
Bài 1. (Làm việc nhóm 4) Chọn câu trả lời đúng: TC: Ai nhanh, ai đúng
- GV cho HS thi làm bài trên phiếu nhóm
- Các nhóm nêu KQ
- GV nhận xét, ĐG,KL:
a.Khoanh vào B
b.Khoanh vào D
c.Khoanh vào C
d.Khoanh vào A
Bài 2: (Làm việc cá nhân) 
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, ĐG, chốt KQ:
Bài giải:
Tháng Hai nhà máy sản xuất được số sản phẩm là:
12 960 : 2 = 6 480 (sản phẩm)
Đáp số: 6 480 sản phẩm
Bài 3: (Làm việc cặp đôi). Tính giá trị của biểu thức:
- Hướng dẫn học sinh nêu thứ tự thực hiện tính, làm vở và phiểu nhóm, đổi vở nhận xét
- GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau
- GV Nhận xét, ĐG, KL:
a. (54 000 - 6 000 ) : 8
= 48 000 : 8 = 6 000
b.43 680 -7 120 x 5
= 43 680 – 35 600 = 8080
Bài 4: (Làm việc cá nhân). Bài toán: 
- GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải. - Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở
- GV chấm 1 số vở, nhận xét, ĐG.
Bài giải:
Cửa hàng nhập về số sách giáo khoa là:
4 050 x5 = 20 250 (quyển)
Cửa hàng nhập về tổng số sách giáo khoa và sách tham khảo là:
4 050 + 20 250 =24 300 (quyển)
Đáp số: 24 300 quyển
- Nêu YC BT
- Thi làm bài trên phiếu nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
- Nghe
- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải, làm bài cá nhân, đổi vở soát, nhận xét
- Nghe
- Nêu YC BT
- HS làm bài tập vào vở, trao đổi cặp, trình bày bài.
- Nghe
- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải, đổi vở soát, nhận xét
- Nộp vở, nghe.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- GV tổ chức cho HS vận dụng làm BT sau:
+ Bài toán: Gia đình bác Mai thu hoạch được 540kg ngô. Số thóc thu được gấp 3 lần số ngô. Hỏi gia đình bác Mai thu được bao nhiêu kg cả ngô và thóc ? (2160kg)
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời
- Nghe
IV: Điều chỉnh, bổ sung: Không
Tiết 3: Tiếng Việt
Nói và nghe: TÔI VÀ BẠN
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, học sinh đạt được những yêu cầu sau:
- Biết nói trước nhóm, trước lớp về những đặc điểm nổi bật của mình và của bạn.
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức từ bài học để vận dụng vào thực tiễn: Tự tin, mạnh dạn, biết trao đổi, nhận xét trong giao tiếp.
- HS có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
+ Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, văn học.
 II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: máy tính, nội dung vở kịch Lòng dân
- HS: SGK, vở viết
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
- GV giới thiệu vở kịch “Lòng dân” để khởi động bài học.
- GV và HS cùng trao đổi 
+ Đố các em vở kịch có mấy nhân vật?
+ Các bạn tìm bạn thân để làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập
2.1. Nói về bản thân (CN)
- GV hướng dẫn cách nói về bản thân:
+ Mời một học sinh lên trước lớp để làm ví dụ. HD HS đó tự giới thiệu về mình trước lớp: về những điểm nổi bật của bản thân (học giỏi, tự tin, hát hay, chơi thể thao,)
+ GV mời một số HS khác phát biểu về tự nhận xét của bạn.
- GV mời học sinh làm việc cá nhân, mỗi HS tự viết ra giấy 3 điểm nổi vật của bản thân, sau đó tèng em đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, phát biểu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Trao đổi (nhóm 4)
- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập.
+ Nói điều em mong muốn ở bạn. 
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cung, tuyên dương
3. Vận dụng
- GV tổ chức vận dụng bằng cuộc thi “Ai là người hóm hỉnh”.
+ GV tổ chức cho lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận và chọn một bạn đại diện lên trước lớp giới thiệu về một người thân hoặc người bạn mà em yêu quý. (giới thiệu những nét nổi bật của của người đó)
+ Mời các nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, khen ngợi.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò bài về nhà.
- HS quan sát vở kịch “Lòng dân”
- Cùng trao đổi với Gv
- HS lắng nghe.
- Ghi đầu bài vào vở
- HS lắng nghe cách thực hiện.
+ 1 HS lên đứng trước lớp và tự giới thiệu về mình. Giới thiệu về một số điểm nổi bật của bản thân (học giỏi, tự tin, hát hay, chơi thể thao,)
+ 2 Hs phát biểu tại chỗ.
- HS làm việc cá nhân, ghi vào giấy 3 điểm nổi bật của mình và đọc trước lớp theo yêu cầu của giáo viên.
- HS nhận xét bạn mình.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS thảo luận nhóm 4. Trao đổi và thực hiện yêu cầu.
- Nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Các nhóm tham gia trò chơi vận dụng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp làm trọng tài: Nhận xét bạn nào giới thiệu hay, hóm hỉnh sẽ được chọn giải nhất, nhì , ba,
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV: Điều chỉnh, bổ sung: Không
*****************
Tiết 4: HĐTN
 SINH HOẠT LỚP
Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu
 (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Qua tiết hoạt động, HS:
 - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Bầu được ban cán sự lớp.
Góp phần hình thành và phát triển :
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu và tham gia hoạt động ứng cử, đề cử ban cán sự lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 2
a. Sơ kết tuần 1:
- Từng tổ báo cáo 
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. 
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 2
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Bầu chọn ban cán sự lớp và trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ
1. Bầu chọn ban cán sự lớp
- GV phổ biến cho cả lớp về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban cán sự lớp: lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng.
- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp.
- Tổ chức cho HS bỏ phiếu kín và công bố kết quả.
- GV tổ chức cho Ban cán sự lớp ra mắt trước cả lớp: mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.
- GV nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Lắng nghe GV phổ biến.
- Tham gia ứng cử, đề cử các bạn có đủ khả năng để làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng.
- Tham gia bỏ phiếu kín để bầu cử.
- Ban cán sự lớp ra mắt và nêu lời hứa, nhiệm vụ mà bản thân sẽ thực hiện; Các HS khác lắng nghe.
2. Trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và hướng dẫn HS trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, ghi lại các quy định mà HS trao đổi được ra giấy A4.
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- Tham gia thảo luận nhóm 4 và ghi ra các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trên giấy A4.
- 2 – 3 HS báo cáo trước lớp.Dự kiến câu trả lời của HS:
+ Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định;
+ Tuân theo tín hiệu đèn giao thông;
+ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
+ Không đi dàn hàng ngang dưới lòng đường;
+ Đội mũ bảo hiểm đúng quy định .
3. Tổng kết /cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ của ban cán sự lớp; nhắc nhở HS tuân theo quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Không
*************************************

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1.docx